3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
- Về hạn mức cho thuê đất công ích: Kết quả điều tra, khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy phần lớn các hộ gia đình đề nghị không quy định hạn mức đối với đất công ích,lập hợp đồng và hồ sơ từ đó làm căn cứ cho phù hợp với mục đích thuê của các đối tượng thuê.
- Về thời gian thuê đất công ích: Hiện trạng điều tra từ thực tế đã cho thấy mặc dù quy định của pháp luật hiện nay quy định cho thuê đất công ích với thời gian là 5 năm, nhưng trên thực tế đã để xảy ra một số vi phạm luật đất đai về cho thuê với thời gian kéo dài hơn 5 năm. Qua điều tra khảo sát thực tế cũng cho thấy đối với người thuê đất công ích sử dụng, đặc biệt đối với đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản không an tâm đầu tư để sử dụng đất hiệu quả hơn với thời gian thuê 5 năm. Điều này cũng chứng tỏ quy định về thời gian thuê đối với loại đất cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản hiện nay không còn phù hợp nữa. Nói cách khác cần có thay đổi trong quy định pháp luật đối với thời gian thuê đất công ích để quy định đó áp dụng được trong thực tiễn. Do vậy sau thời gian nghiên cứu đề tài, kiến nghị thời gian cho thuê đất công ích nên chia thành các loại khác nhau, như sau:
+ Đối với đất trồng cây hàng năm: 5 năm; + Đối với đất trồng cây lâu năm: 20 năm; + Đất nuôi trồng thủy sản: 10 năm.
Đồng thời, quy định thời hạn thuê đất công ích nêu trên chỉ có giá trị trong thời gian nhà nước chưa sử dụng quỹ đất công ích này vào các mục đích khác. Nhà nước có quyền chấm dứt hợp đồng thuê đất khi Nhà nước sử dụng quỹ đất này (kể cả trường hợp người sử dụng đất vẫn đang trong thời gian thuê). Hợp đồng thuê đất sẽ ghi rõ điều khoản khi nhà nước thu hồi trước thời hạn thuê (có qui định việc hỗ trợ đối với tài sản trên đất thuê khi bị thu hồi trước thời hạn).
Khi thực hiện khảo sát tại các địa bàn nghiên cứu, có một số ý kiến của hộ gia đình, cá nhân thuê đất công ích có kiến nghị hình thức thuê đất công ích nên theo hình thức “được trả tiền một lần thay vì trả tiền hàng năm như qui định hiện hành”. Tuy nhiên, với mục tiêu quy định tiền thu từ việc cho thuê sử dụng quỹ đất công ích đối với chính quyền cấp xã để đảm bảo nguồn thu ổn định hàng năm , mặt khác tránh việc tham ô, sử dụng lãng phí, không đúng quy định,…Vì vậy, đề xuất về hình thức trả tiền thuê đất vẫn “giữ nguyên qui định tiền thuê đất trả hàng năm”.
- Quy định rõ phân công, phân cấp trong việc quản lý sử dụng đất công ích. - Hoàn thiện, sửa đổi bổ sung pháp luật đất đai về quản lý sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền cấp xã, chính sách tài chính cho thuê, đấu thầu sử dụng quỹ đất công ích.
- Ban hành quy định nhằm kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cho cấp cơ sở để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường nói chung, quản lý đất đai nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
3.4.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật
3.4.2.1. Giao đất, cho thuê đất
- Đối với địa phương để lại đất công ích giao lẫn với đất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài thì cần rà soát lập hồ sơ quản lý để thuận tiện cho việc quản lý lâu dài. Trường hợp, đất công ích giao lẫn với đất sản xuất nông nghiệp (theo hình thức chia đều mỗi hộ một ít mà diện tích quá nhỏ) không thể tiến hành dồn điền đổi thửa, tách thành các thửa đất công ích riêng biệt được thì đề nghị
không để lại những diện tích này mà xử lý theo hướng công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và có cơ chế quản lý về nghĩa vụ tài chính nếu cần thiết.
- Đối với các địa phương có quỹ đất công ích đang cho thuê sử dụng đề nghị thực hiện:
+ Kiểm tra, rà soát và tiếp tục thực hiện lập hồ sơ sổ sách theo dõi và ký hợp đồng (đối với các trường hợp thuê đất công ích chưa có hợp đồng); cho thuê đúng thời hạn qui định, đúng đối tượng nhận ;UBND cấp xã phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất của người thuê.
