Thể hiện những quan niệm về đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người việt (Trang 101 - 138)

Nguyễn Xuân Đức trong Thi pháp truyện cổ tích thần kì người Việt đã nói rằng: “Cổ tích như một bãi phù sa tiếp nhận sự bồi đắp theo thời gian, lại cũng như viên đá cuội giữa dòng suối được mài dũa trau gọt muôn đời. Bởi vậy nó vừa mang khát vọng lớn lao của hàng triệu người nhằm chiến thắng cái ác, bảo vệ cái tốt lại vừa mang dấu ấn lao động nghệ thuật hàng ngàn năm sáng tạo

của con người.” (Nguyễn Xuân Đức, 2017). Lời bàn luận của tác giả chính là

lời khẳng định mà chúng tôi muốn nói ở mục này. Trong kho tàng văn học dân gian, hàng ngàn câu chuyện khác nhau được tác giả dân gian sáng tạo rồi lưu truyền lại. Trong sự sáng tạo đó là cả quá trình lao động tích lũy kinh nghiệm, tích lũy từ những giọt mồ hôi và nước mắt. Phải chăng, tư tưởng đạo đức đã ăn sâu vào trong nếp suy nghĩ của cá nhân mỗi người nêu hầu như đọc một truyện cổ tích bất kì, chúng ta ít nhiều cũng rút cho cho mình những bài học từ câu chuyện đó.

Như chúng ta biết, đạo đức là hệ thống chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho lợi ích cá nhân hài hòa với lợi ích xã hội, “đó là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận,

quy định hành vi của con người với nhau và với xã hội” (Hoàng Phê, 2002).

Vậy, quan niệm đạo đức trong truyện cổ tích thần kì được hiểu như thế nào? Ở đây, chúng tôi chỉ xét về những truyện có con vật thần kì làm cơ sở để bàn luận. Trong công trình Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích thần kì người Việt (Hà Đan, 2018) có trích dẫn nhận xét của tác giả Hoàng Tiến Tựu trong Văn học

dân gian Việt Nam, tác giả bày tỏ rằng yếu tố thưởng, phạt ở trong truyện cổ

tích nhìn chung đều được các đối tượng nhìn nhận và giải quyết nó theo hướng đạo đức. Ngay cả những tiêu chí phân loại, tất cả cũng dựa vào đạo đức để làm tiêu chí. Vậy đạo đức chính là “thước đo” để đánh giá về một nhân cách của con người.

Một số ví dụ tiêu biểu để người đọc thấy được quan niệm đạo đức mà nhân dân gửi gắm như trong truyện Bầy lợn đá, truyện kể về hai anh em mồ côi cha mẹ, người anh vốn tham lam, ích kỉ đã đuổi người em ra rừng ở với một chiếc rìu cũ. Người em chẳng hề hấn mà lặng lẽ chấp nhận. Lúc này, khi con vật thần kì xuất hiện, nó nói tiếng người và xin anh tha mạng, mong mỗi năm được về thăm nhà một lần và hứa sẽ trả ơn. Hằng năm, anh thả nó về và được nó cho một cục vàng, anh trở nên giàu có và giúp đỡ những người nghèo khổ. Nhận được quà tặng như vậy một phần vì người em làm theo yêu cầu của con vật thần kì, một phần người em không hề tham lam đòi thêm vàng. Quan trọng là người em biết chia sẻ phần thưởng với mọi người xung quanh mà không hề ích kỉ cho riêng bản thân. Đối lập hoàn toàn lại hành động đó là người anh. Khi hắn biết chuyện bèn lân la dò hỏi. Sau đó bịa chuyện bắt người em đổi nhà để hòng lừa gạt. Nhưng do lòng tham, người anh không làm theo mong muốn của đàn lợn, chúng kéo nhau bỏ đi và đống vàng trở thành đống phân lợn. Vàng bạc làm mờ mắt của con người quả là không sai, người anh không hài lòng với cách

cho vàng của con lợn. Đã vậy, hắn còn đuổi theo và giơ dao chém đầu lợn, bỗng tất cả mọi thứ biến thành đá, người anh chết. Vợ hắn sau đó cũng chết theo. Cái kết bi thảm cho sự tham lam, sự keo kiệt và độc ác. Vợ chồng người anh không những không có được vàng mà còn không giữ nổi tính mạng.

