Góp phần tạo nên sức hấp dẫn và góp phần hoàn chỉnh nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người việt (Trang 91 - 94)

truyện

Nghe đến truyện cổ tích thần kì là chúng ta đã tự có những cảm xúc hứng thú cùng với sự tò mò về nội dung của từng câu chuyện. Nhưng nếu gọi là con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì thì ắt hẳn sự tò mò của độc giả về nhóm truyện này được nhân lên gấp đôi. Từ xưa đến nay, truyện cổ tích thần kì vốn là một tiểu loại “ăn khách” nhất trong ba tiểu loại của truyện cổ tích. Sự hấp dẫn là nằm trong chính những tình tiết li kì, sự biến hóa kì ảo của truyện.

Theo Nguyễn Thị Bích Hà trong Văn học dân gian Việt Nam, “biến hóa kì ảo là những biến hóa không phải do tác động của con người mà do một đấng linh thiêng nào đó tạo ra. Người có thể hóa vật, hóa cây cỏ và ngược lại, cây,

đá có thể hóa người.” Tác giả còn giải thích thêm về “Động thực vật kì ảo như

ngựa thần, sói thần, chim phượng hoàng, cá biết nói, rắn thần, ngỗng hiểu tiếng người, gà thần, cây táo biết nói, cây thị và quả thị biết nghe... những con vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi hoang dã nhưng có thể biến hóa khôn lường, có thể nói tiếng người hoặc can dự vào nhiều hoạt động của xã hội loài người.”

(Nguyễn Thị Bích Hà, 2018). Cách giải thích phần nào bộc lộ được sự hấp dẫn của cốt truyện cổ tích thần kì bởi chúng ta chẳng bao giờ có thể lí giải hết được sự thần thông quảng đại và trí tưởng tưởng vô cùng sâu sắc của lực lượng sáng tác.

Chúng ta thường ngầm tưởng rằng lực lượng thần kì chỉ có bà Tiên, ông Bụt,... mà không để ý rằng con vật thần kì cũng là một dạng thức tồn tại của lực

lượng thần kì. Thử tưởng tượng những con vật chúng ta gặp trong đời sống hằng ngày mà lại có hành động “khác thường” thì sẽ tạo ra sự bất ngờ đến mức nào? con chim sẻ trong truyện Ai mua hành tôi hay là lọ nước thần lại biết trả ơn cho anh nông dân bằng một lọ nước thần; con lợn trong truyện Con lợn đá lại biết nói tiếng người và xin anh tha mạng, mong mỗi năm được về thăm nhà một lần và hứa sẽ trả ơn; con chim trong truyện Cây khế lại biết kêu lên “Ăn một quả, trả một cục vàng! May túi ba gang, mang đi mà đựng”; trong Con sáo

và phú trưởng giả, sáo lại biết bay đi ăn cắp mấy thỏi mang về cho bác nông

dân để cuộc sống của bác đõ thiếu thốn hơn; Hay là hai con vịt cứ thế luẩn quẩn và theo anh về nhà với lời hứa sẽ đền ơn trong truyện Hai con vịt vàng…. Hành động của con vật thần kì dẫu biết rằng là do trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, song, trí tượng tượng lại độc đáo và phong phú đến nỗi chúng ta “chẳng đếm thiếu con vật nào trong truyện cổ tích thần kì người Việt cả”. Tuy mỗi con vật được xây dựng với những tính cách riêng mà chúng có nhưng cuối cùng cũng quy chuẩn lại thành hai nhóm: trả ơn và trừng trị. Đó cũng là đặc điểm mà tác giả dân gian gửi gắm vào mỗi truyện cổ tích thần kì người Việt.

Sức hấp dẫn của truyện không những được thể hiện về nội dung, về nghệ thuật,… mà nó còn mang giá trị thẩm mĩ vô cùng sâu sắc. Đó là ranh giới giữa cái tốt với cái xấu, giữa sự công bằng với cái bất công, giữa cái thiện với cái ác,... có những câu chuyện lúc đầu tuy đầy những tiếng cười hấp dẫn nhưng ẩn sau đó cũng là những bài học. Có những câu chuyện nhờ có con vật thần kì mà nó trở nên lôi cuốn và thu hút hơn với người đọc, đặc biệt là tầng lớp thiếu nhi.

Nguyễn Thị Bích Hà trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam đã khẳng định lực lượng thần kì khi tham gia vào truyện cổ tích mang lại nhiều tác dụng khác nhau:“Nhờ có nó mà cốt truyện có thể được rút ngắn hay kéo dài ra theo mong muốn của người kể chuyện chứ không theo lô gic thực tế.”

(Nguyễn Thị Bích Hà, 2018).Như vậy, chính sự xuất hiện của yếu tố thần kì là con vật đã góp phần hoàn chỉnh nội dung cho truyện. Nhờ có con vật thần kì

mà các sự việc được diễn ra theo cấu trúc của nó. Vì con vật thần kì là một kiểu nhân vật chức năng nên nó tác động và giúp người đọc phân biệt được các tuyến nhân vật còn lại trong truyện. Chưa hết, con vật thần kì khi xuất hiện dù với hình thức trả ơn hay báo thù thì nó cũng đều là sự khởi nguồn cho hàng loạt các tình tiết về sau diễn ra theo đúng hình thức đó. Không nói quá khi có những truyện cổ tích thần kì người Việt nếu thiếu đi sự có mặt của con vật thần kì thì nội dung của câu chuyện chưa chắc phản ánh lên được ý đồ của nhân dân lao động.

Truyện Thần cây đa và người nông dân, nếu không có sự xuất hiện của thần ong thì có lẽ người nông dân hiền lành đó cả đời chỉ quanh quẩn nơi xóm làng với cuộc sống bình thường chứ đâu có đươc hưởng bổng lộc nhà vua ban tặng và con cháu đời đời vinh hiển. Hay truyện Quân tử, nếu không có chuột nhắt, cáo và ruồi đến định ăn vụng mâm cúng và được sự tha mạng của Quân tử, thì liệu sau đó, khi chàng vào cung có ai giúp đỡ chàng để chàng lấy được công chúa và được lòng mọi người hay không? Như thế mới thấy được chuột nhắt, cáo và ruồi khi xuất hiện làm cho nội dung câu chuyện trở nên lô gic hơn giữa các tình tiết. Hoặc trong truyện Tấm Cám, nếu thiếu đi sự trợ giúp của các con vật thần kì: Con gà đã giúp Tấm tìm xương cá và cho chim sẻ xuống nhặt giúp để Tấm đi dự lễ hội thì Tấm ra sao? Giả sử Bụt tự ra tay giúp Tấm thì cũng được nhưng hình ảnh của một ông Bụt xuất hiện trong truyện cổ tích đâu phải như thế? Vậy chỉ có những con vật đó xuất hiện mới thực hiện được những khó khăn mà Tấm đang phải đối mặt, mới làm nhưng công việc giống như một người đang “lao động” thay Tấm.

Như vậy, nhìn chung sự xuất hiện của con vật thần kì không chỉ mang lại những màu sắc mới mẻ cho truyện cổ tích mà chúng còn có những vai trò riêng, không một đối tượng nào khác có thể thay thế được và nhờ có sự xuất hiện của con vật thần kì mà câu chuyện được hoàn chỉnh về nội dung hơn, cũng như thu hút được sự tò mò, lôi cuốn cho độc giả ở mọi lứa tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người việt (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)