Nghĩa của con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người việt (Trang 94)

3.2.1. Thể hiện văn hóa người Việt

Truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc ta từ xưa đến nay luôn mang những giá trị tốt đẹp, biểu hiện của truyền thống này đó là những nghi thức thờ cúng, trưng bày, ma chay,… mà đặt vào truyện cổ tích thần kì chúng ta thấy có rất nhiều con vật liên quan đến văn hóa, truyền thống tín ngưỡng của dân tộc. Tại sao lại chọn con vật này mà không phải là những con vật khác? Ắt hẳn ẩn sâu trong mỗi con vật là giá trị nào đó mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.

Con vật thần kì xuất hiện nhiều nhất phải kể đến là con chim: chim sẻ trong truyện Ai mua hành tôi, con Phượng hoàng trong truyện Phượng hoàng

đậu cây khế, con chim khách trong truyện Con chim khách mầu nhiệm, con sáo

trong hai truyện Cô Mi cùng với truyện Con sáo và Phú trưởng giả, hoặc là chim đại bàng trong truyện Mũi dài Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực

nhi vong,…. Với sự xuất hiện phong phú như vậy, liệu rằng con chim có giá trị

gì về văn hóa của dân tộc? Tất cả những con chim vừa kể ở trên đều mang màu sắc thần kì, có quà tặng để trả ơn, hoặc có phép lạ nhưng đa số đó là hình ảnh của những con cho nhỏ bé, gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Trong công trình Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt, tác giả Hà Đan cho rằng “hình ảnh con chim trong tư cách là lực lượng phù trợ trong cổ tích thần kỳ đã chứa trong đó tín ngưỡng bản địa – tín ngưỡng thờ vật tổ là chim. Tín ngưỡng này mang lại cho truyện cổ tích thần kỳ màu sắc dân tộc bởi nó

gắn liền với điều kiện tự nhiên, địa lí của nước ta.” (Hà Đan, 2018). Đây chính

là nguyên nhân sâu xa mà số lượng con chim xuất hiện trong truyện cổ tích thần kì lại nhiều đến vậy.

Tương tự như vậy, con rắn cũng xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích thần kì người Việt. Rắn xuất hiện trong các truyện như : Sự tích con dã tràng, Con

chó con mèo và anh chàng nghèo khổ, người đào ếnh thành võ trạng,… lúc

này, con rắn là hiện thân của sự hiền lành, của hình ảnh bị đội lốt và đang gặp tai nạn cần cứu giúp. Khác hẳn với hình ảnh con rắn trong tâm trí của mỗi chúng ta từ xưa đến giờ: con rắn độc ác, hung dữ, đáng sợ…. Nếu chúng ta thường nghe chim gắn liền với Núi, thì rắn sẽ thường gắn liền với Nước. Sự ảnh hưởng này có lẽ bắt nguồn từ nhân dân lao động trong xã hội trước khi mà nơi họ làm việc là “lên rừng xuống biển”, có lẽ vì vậy mà 2 con vật này xuất hiện khá nhiều trong cổ tích thần kì.

Chưa hết, rắn hay gọi là Tỵ, còn xuất hiện trong 12 con giáp của dân tộc Việt Nam. Theo Văn hóa về 12 con giáp thì “Rắn được một số nơi coi là linh

vật thường được tạo hình trên sàn nhà, cột các đền miếu”. Chưa hết, “trong

quan niệm dân gian rắn chỉ đứng sau rồng về tâm linh” (Vũ Văn Lâu, 2015).

Những đặc điểm này về rắn cho chúng ta thấy được vị trí quan trọng của con rắn trong văn hóa của người Việt.