Xét về phạm trù đạo đức không phải chỉ có con người mới thể hiện được những quan niệm này trong đời sống mà cái thành công của lực lượng sáng tác đó là mượn hình ảnh con vật thần kì để bày tỏ “giùm”. Nó như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt theo thời gian, ăn sâu vào tâm thức mọi người. Nói theo Nguyễn Xuân Đức thì “Cái thiện được đền đáp xứng đáng, còn cái ác sẽ bị trừng trị đích đáng, đáng đời, đáng kiếp. Nếu cái ác được trời tha thì người cũng không

tha”. Quả thật là như vậy, con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì đã có

những cách trả ơn cũng như báo thù vô cùng nghiêm khắc. Nếu là ơn nghĩa thì phần thưởng vô cùng lớn, lớn đến mức người nhận từ đó về sau chẳng còn phải lo gì đến sự đói khổ nữa mà có thể sống phần đời còn lại sung sướng, nhưng nếu là cái xấu xa thì kết quả lại cực kì bi thảm, bi thảm đến mức hình phạt cuối cùng cái chết đau đớn. Như người anh trong truyện Nhân tham tài nhi tử, điểu

tham thực nhi vong, người anh vì tham lam nhặt vàng mà quên giờ về, hậu quả

là bị chết cháy. Chưa hết, người anh còn bị con chim đến ăn thịt. Đây là cái kết vô cùng bi thảm giành cho kẻ tham lam. Từ đó mà chúng ta thấy được nhân dân muốn viết lên sự đối lập gay gắt như thế là để răn đe, để nhắc nhở đối với cái xấu cũng như ca ngơi, tuyên dương đối với cái tốt. Đó chính là triết lí “

hiền gặp lành”, là quan niệm “Ác giả ác báo”, “Gieo nhân nào gặp quả đó”,...

Một số ví dụ tiêu biểu để người đọc thấy được quan niệm đạo đức mà nhân dân gửi gắm như trong truyện Bầy lợn đá, vợ chồng người anh bị trừng trị thẳng tay vì tham lam, keo kiệt và độc ác. Vợ chồng người anh không những không có được vàng mà còn không giữ nổi tính mạng; Hoặc trong các truyện Hà rầm hà

trên, cái xấu xa độc ác sẽ bị con vật thần kì – là đại diện cho tiếng nói của nhân dân trừng trị vô cùng nghiêm khắc.

Với từng nhóm con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì mà tác giả dân gian đã có những cách thể hiện về quan niệm đạo đức khác nhau. Con vật thần kì ở từng nhóm sẽ có những cách thức để hành xử cho phù hợp với chức năng của mình. Có thể phân loại cách thể hiện quan niệm đạo đức cho từng nhóm con vật thần kì như sau:

- Nhóm 1: những con vật tự bản thân có chứa yếu tố kì ảo, lạ thường. Ở nhóm này, con vật có khả năng thần kì để hiểu được đúng - sai, phải - trái trong xã hội. Đặc biệt là đối với từng đối tượng mà con vật gặp gỡ, tiếp xúc thì quan niệm về đạo đức lại được thể hiện vô cùng sâu sắc. Tham lam, ích kỉ, giành giựt, thậm chí là độc ác,… những đối tượng này con vật thần kì sẽ chẳng cho phần thưởng hay quà tặng, ngược lại, đối tượng trong nhóm truyện này chỉ cần vi phạm vào quan niệm đạo đức thì sẽ nhận hậu quả thích đáng.

- Nhóm 2: những con vật chịu sự tác động, sai khiến của lực lượng thần kì nên có khả năng hành động thần kì. Ở nhóm con vật thần kì này, vì chịu theo lệnh sai khiến của lực lượng thần kì “cao hơn” nên con vật chỉ là phương tiện gián tiếp cho lực lượng thần kì thể hiện quan niệm đạo đức.

- Nhóm 3: lực lượng thần kì mượn lốt con vật để xuất hiện trong một thời gian. Ở nhóm truyện này, con vật xuất hiện tuy do lực lượng thần kì mượn lốt, nhưng đối tượng ở đây (ngoại trừ truyện Lấy chồng dê) lại là những người hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng, siêng năng,… nên có cơ hội nhận được hạnh phúc về sau.

