Thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa con người với thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người việt (Trang 98 - 101)

Thế giới con vật thần kì xuất hiện trong truyện cổ tích thần kì người Việt khá phong phú và đa dạng: từ những con chim bay lượn trên bầu trời đến những con cá dưới nước; từ những con vật sống trong rừng đầy tính hoang dã đến những con vật ngoài đồng, sân nhà,…. Tất cả hiện lên như một bức tranh tổng thể được tô bằng những gam màu sắc khác nhau. Những gam màu đó làm cho bức tranh về con vật trở nên gần gũi hơn bao giờ hết.

Tác giả Hà Đan trong công trình Nhân vật phù trợ trong truyện cổ tích

thần kỳ người Việt đã nhận định như sau: “Trong thế giới cổ tích, không chỉ có

con người đối xử tốt với nhau mà giữa con người với loài vật cũng có những

tình cảm thân mật, gần gũi, cảm thông và thương xót” (Hà Đan,2018). Cách

nhìn nhận của tác giả về mối quan hệ giữa con vật với con người là không thể phủ nhận, điều này thể hiện rất rõ trong văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích thần kì người Việt nói riêng.

Gọi con vật trong truyện là con vật thần kì nhưng xét cội rễ sâu xa thì yếu tố thần kì đó cũng là từ nhân dân mà tưởng tượng ra. Sự tưởng tượng đó dẫn người đọc bước vào thế giới nhiệm màu, hóa phép thần thông, rồi những món

quà vô giá,…tất cả xuất hiện với một mục đích: tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người. Vậy giữa con người và con vật có mối quan hệ như thế nào khi từ thời nguyên thủy, cuộc sống của con người đã gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên và con vật. Cho đến ngày nay, con vật vẫn giữ một vị trí “thân thiết” đối với mỗi người.

Đầu tiên chúng ta xét đến chức năng của con vật thần kì để từ đó có cơ sở khẳng định mối quan hệ giữa con người với con vật. Con vật trong truyện cổ tích thần kì người Việt xuất hiện ngoài chức năng thần kì của nó thì nó còn có những hành động theo bản năng của mình. Đó là con chó, con mèo trong truyện

Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ. Trong truyện, chó – mèo và rắn

được anh nông dân nghèo khổ cứu vớt. Rắn đã trả ơn bằng một viên ngọc quý, đó là món quà về vật chất. Con chó và mèo thì tình nguyện đi theo anh để mà còn có cơ hội trả ơn dù cho anh nông dân không đòi hỏi gì tới ơn nghĩa. Rồi khi thấy chủ của mình buồn bã vì mất viên ngọc, cả hai con vật đã xung phong đi kiếm lại, chúng tự bàn bạc với nhau, cùng vượt qua nhiều khó khăn và cuối cùng, chúng cũng mang về viên ngọc cho chủ của mình. Đó chẳng phải là trả ơn gì, mà đó hẳn phải là cái tình nghĩa chủ tớ. Có lẽ vì vậy mà ngày nay, chúng ta thấy chó mèo ngày càng có mối quan hệ thân thiết với con người. Thậm chí, ranh giới giữa con vật và con người bị xóa bỏ. Đặc biệt, người ta thẳng tay lên án và trừng trị đối với những người đối xử tệ bạc với những con vật đầy tình nghĩa này. Trong truyện Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là sự tích thằng cuội

cung trăng cũng vậy, chú chó vì được anh nông dân làm nghề đốn củi cứu mạng

mà từ đó về sau nó chỉ quấn quýt theo anh nông dân, thậm chí hy sinh tính mạng của mình để cứu vợ anh, mục đích là không muốn thấy chủ của mình buồn. Hành động này của con chó khiến mỗi chúng ta đều cảm động và thêm quý mến nó hơn. Hay trong văn học thế giới, hình ảnh con chó Bấc trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mỹ Jack London dành tình cảm cho chủ của nó là John Thornton đã khiến bao độc giả phải rung cảm, khi chứng

kiến chủ chết, nó không đi đâu, cứ ngồi đó với chủ. Hành động đó là đỉnh cao của sự yêu thương và đau khổ. Phải chăng mỗi con người chúng ta trong cuộc sống này chỉ cần cho chúng tình yêu thương chân thật và sự đồng hành - tức là trải qua thời gian cùng gắn bó và cùng vượt khổ với nhau, đổi lại chúng sẽ yêu thương chúng ta.