Ý nghĩa của con vật thần kì trong văn hóa người Việt có lẽ được thể hiện rõ ràng nhất qua 12 con giáp. Trong đó, các con vật thần kì nằm trong 12 con giáp như: rắn, mèo, chuột, chó, lợn, dê, gà. Cụ thể như: Con chó, con mèo và lũ chuột trong truyện Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ; Con chó trong truyện Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là thằng cuội cung trăng, Con dê trong truyện Lấy chồng dê, con chuột, con rắn trong truyện Viên ngọc ếch,…Số lượt xuất hiện của các con vật nhiều nhất ngoài con rắn ra, chúng ta phải kể đến con chuột. Trong suy nghĩ của người dân Việt thì chuột là loài vật phá nhất, gây hư hại nhiều nhất và nó cũng là con vật nhỏ nhất trong 12 con giáp. Nhưng khi xét trong luận văn này, con chuột hiện lên với vai trò là nhân vật trả ơn bằng hành động, giúp nhân vật chính vượt qua khó khăn thử thách vì “tuy nó là vật gây hại nhưng đâu đó con người vẫn cảm thông ưu ái cho thân phận bé nhỏ, yếu

đuối thường bị kẻ mạnh rình rập, ăn hiếp.” (Vũ Văn Lâu, 2015).

Vậy những con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì ngưởi Việt đều gắn liền với văn hóa người Việt mà tác giả dân gian muốn phản ánh. Từ đó,

khơi gợi lên trong mỗi chúng ta về suy nghĩ, tình cảm dành cho quê hương, cho dân tộc qua những con vật thần kì trong truyện cổ tích.

3.2.2. Thể hiện khát vọng đổi đời của nhân dân lao động

Hà Đan trong Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích thần kì người Việt

quan điểm rằng: “Nếu coi văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực thì cổ tích chính là tấm gương phản ánh cuộc sống của những người cùng khổ trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng gặp những

kiếp người bị đầy đọa về cả thể xác lẫn tinh thần.” (Hà Đan, 2018). Tác giả

thấu hiểu được cái hoàn cảnh khắc nghiệt của những người cùng khổ trong xã hội. Điều này lại càng chứng minh cho nhận định: rất cần tới lực lượng thần kì. “Đổi đời” là đổi qua một trang mới đẹp hơn, rực rỡ hơn cho cuộc đời mình. Nhân dân lao động họ quá vất vả với “một nắng hai sương” mà chẳng thay đổi được gì, thậm chí là đói, là rách. Nếu cuộc đời cứ mãi như vậy thì họ làm gì còn chút niềm tin vào cuộc sống nữa? Ý chí nào để họ vượt qua cái khó khăn hằng ngày? Mà đặt vào chế độ xã hội lúc bấy giờ, khi mà những người nghèo khổ, hiền lành lại chẳng có lấy “một lạng” tiếng nói. Họ chỉ biết quanh quẩn nơi đồng ruộng, nơi xó bếp rồi tới mỗi bữa ăn lại chẳng thể nhìn nhau cười. Họ chỉ biết chấp nhận sự ức hiếp, bắt nạt mà chẳng dám lên tiếng, có lên tiếng cũng không đủ sức để chống đối và rồi cũng lại âm thầm nhịn nhục. Chính vì vậy, họ cần xây dựng cho mình những ước mơ vào một tương lai tốt đẹp hơn. Chỉ có như thế họ mới có đủ sức lực và niềm tin vào cuộc sống không mấy công bằng này. Trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nguyễn Thị Bích Hà đã nhận định rằng truyện cổ tích “trình bày khát vọng vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn: người nghèo sẽ giàu có; người bị áp bức nhiều nhất sẽ hưởng địa vị tối cao, được làm vua hay hoàng hậu; người mất vợ hay người yêu sẽ đòi lai được và sống hạnh phúc; người xấu xí dị dạng sẽ thay lốt để trở nên đẹp đẽ; kẻ

ác, kẻ xấu sẽ bị trừng trị đích đáng,...”( Nguyễn Thị Bích Hà, 2018). Đó là

họ có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Nhưng vươn lên bằng cách nào? Ai giúp được họ? Dĩ nhiên chỉ có lực lượng thần kì mới có thể giúp họ mơ về một tương lai tốt đẹp hơn. Và lực lượng thần kì tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung nói về con vật thần kì.