Sự độc đáo cần bàn luận ở đây đó là có những con vật thần kì là đại diện cho tiếng nói của nhân dân lao động lúc bấy giờ. Tác giả dân gian không chỉ mượn con vật thần kì làm rõ quan niệm đạo đức mà còn dùng con vật thần kì để gián tiếp phê phán cũng như ca ngợi hành động của con người. Đối tượng ca ngợi ở đây là người em hiền lành, người mồ côi phải sống một mình, người

nông dân chăm chỉ làm ăn,... họ là những người lương thiện, chỉ biết “bán mặt

cho đất bán lưng cho trời” nhưng cũng chẳng đủ cái ăn cái mặc. Dù là bần

cùng túng thiếu họ cũng chưa một lần nghĩ đến việc xấu. Ngược lại, họ còn dùng tất cả những gì mình có để cứu giúp người khác. Há chẳng phải những người như vậy cần sự giúp đỡ sao? Phần thưởng xứng đáng với họ nhất là một cuộc đời mới đầy đủ hơn, thậm chí là giàu có và hạnh phúc. Nhưng nếu cứ ngày ngày lao động lam lũ và bị áp bức như vậy thì làm sao họ có thể nhận phần thưởng được? Ngược lại, đối tượng mà con vật thần kì phê phán là những người anh tham lam độc ác, dựa vào cái vai vế được làm anh mà lại đối xử bất công, tàn nhẫn với em của mình; Những người tham lam, bị tiền vàng làm mất nhân phẩm, mất tư cách của một con người; Những người lười biếng lao động nhưng lại chỉ thích hưởng thụ,...những người này không bị chết thì cũng bị hóa thân thành những con vật để trừng trị, răn đe và cũng là bài học giáo dục cho những người khác. Như trong truyện Thạch Sanh, nếu Thạch Sanh được xây dựng với hình ảnh của một con người có tính có nghĩa, nhân hậu bao nhiêu thì Lý Thông lại độc ác và bất nghĩa bấy nhiêu! Hai người lúc đầu không quen biết nhau, nhưng chỉ một lời mời chào làm anh em kết nghĩa mà Thạch Sanh đã coi nặng ân tình với mẹ con Lý Thông như vậy? Vô tình, Lý Thông vào vai người anh lại gian xảo, bỉ ối, táng tận lương tâm. Tất cả là tại vì lòng tham vô đáy, tham giành công lao giết chằn tinh, tham giành công lao cứu công chúa mà đẩy Thạch Sanh xuống tận đáy vực. Vậy, Thạch Sanh dù có tình nghĩa bao nhiêu, có giàu lòng vị tha bao nhiêu thì Trời cũng không thể dễ dàng tha thức và bỏ qua cho mẹ con Lý Thông.

Ngay cả con vật cũng biết đâu tốt đâu xấu, cũng biết đạo lí trả ơn, vậy phải chăng đây chính là quan điểm mà dân gian muốn mỗi người chúng ta từ đó mà thay đổi bản thân, sống đúng với phẩm chất đức, đúng với những giá trị của dân tộc.

Tiểu kết chương 3

Sự xuất hiện của con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì đã cho mỗi chúng ta thấy được chức năng và nhiều ý nghĩa sâu sắc. Con vật thần kì xuất hiện trong truyện không chỉ có những đóng góp cho tiểu loại truyện cổ tích thần kì người Việt nói riêng mà còn góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho truyện cổ tích Việt Nam nói chung.

Tuy có một số truyện cùng là một con vật nhưng chúng xuất hiện trong từng hoàn cảnh khác nhau mà ít có sự trùng lặp, nếu có thì đó cũng là cách để nhân dân giải quyết một vấn đề nào đó trong truyện. Từng con vật thần kì với từng màu sắc khác nhau đã làm nên những trang truyện gần gũi, đa dạng, với sự xuất hiện tuy quen thuộc nhưng lại “khác thường”, đó như là cách để chúng độc đáo hơn và gây thêm sự tò mò hơn cho người đọc.

