phố Hà Nội
Tình hình giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội diễn biến phức tạp. Một số trường hợp có tổ chức, có sự liên kết giữa các đoàn, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động, xúi giục, lôi kéo tập trung đông người, mặc áo đỏ có in khẩu hiệu, mang theo băng zôn, biểu ngữ nhằm tạo sức ép với các cơ quan chính quyền, gây mất an ninh, trật tự công cộng. Đặc biệt, nổi lên vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, liên quan đến quản lý đất quốc phòng tại khu sân bay Miếu Môn.
Lãnh đạo Thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp, đông người, tồn đọng; chỉ đạo và trực tiếp đối thoại với công dân, nhất là những vụ đông người, phức tạp; chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng cho phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình thực tế trên địa bàn Thành phố. UBND Thành phố đã thành lập các Tổ công tác để rà soát và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng tại một số địa bàn.
Năm 2016, các cơ quan hành chính của Thành phố đã tiếp 32.611 lượt công dân đến KNTC(trong đó lãnh đạo các cơ quan hành chính của Thành phố đã tiếp 7.668 lượt công dân); tiếp nhận và xử lý 30.895 đơn các loại; thụ lý theo thẩm quyền 2.193 vụ khiếu nại và 985 vụ tố cáo; đã giải quyết 1.986 vụ khiếu nại và 832 vụ tố cáo. Số còn lại đang giải quyết theo quy định pháp luật. Qua giải quyết KNTC đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 2.855 triệu đồng, 24.162m2 đất; thu hồi 27 GCN QSD đất, điều chỉnh 02 GCN QSD đất; trả lại quyền lợi cho công dân 2.770 triệu đồng và 373m2 đất, điều chỉnh 11 phương án bồi thường, hỗ trợ và bán bổ sung 01 căn hộ tái định cư; kiểm điểm trách nhiệm 38 tập thể và 130 cá nhân để xảy ra sai phạm; chuyển cơ quan điều tra 06 vụ./.
32
Năm 2017, các cơ quan hành chính của Thành phố đã tiếp thường xuyên 28.315 lượt công dân; lãnh đạo các đơn vị đã tiếp định kỳ 13.102 lượt công dân; đã tiếp nhận và xử lý 40.706 đơn các loại; thụ lý theo thẩm quyền 3.561 vụ KNTC; đã giải quyết 2.869 vụ. Qua giải quyết KNTC đã kiến nghị thu hồi 3,016 tỷ đồng và 1.900 m2 đất; hoàn trả cho công dân 6,02 tỷ đồng và 840 m2 đất; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm 73 tập thể và 61 cá nhân đã để xảy ra sai phạm; chuyển cơ quan điều tra 04 vụ.[33]
33
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2017.
- Công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2017.
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Quốc Oai
- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế- xã hội
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Quốc Oai
- Bộ máy quản lý và tình hình quản lý đất đai huyện Quốc Oai - Hiện trạng sử dụng đất huyện Quốc Oai năm 2017
2.2.3 Thực trạng giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Thực trạng tiếp dân của huyện Quốc Oai giai đoạn 2014 - 2017.
- Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai giai đoạn 2014 - 2017.
- Thực trạng giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai giai đoạn 2014 - 2017.
- Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai giai đoạn 2014 - 2017.
2.2.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tranh chấp đất đai.
- Nâng cao vai trò của công tác hòa giải cấp cơ sở; hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
34
- Xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, khiếu kiện kéo dài.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa bàn cả nước và thành phố Hà Nội tại Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Thanh tra thành phố Hà Nôi và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.
- Thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu gồm: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất; kết quả giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai huyện Quốc Oai giai đoạn 2014 - 2017 tại Thanh tra huyện Quốc Oai, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai và một số cơ quan liên quan.