Trong các truyện khảo sát về con vật thần kì, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh những con người mồ côi, những người nghèo khổ, những người quanh năm làm lụng không đủ ăn, thậm chí đi vay đi mượn cũng chẳng được nhưng vì gia đình, vì con cái, vì cuộc sống của chính họ mà những khát vọng đổi đời luôn thôi thúc trong tâm trí của họ. Lúc này, con vật thần kì xuất hiện đã giúp họ bước qua một trang mới, một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Vậy đâu là điều kiện để con vật thần kì xuất hiện và giúp đỡ họ đổi đời? Đó phải là những người lương thiện, hiền lành, chăm chỉ,… và đặc biệt là có tình yêu thương không chỉ cho con người mà còn cho những con vật nhỏ bé. Như trong truyện Phượng hoàng đậu cây khế, nếu ngay lúc đầu người em chán nản không trồng cây khế - là tài sản duy nhất mà người anh cho lấy thì làm sao có con Phượng hoàng đến ăn khế, và đương nhiên cũng chẳng có vàng bạc gì cả. Hay trong truyện Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ: nếu anh chàng nghèo khổ không dùng số tiền duy nhất mình mới kiếm được là 10 quan tiền để cứu sống con chó, con mèo và con rắn nước thì làm sao anh chàng có thể có được viên ngọc quý, vàng bạc,…Chính tình yêu thương dành cho những con vật này mà anh chàng đã bước qua một trang mới của cuộc đời, giải thoát được hai chữ “nghèo khổ”.

Khát vọng đổi đời của nhân dân lao động còn có một bước tiến lớn hơn. Họ muốn có được tình yêu đôi lứa, có được hạnh phúc gia đình. Đặc điểm này thấy ở nhóm Con vật xuất hiện chính là thần thánh mang lốt con vật trong một

thời gian. Đối tượng có khát khao đó chính là những chàng đánh cá hiền lành

chất phác, là những người nông dân nghèo khổ nhưng hiền lành, là những người học trò chăm chỉ,... Nhưng cuộc sống của họ nghèo khổ như vậy liệu rằng dù

có gặp được người đó, họ có đủ sức để chăm sóc họ, để xây dựng hạnh phúc gia đình hay không? Vậy thì chắc chắn ước muốn của họ phải là cái gì đó xa xôi hơn, hay nói cách khác là “huyền ảo” hơn. Chính những nàng tiên đã đội lốt trong con cá, con cua, con ốc,… là những con vật vô cùng nhỏ bé nhưng những con vật này cũng không thoát khỏi ánh mắt của chàng đánh cá. Và chàng đánh cá chỉ đơn giản là yêu quý con vật, sự yêu quý đó dần dần làm cho mối quan hệ giữa họ thêm sâu đậm hơn mặc dù chàng trai đánh cá chưa hiết họ là ai.

Như vậy, nhờ có con vật thần kì mà con người có thể thực hiện được những khát vọng trong cuộc đời mình, chuyển mình qua một trang mới tốt hơn và đầy đủ hơn.

3.2.3. Thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa con người với thế giới con vật

Thế giới con vật thần kì xuất hiện trong truyện cổ tích thần kì người Việt khá phong phú và đa dạng: từ những con chim bay lượn trên bầu trời đến những con cá dưới nước; từ những con vật sống trong rừng đầy tính hoang dã đến những con vật ngoài đồng, sân nhà,…. Tất cả hiện lên như một bức tranh tổng thể được tô bằng những gam màu sắc khác nhau. Những gam màu đó làm cho bức tranh về con vật trở nên gần gũi hơn bao giờ hết.

Tác giả Hà Đan trong công trình Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích

thần kỳ người Việt đã nhận định như sau: “Trong thế giới cổ tích, không chỉ có

con người đối xử tốt với nhau mà giữa con người với loài vật cũng có những

tình cảm thân mật, gần gũi, cảm thông và thương xót” (Hà Đan,2018). Cách

nhìn nhận của tác giả về mối quan hệ giữa con vật với con người là không thể phủ nhận, điều này thể hiện rất rõ trong văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích thần kì người Việt nói riêng.

Gọi con vật trong truyện là con vật thần kì nhưng xét cội rễ sâu xa thì yếu tố thần kì đó cũng là từ nhân dân mà tưởng tượng ra. Sự tưởng tượng đó dẫn người đọc bước vào thế giới nhiệm màu, hóa phép thần thông, rồi những món

quà vô giá,…tất cả xuất hiện với một mục đích: tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người. Vậy giữa con người và con vật có mối quan hệ như thế nào khi từ thời nguyên thủy, cuộc sống của con người đã gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên và con vật. Cho đến ngày nay, con vật vẫn giữ một vị trí “thân thiết” đối với mỗi người.

