a. Trình tự giải quyết khiếu nại về đất đai
Để quyền khiếu nại hành chính được bảo đảm, nhà nước quy định trình tự, thủ tục để giải quyết khiếu nại hành chính. Có thể nói giải quyết khiếu nại hành chính là một quá trình bao gồm nhiều khâu kể từ việc tiếp nhận và thụ lý các đơn thư khiếu nại đến việc tiến hành xác minh, kết luận, kiến nghị và ra quyết định giải
14
quyết khiếu nại hành chính của người giải quyết khiếu nại hành chính. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại (Điều 204 Luật Đất đai năm 2013). Vậy, quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai thực hiện theo quy trình giải quyết khiếu nại của Luật Khiếu nại năm 2011 (giống với quy trình giải quyết khiếu nại hành chính). Theo Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính gồm các bước sau:
Bước 1: Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại Bước 2: Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại
Bước 3: Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Nghiên cứu về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước không thể không đề cập đến việc giải quyết các khiếu kiện hành chính tại toà án.
Về giải quyết khiếu kiện hành chính nói chung, hầu hết các nước sử dụng hai thủ tục là: thủ tục hành chính (do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện bằng thủ tục hành chính) và thủ tục tư pháp (do cơ quan tư pháp - toà án - thực hiện được thực hiện bằng thủ tục tố tụng). Ngoài ra, một số nước còn giải quyết bằng thủ tục tài phán hành chính (vấn đề này một số cơ quan của Việt Nam đã nghiên cứu nhiều năm). Mỗi thủ tục đều có những đặc điểm riêng, có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm cần phải được nghiên cứu để hoàn thiện. Ớ Việt Nam hiện nay, giải quyết khiếu nại hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước bằng thủ tục hành chính được thực hiện theo Luật Khiếu nại năm 2011. Giải quyết khiếu kiện hành chính bằng thủ tục tư pháp tại toà án được thực hiện theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (nay đã được thay thế bằng Luật Tố tụng hành chính năm 2010 - có hiệu lực từ ngày 01/07/2011). Hai cơ chế giải quyết trên đây hợp thành cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính (bao gồm giải quyết tại cơ quan hành chính nhà nước và tại toà án). Việc nghiên cứu cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay đòi hỏi phải nghiên cứu một cách tổng thể cả việc giải quyết
15
khiếu nại hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước và việc giải quyết khiếu kiện hành chính tại toà án. Về bản chất, khiếu nại hành chính là sự xung đột về lợi ích giữa cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, vì vậy, cần xác định được tính đúng, sai trong sự xung đột đó. Trong một nhà nước pháp quyền, việc phán quyết chỉ có thể được thực hiện bằng cơ quan tư pháp độc lập. Vì vậy, việc giải quyết khiếu nại hành chính được bảo đảm cả việc giải quyết tại cơ quan hành chính nhà nước và bằng biện pháp khởi kiện vụ án hành chính ra toà án. [27]
b. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
* Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở
Theo Nghị định 43/2014 và Nghị định 01/2017 của Chính phủ quy định: Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải
- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành [2].
* Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh:
Được quy định tại điều 89 Nghị định 43/2013/NĐ-CP của Chính Phủ:
- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
- Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch
16
Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan. [2]
* Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Được quy định tại điều 90 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ:
- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
17
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương;
+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan [2].