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phiếu điều tra có sẵn điều tra 25 hộ sử dụng đất có khiếu nại về đất đai, 25 hộ sử dụng đất có tranh chấp đất đai trên địa bàn các xã có lượng đơn thư về khiếu nại, tranh chấp về đất đai cao trong giai đoạn 2014 - 2017. Các tiêu chí điều tra bao gồm: nội dung khiếu nại, tranh chấp đất đai; thời gian giải quyết vụ việc; việc đồng thuận với kết quả giải quyết; việc nắm bắt các văn bản pháp luật...
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở các số liệu thu thập được dùng phương pháp xử lý thông tin để loại bỏ các số liệu, thông tin sai sự thật nhằm đưa ra những thông tin chính xác nhất, phản ánh trung thực thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai. Số liệu được tổng hợp, xử lý theo phương pháp thống kê trên phần mềm Excel.
2.3.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích từng giai đoạn, từng chủ thể của các vụ việc khiếu nại đất đai, tranh chấp đất đai nhằm phân tích tiến trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, tổng hợp kết quả nghiên cứu từ việc phân tích số liệu, tài liệu.
2.3.5 Phương pháp chuyên gia
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ am hiểu về lĩnh vực quản lý đất đai để đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian tới.
35
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Quốc Oai nằm phía Tây của thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 15.112,8 ha. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có tọa độ địa lý: 20°58'49" vĩ độ bắc và: 105°36'3" kinh độ đông, cách trung tâm Hà Nội 20 km. Huyện có các vị trí tiếp giáp như sau:
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Quốc Oai
- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất. - Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ.
- Phía Đông giáp huyện Hoài Đức và quận Hà Đông. - Phía Tây giáp huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Huyện Quốc Oai gồm 20 xã và 1 thị trấn, huyện nằm trên các tuyến Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh, kết nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây và các địa phương khác.
36
Do đó Quốc Oai là huyện có nhiều thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư, tiếp thu khoa học kỹ thuật, giao lưu hàng hóa để phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Quốc Oai có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành ba dạng địa hình chính:
+ Vùng đồi núi gồm 5 xã Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên. Đây là vùng bán sơn địa, đất đồi gò có độ cao phổ biến từ 20-25m, đất ruộng từ 7-10m. Riêng Phú Mãn và Đông Xuân có núi cao từ 50-350m, đỉnh cao nhất là núi Vua Bà (cao 504m).
+ Vùng nội đồng gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết, có độ cao 5-7m, đọ dốc giảm dần về phía Tây Nam.
+ Vùng bãi ven sông gồm 9 xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành và thị trấn Quốc Oai, có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Các dạng địa hình trên cho phép huyện Quốc Oai có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng như cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp với hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cũng đòi hỏi phải đầu tư lớn về thủy lợi để giải quyết yêu cầu tưới tiêu chủ động phục vụ sản xuất và đời sống.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Quốc Oai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23-24oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 14oC (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ trung bình trên 37,5oC. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600- 1.700 giờ.
- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 82 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
37
- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, thỉnh thoảng có xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6,7.
Tóm lại, khí hậu ở Quốc Oai có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nền khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên chủng loại cây trồng phong phú, đa dạng.
3.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước
Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thủy văn của các sông chính trong khu vực.
Sông Tích bắt nguồn từ núi Ba Vì chảy qua Quốc Oai với chiều dài 11km là nguồn cung cấp nước chủ yếu, là dòng chính để tiêu thoát nước cho huyện
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khoáng sản
a. Tài nguyên đất
Căn cứ vào kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 2014 trên diện tích 8.835,0ha (chưa tính đến đến diện tích đất thổ cư, đất chuyên dùng và diện tích mặt nước trên địa bàn huyện Quốc Oai có 4 nhóm đất chính như sau:
+ Nhóm đất phù sa không được bồi có diện tích 8.159,0 ha, chiếm 92,35% tổng diện tích.
+ Nhóm đất phù sa gley có diện tích 138,0 ha, chiếm 1,56% tổng diện tích. + Nhóm đất nâu, vàng trên phù sa cổ có diện tích 407,0 ha, chiếm 4,61% tổng diện tích.
+ Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét có diện tích 131,0 ha, chiếm 1,48% tổng diện tích.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt chủ yếu là từ sông, các ao hồ và sự điều tiết ở nơi khác đến bằng các hệ thống công trình thủy lợi như trạm bơm tưới phù sa lấy từ sông Hồng và hồ Đồng Mô. Nguồn nước ngầm hiện nay rất khó khăn, ở các xã vùng đồng bằng nhân dân phải dùng giếng đào sâu 10-15m mới có nước, thậm chí có nơi đến 20m, ở vùng đồi núi thì phải khoan sâu hơn. Khoan thăm dò địa chất độ sâu 60m ở Phú Cát mới gặp tầng nước ngầm.
38
Nguồn nước mặt, nước ngầm hiện có tuy chưa chủ động điều tiết đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống, trong tương lai khi xây dựng chuỗi đô thị xanh Quốc Oai thời kỳ sau năm 2020, trục đường 21A, tỉnh lộ 81, đường 421B … với hệ thống nhiều khu công nghiệp, trường học, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, với hàng chục vạn nhân khẩu sinh sống… thì cần phải có giải pháp cấp nước phù hợp.
c. Tài nguyên rừng
Huyện Quốc Oai không có rừng tự nhiên mà chỉ có rừng trồng với tổng diện tích 1.532,00 ha thuộc 8 xã vùng đồi gò (chiếm 17,00% tổng diện tích tự nhiên), trong đó Đông Xuân có diện tích rừng lớn nhất là 895,09 ha, Phú Mãn có diện tích rừng là 390,59 ha. Đất rừng của huyện chủ yếu được trồng theo dự án và rừng môi sinh.
d. Tài nguyên khoáng sản
Quốc Oai là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, Quốc Oai có một số khoáng sản chính sau: Sét gạch ngói ở Nghĩa Hương và Ngọc Mỹ, đá ong ở Đông Yên.
e. Cảnh quan môi trường
Quốc Oai có điểm di tích được xếp hạng, cảnh quan được xếp hạng, cảnh quan được thiên nhiên ban tặng, hệ sinh thái phát triển đó cũng là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch kết hợp với tín ngưỡng tôn giáo như: chùa Thầy, chùa Trăm Gian…
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Tổng giá trị sản xuất thực hiện 10.088,36 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, bằng 111,7% so với cùng kỳ, trong đó: Ngành Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng ước 5.849 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, bằng 113,4% so với cùng kỳ; ngành Thương mại- Dịch vụ ước 2.786 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, bằng 114,6% so với cùng kỳ; ngành Nông - Lâm - Thủy sản 1.453,3 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch, bằng 100,8% so với cùng kỳ.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp Tỷ
39
trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 45,92% năm 2014 lên 57,98% năm 2017, trung bình mỗi năm tăng lên 3,01%/năm; Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ không tăng, lên xuống thất thường, ổn định ở mức 25 - 29% cho cả giai đoạn. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 28,39% năm 2014 xuống 14,41% năm 2017.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Quốc Oai giai đoạn 2014 - 2017
Năm Tổng GTSX (tỷ đồng) Công nghiệp - TTCN Thương mai - Dịch vụ
Nông, Lâm, Thủy sản GTSX (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) GTSX (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) GTSX (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) 2014 7236,8 3323 45,92 1859,6 25,70 1351 28,39 2015 7895,3 4212,3 53,35 2246,7 28,46 1436,3 18,19 2016 9031,6 5157,8 57,11 2431 26,92 1442,8 15,98 2017 10088,4 5849 57,98 2786 27,62 1453,3 14,41
(Nguồn:UBND huyện Quốc Oai) 3.1.2.2. Dân số và lao động
Theo số liệu của chi cục thống kê huyện Quốc Oai tính đến 31/12/2017, dân số huyện là 178.596 người, mật độ dân số là 1.152 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 5 năm gần đây là 1,2%/ năm. Tăng dân số cơ học khoảng 0,3% năm.
Huyện Quốc Oai có nguồn lao động dồi dào với 85.570 người, trong đó chủ