Mối quan hệ giữa con người với thế giới con vật còn được thể hiện qua cách xưng hô giao tiếp. Theo tác giả Lê Thị Kim Cúc với đề tài “Xưng hô giữa lực lượng thần kỳ và người trần thế trong giao tiếp gia đình trên tư liệu truyện

cổ tích thần kì Người Việt” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và văn hóa (Số 12 (230)-

2014), tác giả đã đưa ra những cách xưng hô khác nhau trong cách mối quan hệ và khẳng định “xưng hô giữa lực lượng thần kì với người trần thế trong giao tiếp gia đình cũng góp phần khẳng định vai trò quan trọng và không thể thiếu

của lực lượng này trong tín ngưỡng tôn giáo của người xưa.”. Con vật thần kì

và con người trong truyện cổ tích thần kì người Việt có cách xưng hô gần gũi, khi thì chủ tớ trong truyện Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ, khi thì như những người bạn trong truyện Cô Mi,

Mối quan hệ giữa con người với thế giới con vật còn được thể hiện qua tình yêu thương và tấm lòng nhân hậu của con người dành cho con vật. Truyện

Cái chìa khóa là ví dụ chứng minh cho luận điểm này. Chính nhờ vào tình yêu

thương và tấm lòng nhân hậu của người em mà hai người anh được cứu mạng. Đặt vào tình huống nếu như lúc đầu người em cũng đồng tình giết phá bầy kiến, bắt đàn vịt để ăn thịt thì cuối cùng, ai là người cứu được mạng sống của hai người anh? Câu chuyện chính là bài học nhắc nhở chúng ta về cách hành xử với con vật trong chính cuộc sống hiện tại. Hay con sáo trong truyện Con sáo

và phú trưởng giả và truyện Cô Mi cũng vậy. Chúng ở cùng với chủ của mình,

cùng sinh hoạt, cùng lao động. Thậm chí, chúng hiểu cho hoàn cảnh của chủ mình mà giúp đỡ. Nếu con sáo trong Con sáo và phú trưởng giả biết đi lấy vàng về cho người nông dân để cuộc sống người nông dân từ đó trở nên khá giả hơn

thì con sáo trong Cô Mi mách cô Mi dùng trâm để vẽ khung cửi và sợi tơ để dệt vải rồi dẫn đường cho bà cháu Cô Mi thoát khỏi đám giặc hung ác. Vậy, bản thân hai con sáo nếu không có tình yêu thương cho chủ của chúng thì liệu rằng chúng có dám liều mình để làm những việc nguy hiểm như vậy hay không? Và cũng đâu phải tự nhiên con người nhận được tình cảm của con vật giống như cô Mi và người nông dân như vậy. Ắt hẳn chúng phải thấy được tình thương của chủ dành cho chúng nên chúng mới hành xử như vậy.

Con vật thần kì trong các truyện cổ tích thần kì người Việt đều mang nét “tính cách” như vậy. Hành động của chúng dành cho người cứu chúng đó là hai tiếng gọi “chủ nhân” đầy thâm tình sâu sắc. Đó chính là mối quan hệ giữa con người với thế giới con vật mà tác giả dân gian muốn làm nổi bật. Phải chăng, ngụ ý của ông bà ta ngày xưa là hướng con người với muôn loài trở nên mối quan hệ khăng khít hơn!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) con vật thần kì trong truyện cổ tích thần kì người việt (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)