Đầu tiên chúng ta xét đến chức năng của con vật thần kì để từ đó có cơ sở khẳng định mối quan hệ giữa con người với con vật. Con vật trong truyện cổ tích thần kì người Việt xuất hiện ngoài chức năng thần kì của nó thì nó còn có những hành động theo bản năng của mình. Đó là con chó, con mèo trong truyện

Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ. Trong truyện, chó – mèo và rắn

được anh nông dân nghèo khổ cứu vớt. Rắn đã trả ơn bằng một viên ngọc quý, đó là món quà về vật chất. Con chó và mèo thì tình nguyện đi theo anh để mà còn có cơ hội trả ơn dù cho anh nông dân không đòi hỏi gì tới ơn nghĩa. Rồi khi thấy chủ của mình buồn bã vì mất viên ngọc, cả hai con vật đã xung phong đi kiếm lại, chúng tự bàn bạc với nhau, cùng vượt qua nhiều khó khăn và cuối cùng, chúng cũng mang về viên ngọc cho chủ của mình. Đó chẳng phải là trả ơn gì, mà đó hẳn phải là cái tình nghĩa chủ tớ. Có lẽ vì vậy mà ngày nay, chúng ta thấy chó mèo ngày càng có mối quan hệ thân thiết với con người. Thậm chí, ranh giới giữa con vật và con người bị xóa bỏ. Đặc biệt, người ta thẳng tay lên án và trừng trị đối với những người đối xử tệ bạc với những con vật đầy tình nghĩa này. Trong truyện Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là sự tích thằng cuội

cung trăng cũng vậy, chú chó vì được anh nông dân làm nghề đốn củi cứu mạng

mà từ đó về sau nó chỉ quấn quýt theo anh nông dân, thậm chí hy sinh tính mạng của mình để cứu vợ anh, mục đích là không muốn thấy chủ của mình buồn. Hành động này của con chó khiến mỗi chúng ta đều cảm động và thêm quý mến nó hơn. Hay trong văn học thế giới, hình ảnh con chó Bấc trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mỹ Jack London dành tình cảm cho chủ của nó là John Thornton đã khiến bao độc giả phải rung cảm, khi chứng

kiến chủ chết, nó không đi đâu, cứ ngồi đó với chủ. Hành động đó là đỉnh cao của sự yêu thương và đau khổ. Phải chăng mỗi con người chúng ta trong cuộc sống này chỉ cần cho chúng tình yêu thương chân thật và sự đồng hành - tức là trải qua thời gian cùng gắn bó và cùng vượt khổ với nhau, đổi lại chúng sẽ yêu thương chúng ta.

Mối quan hệ giữa con người với thế giới con vật còn được thể hiện qua cách xưng hô giao tiếp. Theo tác giả Lê Thị Kim Cúc với đề tài “Xưng hô giữa lực lượng thần kỳ và người trần thế trong giao tiếp gia đình trên tư liệu truyện

cổ tích thần kì Người Việt” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và văn hóa (Số 12 (230)-

2014), tác giả đã đưa ra những cách xưng hô khác nhau trong cách mối quan hệ và khẳng định “xưng hô giữa lực lượng thần kì với người trần thế trong giao tiếp gia đình cũng góp phần khẳng định vai trò quan trọng và không thể thiếu

của lực lượng này trong tín ngưỡng tôn giáo của người xưa.”. Con vật thần kì

và con người trong truyện cổ tích thần kì người Việt có cách xưng hô gần gũi, khi thì chủ tớ trong truyện Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ, khi thì như những người bạn trong truyện Cô Mi,

Mối quan hệ giữa con người với thế giới con vật còn được thể hiện qua tình yêu thương và tấm lòng nhân hậu của con người dành cho con vật. Truyện

Cái chìa khóa là ví dụ chứng minh cho luận điểm này. Chính nhờ vào tình yêu

thương và tấm lòng nhân hậu của người em mà hai người anh được cứu mạng. Đặt vào tình huống nếu như lúc đầu người em cũng đồng tình giết phá bầy kiến, bắt đàn vịt để ăn thịt thì cuối cùng, ai là người cứu được mạng sống của hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người việt (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)