Với những chức năng và ý nghĩa của con vật thần kì, chúng ta lại càng tiến gần hơn đến những giá trị tốt đẹp của nhân loại về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hiện đại này, chúng ta thấy được những giá trị về văn hóa qua tín ngưỡng có liên quan đến con vật thần kì, chúng ta thấy được những ý nghĩa sâu sắc về những mong muốn khát vọng đổi đời của nhân dân lao động, thấy được mối quan hệ của con vật với con người,…

KẾT LUẬN

Đề tài “Con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt” là một khía cạnh còn mới mẻ trong việc nghiên cứu truyện cổ tích thần kì người Việt nói riêng và truyện cổ tích nói chung. Với những tiêu chí khảo sát, lựa chọn trong 128 truyện, kết quả khảo sát truyện trong Tổng tập văn học dân gian

người Việt (tập 6), Truyện Cổ tích thần kỳ của Nguyễn Thị Huế là là 40 truyện,

chúng tôi đã phân loại 40 truyện thành từng nhóm đặc điểm riêng của từng cốt truyện. Với 3 nhóm đặc điểm sau:

- Nhóm 1: có 26 truyện thuộc nhóm những con vật tự bản thân có chứa yếu tố kì ảo, lạ thường

- Nhóm 2: có 5 truyện thuộc nhóm những con vật chịu sự tác động, sai khiến của lực lượng thần kì nên có khả năng hành động thần kì

- Nhóm 3: có 9 truyện thuộc nhóm lực lượng siêu nhiên mượn lốt con vật hoặc phải đội lốt con vật để xuất hiện trong một thời gian

Trong đó, nhóm 1 là nhóm có số lượng truyện nhiều nhất trong tổng 3 nhóm truyện, chúng tôi tiếp tục phân loại theo chức năng của con vật trong truyện thành 3 nhóm: con vật trả ơn, con vật trung gian và con vật báo thù để thấy rõ hành động chức năng của từng nhóm con vật. Đồng thời, chúng ta thấy được cách con vật trả ơn như thế nào, cách báo thù ra sao và như thế nào là con vật trung gian.

Hai nhóm con vật còn lại tuy số lượng truyện không nhiều nhưng khi tách ra thành từng nhóm như vậy, chúng ta dễ dàng trong việc phân loại đặc điểm và hiểu được sự phong phú của con vật thần kì cùng với cách thức xuất hiện, hành động chức năng,…của chúng. Có những con vật xuất hiện là do sự sai khiến, cũng có những com vật xuất hiện là do lực lượng siêu nhiên mượn lốt hoặc phải đội lốt. Dù ở nhóm nào thì con vật thần kì khi xuất hiện đều có từng vai trò riêng của nó mà chúng ta không thể phủ nhận.

Qua tìm hiểu về Con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt, chúng ta thấy được những chức năng và ý nghĩa mà con vật thần kì mang lại. Xét về chức năng, chúng tôi nhận thấy con vật thần kì có 3 chức năng lớn đó là: Chức năng trong xây dựng kết cấu, cốt truyện, chức năng trong xây dựng nhân vật và chức năng trong việc tạo nên sức hấp dẫn - góp phần hoàn chỉnh nội dung cho truyện. Truyện cổ tích tuy là một câu chuyện dân gian nhưng khi xây dựng truyện, tác giả dân gian không thể bỏ qua kết cấu và cốt truyện của truyện đó, cùng với chức năng trong xây dựng nhân vật. Đây chính là cơ sở để xem xét về sự thành công của câu chuyện đó, dù cho các sự kiện trong truyện có khi bị trùng lặp. có khi rất “sơ sài”, nhưng vẫn không thể thiếu các sự kiện này để hình thành cốt truyện.

Xét về ý nghĩa, chúng tôi nhận thấy con vật thần kì mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau: thể hiện văn hóa người Việt, bày tỏ những khát vọng và mong muốn đổi đời của nhân dân, thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa con người với thế giới con vật, bày tỏ những quan niệm về đạo đức. Chắc chắn đây chính là những giá trị ý nghĩa vô cùng thiết thực mà con vật thần kì gửi gắm cho mỗi chúng ta. Qua đó, con vật thần kì đã khơi lên bản sắc văn của dân tộc, những phong tục tín ngưỡng, những quan niệm đạo đức là cách ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với con vật,…Từ đó làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta thêm ý nghĩa, thêm tốt đẹp hơn.

Với kết quả mô tả về con vật thần kì từ cách khảo sát, phân loại, từ chức năng đến ý nghĩa của chúng trong truyện cổ tích thần kì người Việt, chúng tôi đã “phác họa” lên thế giới con vật thật nhiều màu sắc và ý nghĩa. Với bức tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người việt (Trang 101 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)