Tình hình quản lý, sử dụng đất công ích của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 61)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất công ích của thành phố Hà Nội

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích 5% có tổng diện tích khoảng 13.858 ha. Trong đó, các quận, huyện hiện có quỹ đất này lớn là: Chương Mỹ (1.677 ha, chiếm 13,8%), Mỹ Đức (1.183 ha, chiếm 11,78%), Đan Phượng (416ha, chiếm 11,3%), Ứng Hoà (1.469 ha, chiếm 11,5%), Sơn Tây (503 ha, chiếm 11,92%), Mê Linh (956 ha,chiếm10,61%)…Trong số này có trên 80 ha đất bị sử dụng sai mục đích hoặc bị lấn chiếm. Cụ thể, đất sử dụng không đúng mục đích, thời gian dưới 5 năm là 16,63 ha; không đúng mục đích, thời hạn trên 5 năm chiếm 50,57 ha; bị lấn chiếm trái phép 17,23 ha.

thực hiện đấu thầu, đấu giá đất; không có bản đồ, hồ sơ, sổ sách quản lý theo quy định. Nhiều nơi khi cho thuê đất chưa tổ chức bàn giao mốc giới. Một số nơi sử dụng đất công ích trên 10% tổng quỹ đất nông nghiệp.Nhiều nơi cho thuê đất không đúng đối tượng, thời gian thuê đất, vi phạm Luật Đất đai 2013. Một số diện tích bị địa phương tự ý chuyển làm nhà xưởng, nhà kho, văn phòng giao dịch, nhà ở... kéo dài nhiều năm, nhưng chưa được UBND các xã, phường, thị trấn và thanh tra xây dựng quận, huyện xử lý kiên quyết, triệt để. Một số diện tích khác để hoang hóa, không sử dụng, bị lấn chiếm, gây lãng phí, vi phạm Luật Đất đai. Thu - chi tiền từ việc cho thuê đất nông nghiệp công ích có biểu hiện sai phạm.

Kết quả kiểm tra tại 3 xã Tân Triều, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì), cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc UBND xã cho thuê trái thẩm quyền, trái với khoản 2, điều 37 Luất Đất đai. Cụ thể, UBND xã Vĩnh Quỳnh đã ký hợp đồng giao khoán thu 49.471 m2 diện tích ao cho một hộ dân nuôi trồng thủy sản. UBND xã Vạn Phúc đã ký hợp đồng cho nhiều hợp tác xã thuê với thời hạn 3 năm. Đặc biệt, số tiền thu từ cho thuê đất công và đất công ích ( tổng số 595 triệu đồng), UBND xã Vạn Phúc đã chi vào mục chi thường xuyên. Tại xã Tân Triều, UBND xã cũng cho thuê đất làm bãi chứa vật liệu, bãi đỗ xe..., nhưng nhiều năm chưa thu tiền cho thuê đất [23].

2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1. Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

2.1.2.2. Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2015 - 2018

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

2.2.2.1. Tình hình quản lý đất đai của Quận Bắc Từ Liêm

2.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm 2.2.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

2.2.3.1. Diện tích đất nông nghiệp công ích

2.2.3.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp công ích 2.2.3.3. Quy mô diên tích đất nông nghiệp công ích 2.2.3.4. Đối tượng sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích

2.2.3.5. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

2.2.4.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

2.2.4.1. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Điều tra tài liệu thứ cấp:

+ Các sách, báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet…

+ Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý Nhà nước về đất công ích, hiện trạng sử dụng đất công ích trên địa bàn 13 phường của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

+ Điều tra, khảo sát thực địa trên sự giúp đỡ của lãnh đạo phòng TNMT, chủ tịch UBND phường, cán bộ địa chính.

- Thu thập được các tài liệu, số liệu thứ cấp đã sẵn có tại các cơ quan chức năng trong quận.