+ Các hộ gia đình, cá nhân được thuê sử dụng đất công ích phải sử dụng đất đúng mục đích theo hợp đồng thuê, không được chuyển nhượng trái phép diện tích đất này, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người được thuê.
- Đối với đất các công trình công cộng như đối với trường tiểu học, trường mẫu giáo mầm non; trạm y tế xã nên giao cho ngành dọc quản lý để đảm bảo quản lý sử dụng hiệu quả hơn; được đầu tư đồng đều, đảm bảo đúng tiêu chuẩn của ngành qui định.
3.4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là yếu tố tiên quyết là nền tảng của công tác quản lý, sử dụng đất đai từ Trung ương xuống địa phương, là cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Thực tế khảo sát cho thấy, quỹ đất công ích không được thể hiện trong hồ sơ địa chính. Hiện trạng việc sử dụng đất công ích cho thấy, hầu hết các ô, thửa đất công ích nằm phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, đan xen với nhiều loại đất khác nhau.
Đất công ích chưa được các địa phương khoanh vùng tập trung khi lập quy hoạch, đây là nguyên nhân dẫn đến việc quản lý lỏng lẻo, tiêu cực tham nhũng từ quỹ đất công ích của một số cán bộ địa phương trong thời gian qua. Vì vậy, việc thể hiện các số liệu về quỹ ĐCI trong hồ sơ địa chính, bảng biểu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương là không thể thiếu.
có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Trong thực tế, sự phân bố của 3 loại đất này ở những không gian khác nhau, nên việc khoanh vùng đồng thời tất cả diện tích ĐCI của mỗi địa phương thành một khối duy nhất khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất khó thực hiện. ĐCI được để lại với mục tiêu là phục vụ cho nhu cầu công ích của địa phương nên tính dài hạn trong khoanh vùng ĐCI khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành vùng riêng có những hạn chế nhất định. Phân bổ sử dụng đất cấp huyện, cấp xã phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động.Trong nông nghiệp tăng cường đầu tư vào thuỷ lợi hóa, điện khí hoá và ứng dụng công nghệ sinh học, cải thiện môi trường sinh thái, hướng vào thâm canh tăng vụ là chính và mở thêm diện tích ở những nơi có điều kiện. Để đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực quốc gia, cần xác định diện tích lúa nước phải duy trì bảo vệ, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nghị quyết T.W lần thứ 4 Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ một nội dung quan trọng trong công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn là phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và nông thôn, điều này đòi hỏi quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giữ vai trò trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ này.
3.4.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý đất đai
Hiện nay trình độ cán bộ địa chính cấp xã còn nhiều hạn chế trong khi đó các chính sách pháp luật đất đai có sự thay đổi thường xuyên cả về nội dung và thủ tục thực hiện, nên việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ quản lý cho cán bộ địa chính xã vô cùng quan trọng. Luật Đất đai năm 2013 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất trong cả nước về quản lý đất đai. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ở địa bàn điều tra nói riêng và cả nước nói chung cán bộ địa chính xã năng lực thực hiện nhiệm vụ chưa cao. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới cần tăng cường thêm cán bộ địa chính xã và thực hiện thường xuyên đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp xã.
3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã để chuyển tải pháp luật đất đai vào cuộc sống; nhằm nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý cho cán bộ, đảng viên công chức nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân. Đây là giải pháp trực tiếp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã.
- Để có giải pháp quản lý tổng thể, lâu dài và mang tính ổn định cao đối với quỹ đất công ích, cần chỉ đạo các tỉnh, thành phố cần khẩn trương rà soát, tổng hợp quỹ đất đang sử dụng, thống kê, phân loại đầy đủ vi phạm; kiên quyết thanh lý, hủy bỏ hợp đồng đã ký với các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thuê đất không đúng thời gian theo quy định để ký lại hợp đồng; lập hồ sơ xử lý các trường hợp tự ý xây dựng trái phép; làm rõ số tiền thu, chi từ việc cho thuê đất nông nghiệp công ích để quản lý, sử dụng theo quy định... Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đã xây dựng công trình trụ sở giao dịch, nhà xưởng, nhà kho… và đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo nhiều việc làm cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định, đề nghị xem xét hợp thức quyền sử dụng đất theo quy định.
