Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 82 - 84)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Quận

Bắc Từ Liêm

a) Về tình hình sử dụng đất đai

- Thuận lợi:

+ Tình hình sử dụng đất ngày càng đi vào nề nếp, từng bước phù hợp với sự phát triển của địa phương.

+ Đất đai được sử dụng một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả hơn.

+ Đã đưa vào sử dụng toàn bộ diện tích đất tự nhiên của quận, tránh tình trạng lãng phí đất đai.

+ Hiện trạng sử dụng phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Bắc Từ Liêm và đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ lệ đất nông nghiệp và tăng tỷ lệ đất phi nông nghiệp.Xu hướng này đi theo đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Khó khăn:

+ Diện tích các loại đất trong những năm qua có nhiều biến động + Đất nông nghiệp sử dụng chưa đúng với tiềm năng.

+ Người dân chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho không khai thác hết được tiềm năng đất đai.

b) Về tình hình quản lý đất đai

- Thuận lợi:

+ Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Bắc Từ Liêm đã được thực hiện quy củ,nề nếp, theo đúng yêu cầu về pháp luật.

+ Thực hiện đầy đủ công tác thống kê, kiểm kê đất đai giúp rà soát hiện trạng sử dụng đất dễ dàng.

+ Kế thừa các số liệu cũng như kinh nghiệm quản lý từ huyện Từ Liêm cũ + Được các cấp chính quyền Trung ương và Thành phố quan tâm và chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện thuân lợi cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quận mới đi vào hoạt động trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, cán bộ, Luật đất đai mới có hiệu lực, Luật bảo vệ môi trường sắp được sửa đổi tạo nên những thách thức không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ quận, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên, môi trường. Thực tế quận đang có một số tồn tại trong công tác quản lý đât đai như sau:

+ Công tác ban hành các văn bản chưa đồng bộ, chưa thống nhất làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, tốn nhiều công sức, chi phí…Việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đất đai đến nhân dân chưa cụ thể, cưhưa đến nơi đến chốn dẫn đến quá trình thực hiện đạt hiệu quả chưa cao.

+ Địa giới hành chính giữa các phường có sự điều chỉnh, chia tách địa giới cũng có khó khăn nhất định trong việc hoàn tất hồ sơ, số liệu về đất đai để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai…

+ Việc vi phạm đất đai trên địa bàn quận luôn có chiều hướng gia tăng và có diến biến phức tạp. Do đó, công tác tăng cường ngăn chặn, xử lý vi phạm về đất đai đòi hỏi nhiều công sức và sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền các cấp, các ban, ngành.

+ Công tác giao đất giãn dân, công tác thẩm định hồ sơ GPMB còn chậm do phải chờ ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố trong việc xác định giá thu tiền sử dụng đất, giá đất cụ thể và một số vướng mắc do giao đất theo nghị định 64/NĐ-CP.

+ Đơn thư về lĩnh vực đất đai, cấp Giấy chứng nhận nội dung phức tạp, quá trình sử dụng đất mang tính lịch sử, hồ sơ đất đi qua các thời kỳ không đầy đủ, thiếu tính nhất quán gây khó khăn trong giải quyết đơn.

+ Cán bộ Phòng và cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất còn thiếu nên việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn trong việc phân công giải quyết công việc của phòng.

+ Trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất do UBND quận trang bị còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu công việc như máy SCAN A3, máy in A3, giá đựng tài liệu…ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 82 - 84)