- Điều tra tài liệu sơ cấp: - Tài liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội

dung nghiên cứu đề tài, số liệu này có được từ việc áp dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn người sử dụng đất công ích qua bảng hỏi, phiếu điều tra đánh giá một số phường trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm.

+ Tổng 114 phiếu điều tra trong đó 24 phiếu điều tra cán bộ: phòng tài nguyên, trung tâm phát triển quỹ đất, cán bộ địa chính cấp phường. Còn lại 90 phiếu điều tra dành cho các hộ gia đình các nhân đang sử dụng đất trên địa bàn 3 phường Cổ Nhuế 2, phường Minh Khai và phường Tây Tựu.

2.3.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng quản lý đất đai nói chung và đất công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Trên cơ sở thống kê mô tả các số liệu, các nội dung về công tác quản lý nhà nước về đất công ích được làm rõ, từ đó định hình

được giải pháp cho công tác quản lý nhà nước về đất công ích. Luận văn sử dụng các bảng thống kê số liệu để mô tả hiện trạng về đất đai nói chung và đất công ích nói riêng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm qua các giai đoạn, đánh giá nhân tố ảnh hưởng, từ đó có những nhận định trong những điều kiện, thời gian cụ thể.

2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu

Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm tập trung vào các yếu tố: hiện trạng sử dụng, hồ sơ đối với công tác quản lý, việc thực hiện theo các quy định về quản lý và sử dụng đất công ích trong từng giai đoạn cụ thể. Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thực trạng của công tác quản lý nhà nước về đất công ích của quận Bắc Từ Liêm, thấy được các tồn tại hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan.

2.3.4. Phương pháp kế thừa

- Các tài liệu, số liệu đã thu thập từ các nghiên cứu khác có liên quan đến nội dung quản lý, sử dụng đất công ích được kế thừa sử dụng trong quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá.

2.3.5. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa các năm, so sánh tỷ lệ các loại đất… Từ đó, xác định rõ thực trạng việc quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

2.3.6. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong luận văn sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu thông qua việc điều tra, lấy phiếu đánh giá ý kiến của các cán bộ và hộ gia đình, cá nhân tại 3 phường Cổ Nhuế 2, phường Minh Khai và phường Tây Tựu, là các phường tập trung nhiều diện tích đất nông nghiệp công ích và có các dự án lớn về sử dụng quỹ đất này.

Mặt khác, do trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm chia ra các khu vực khác nhau, với mức độ phát triển và các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khác nhau.

Ở khu vực trung tâm, với các điều kiện phát triển thuận lợi nhất chọn phường Cổ Nhuế 2 làm đại diện. Tiếp đến khu vực với mức độ phát triển giảm dần chọn đại diện phường Minh Khai và khu vực thứ 3 phát triển chậm nhất là phường Tây Tựu.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Từ Liêm là một là một quận mới thành lập của thành phố Hà Nội, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Phương; 98,90 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phần phía Bắc Quốc lộ 32) thuộc huyện Từ Liêm cũ. Quận có quy mô diện tích 4.335,34 ha, có giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh; - Phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm;

- Phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ;

- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng [21] .

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Quận Bắc Từ Liêm nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông hồ chảy qua. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ trung bình 6,0m - 6,5m; Khu vực có địa hình cao nhất tập trung ở phía Bắc dọc theo sông Hồng, cao từ 8m - 11m; Khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam của Quận.

Đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Tuy nhiên, đất đai phần lớn là đất phù sa mới nên cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng [18].

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Quận Bắc Từ Liêm nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau;

nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24oC; lượng mưa trung bình năm là 1.600mm - 1.800mm; độ ẩm không khí cao, trung bình khoảng 82%.

Trên địa bàn Quận có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ và sông Pheo, đây là ba tuyến thoát nước chủ yếu của Quận. Ngoài ra Quận còn có nhiều hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô [18].