Với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất công ích đã xây dựng công trình trụ sở giao dịch, nhà xưởng, nhà kho... không hiệu quả, lãng phí, vi phạm Luật Đất đai, không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, Sở TNMT đề nghị thanh lý, hủy bỏ và chấm dứt các hợp đồng cho thuê. Đồng thời, tổ chức đấu thầu cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất
công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội”, tôi xin đưa ra một số
kết luận sau:
- Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã của huyện Từ Liêm cũ, đồng thời thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng lưu thông và phát triển hàng hoá cũng như tập trung khá nhiều trường đại học và các cơ sở đào tạo lớn, khu đô thị, khu công nghiệp. Chính những yếu tố thuận lợi như vậy thúc đẩy quận Bắc Từ Liêm phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế - xã hội, là quận đi đầu trong việc thực hiện CNH - HĐH của thành phố. Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và quỹ đất nông nghiệp công ích nói riêng trên địa bàn đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ đã được giao hoặc cho thuê sử dụng ổn định, hợp lý, hiệu quả và thực hiện đúng Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật hiện hành.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp công ích trên toàn quận là 57,89 ha, trong đó theo mục đích sử dụng đã cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thuê 50,7 ha, còn lại 7,19 ha dùng vào các mục đích xây dựng các công trình, bồi thường và một phần chưa đưa vào sử dụng. Quy mô diện tích đất nông nghiệp công ích được giao của các hộ gia đình, cá nhân là rất nhỏ, manh mún mỗi thửa có diện tích từ 30,0 – 200,0 m2, cá biệt có thửa diện tích nhỏ hơn 10,0 m2; các ao, hồ có quy mô diện tích khoảng từ 1000,0 – 3000,0 m2 làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương như khó bố trí cơ cấu cây trồng theo quy hoạch do diện tích nhỏ, xen kẽ nhiều chủ sử dụng, mỗi chủ có những khuynh hướng và trình độ sản xuất khác nhau.
- Theo kết quả điều tra tại 3 phường thì hầu hết các hộ gia đình, cá nhân đều sử dụng đúng mục đích đất được thuê, tuy vậy có 03 hộ tại phường Cổ Nhuế 2 tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang mục đích trồng cây hang năm, xây dựng nhà xưởng. Tổng thu ngân sách địa phương từ đất nông nghệp công ích là 95.437.000 đồng/năm, nguồn thu đã đáp ứng một phần nhu cầu tối thiểu của quận trong việc thực hiện các nhiệm vụ công ích.
- Để quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích hiệu quả, cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; nhóm giải pháp về kỹ thuật; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện là cơ sở để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội cho các phường nói riêng và trên địa bàn quận nói chung.
2. KIẾN NGHỊ
- Sửa đổi một số nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích theo hướng mở rộng loại đất này và cho phép kéo dài thời gian cho thuê đối với phường có trường hợp đặc biệt.
- Quy định cụ thể về cơ chế chính sách quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công tích như: Quy mô diện tích, loại đất; phương thức giao, đấu thầu, cho thuê; cơ chế tài chính cho nguồn thu và chi; chế tài xử lý các sai phạm liên quan đến quản lý sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích.
- Quy định chế độ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích của các cấp có thẩm quyền đối với chính quyền phường, cương quyết xử lý các sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc vi phạm chế độ quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích.
- Đối với các phường để quỹ đất nông nghiệp công ích lớn hơn theo quy định (5%) cần lập phải lập phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, để tiếp tục giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân thiếu đất sản xuất nông nghiệp sử dụng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng việt
[1] Báo cáo Công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2014 quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
[2] Trần Văn Chính, “Giáo trình thổ nhưỡng học”, nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2006.
[3] Nguyễn Kim Sơn, “Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới”, xuất bản năm 2000.
[4] Nguyễn Khắc Thái Sơn, “Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai”, nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2007.
[5] Lê Quang Trí ,”Giáo trinh Quy hoạch sử dụng đất”, thư viện điện tử của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2007.
[6] Nguyễn Đình Bồng (2001), Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2000 và vấn
đề quản lý, sử dụng tài nguyên đất quốc gia trong 10 năm 2001 - 2010, Tạp chí
của Tổng cục Địa Chính, Hà Nội.
[7] Chính phủ (2007), Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 về kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.