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên - Về tài nguyên đất

Đất đai của Quận được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, bao gồm 5 loại chính: Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm (Phb); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, không lây, không loang lổ (Ph); đất phù sa không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ (Ph1); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm có tầng glây (Phg); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, úng nước (Phn). Đất đai của Quận đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá cao phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển đa dạng hoá nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đô thị [18].

- Về tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà... Đây là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của Quận.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, gồm 3 tầng: Tầng 1: có độ sâu trung bình 13,5m, nước có độ nhạt mềm đến hơi cứng, chứa Bicacbonatcanxi, có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0.42-0.93 mg/l; tầng 2: có độ sâu trung bình 12,4 m, nước có thành phần Bicacbonatnatri, hàm lượng sắt từ 2,16- 17,25 mg/l; tầng 3: có độ sâu trung bình 40 - 50m, nguồn nước dồi dào, sử dụng để khai thác với quy mô công nghiệp. Tổng độ khoáng hóa từ 0,25 - 0,65g/l, thành

phần hóa học chủ yếu là Cacbonat – Clorua – Natri – Canxi. Hàm lượng sắt từ 0,42 – 47,4 mg/l; Hàm lượng Mangan từ 0,028 – 0,075 mg/l; Hàm Lượng NH4 từ 0,1 – 1,45 mg/l [18].

- Về tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu phân bố trên địa bàn Quận là cát và sỏi với khối lượng khá lớn, có thể khai thác cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, việc khai thác này cần phải cẩn trọng để tránh gây xáo động đến dòng chảy và gây ra nguy cơ về lở bờ, sụt đê. Ngoài ra, Quận còn có một số ít khối lượng than bùn non phân bố ở những khu hồ, đầm. Khối lượng này hiện không còn nhiều và không có giá trị kinh tế cao [18].

- Về tài nguyên nhân văn

Quận Bắc Từ Liêm là mảnh đất văn hiến, giàu bản sắc dân tộc, người dân trong Quận có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, yêu nước và cách mạng. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của các cấp Ủy, Đảng, chính quyền, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Quận đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Ngày nay, phát huy những lợi thế có sẵn, Đảng bộ và nhân dân quận Bắc Từ Liêm luôn vững vàng đi lên để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển [18].

3.1.1.5. Cảnh quan môi trường

Theo số liệu kiểm tra cho thấy, khối lượng bụi lắng hiện có là 190,6 tấn/km2/năm, cao gấp 2 lần nồng độ cho phép bụi lắng (96/tấn/km2/năm). Kết quả này được đánh giá là ô nhiễm vừa; Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí ở mức 0,2 – 0,3 mg/m3 và có xu hướng tăng vượt chỉ tiêu cho phép.

Hệ thống nước mặt: hiện nay, nước sông Hồng có độ đục lớn, hàm lượng chất lơ lửng cao. Sông Nhuệ chịu lượng chất thải từ các nhánh sông Tô Lịch, sông Kim

Ngưu, sông Lừ, sông Sét, trung bình một ngày đêm là 2.592.000 m3

và chịu nhiều nguồn nước thải khác phát sinh từ khu dân cư, du lịch, nhà hàng, các cơ sở y tế,cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Theo Tổng cục đo lường Việt Nam, hiện nay giá trị COD của con sông này đã vượt 7- 8 lần, BOD5 vượt 7 lần, giá trị Coliform cao hơn TCVN 5942-1995 (loại B); Chất lượng nước kém, nước màu đen, váng, nhiều cặn lắng và có mùi tanh.

Hệ thống nước ngầm: hiện tại ở một số khu vực phía Nam của Quận có chứa hàm lượng Amoni cao hơn giới hạn ô nhiễm nước dưới đất (3mg/l); tầng chứa nước QH cao hơn tầng PQ, nước bị nhiễm bẩn từ tầng trên xuống tầng dưới.

Về rác thải và xử lý rác thải: hiện tại, cơ quan đảm nhiệm việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của Quận là Đội vệ sinh môi trường đô thị thuộc Công ty Cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội đảm nhiệm, chịu trách nhiệm tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)