Quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 84 - 91)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.1. Quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

Quỹ đất công ích, đất dự trữ được hình thành từ quỹ đất nông nghiệp trước đây do các HTX nông nghiệp làm chủ sử dụng. Thực hiện Chỉ thị số 100 ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 10 ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị và cho đến năm 1992 thì chủ sử dụng vẫn là HTX nông nghiệp; Luật Đất đai 1993 qui định về ĐCI để lại một quỹ đất không quá 5% diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương; Nghị định số 64/NĐ- CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định tỷ lệ ĐCI được giữ lại từ đất nông nghiệp và đất khác; cấp có thẩm quyền quyết định để lại diện tích ĐCI; xử lý diện tích ĐCI để vượt quá qui định; Nghị định số 85/NĐ-CP đã quy định và sửa đổi Điều 15 - Nghị định số 64/NĐ-CP một số nội dung như phân cấp quản lý quỹ đất công ích cho UBND cấp xã, mở rộng đối tượng quản lý là phường, thị trấn; qui định mục đích sử dụng, thời hạn cho thuê đất công ích; Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/NĐ-CP qui định cụ thể về quản lý, sử dụng đất công ích; Luật Đất đai năm 2013.

3.3.1.1. Diện tích đất nông nghiệp công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

Dựa trên quyết định về việc phê duyệt tỷ lệ % đất dành cho nhu cầu công ích khi thực hiện giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP của UBND thành phố Hà Nội kết hợp với các số liệu kiểm kê và thống kê năm 2015 và 2017 , diện tích đất công ích để lại của các phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm như sau:

Bảng 3.2. Diện tích quỹ đất nông nghiệp công ích của quận Bắc Từ Liêm

STT Tên Phường Tổng diện tích ĐCI

2015(ha) Tổng diện tích ĐCI 2018(ha) Diện tích giảm( ha) 1 Cổ Nhuế 2 28,7 10,07 18,63 2 Cổ Nhuế 1 0,21 0,21 0 3 Đông Ngạc 4,34 3,22 1,12 4 Đức Thắng 0,93 0,75 0,18

5 Liên Mạc 8,7 2,7 6 6 Minh Khai 17,5 8,01 9,49 7 Phú Diễn 4,38 1,93 2,45 8 Phúc Diễn 2,26 1,83 0,43 9 Tây Tựu 20,66 15,49 5,17 10 Thượng cát 7,68 7,35 0,33 11 Thụy Phương 3,11 1,96 1,15 12 Xuân Đỉnh 16,02 3,8 12,22 13 Xuân Tảo 0,57 0,57 0 Tổng Tổng 115,06 57,89 57,17

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Bắc Từ Liêm)

Trên địa bàn toàn quận Bắc Từ Liêm năm 2015 khi mới lên quận có tổng diện tích đất công ích là 115,06 ha, phân bổ cho 13 phường trong quận, trong đó diện tích đất công ích của các phường tương đối khác nhau.Hiện nay, diện tích đất công ích chỉ còn 57,89 ha trên toàn quận, giảm 57,17 ha.

Theo bảng số liệu 3.2 có thế thấy diện tích đất công ích của quận Bắc Từ Liêm có sự thay đổi rõ rệt từ năm 2015 đến 2018.Có 11/13 phường thay đổi diện tích,các phường đều có xu hướng bị giảm diện tích đất công ích. Trong đó có thể nhận thấy phường Cổ Nhuế 2, phường Minh Khai và phường Xuân Đỉnh là các phường giảm diện tích đất nông nghiệp công ích nhiều nhất. Phường Xuân Tảo và phường Cổ Nhuế 1 không có sự thay đổi về diện tích đất nông nghiệp công ích.

Kết quả điều tra cho thấy tính đến thời điểm năm 2018, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp công ích còn lại của các phường trên địa bàn Quận như sau:

Bảng 3.3. Tỷ lệ % quỹ đất công ích trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm

STT Tên Phường Tổng diện tích ĐCI

2018(ha) Tổng diện tích đất SXNN(ha) Tỷ lệ( %) 1 Cổ Nhuế 2 10,07 144,49 6,97 2 Cổ Nhuế 1 0,21 4,52 4,65

3 Đông Ngạc 3,22 40,75 7,91 4 Đức Thắng 0,75 31,02 2,42 5 Liên Mạc 2,7 184,53 1,46 6 Minh Khai 8,01 268,88 2,98 7 Phú Diễn 1,93 97,88 1,97 8 Phúc Diễn 1,83 75,65 2,42 9 Tây Tựu 15,49 344,45 4,50 10 Thượng cát 7,35 111,72 6,58 11 Thụy Phương 1,96 44,13 4,44 12 Xuân Đỉnh 3,8 60,58 6,28 13 Xuân Tảo 0,57 11,68 4,91 Tổng 57,89 1420,28

Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Bắc Từ Liêm

Theo bảng 3.3 có 4 phường hiện nay diện tích đất công ích vượt quá 5% là phường Cổ nhuế 2 (6.97%), phường Đông Ngạc (7.91%), phường Thượng Cát (6.58%) và phường Xuân Đỉnh (6.28%).Đây là một trong những bất cập mà quận Bắc Từ Liêm đang gặp phải, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm đi, trong khi đó chính quyền địa phương chưa có những chính sách hợp lý để quản lý, sử dụng quỹ đất công ích nên vẫn xảy ra tình trạng đất công ích để không hoặc bị lấn chiếm, sử dụng không hiệu quả gây lãng phí quỹ đất. Còn lại 8 phường có diện tích đất nông nghiệp công ích không vượt quá 5% theo quy định của pháp luật.

3.3.1.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp công ích

Qua bảng 3.2 cho thấy quỹ đất công ích của phần lớn các phường đều có xu hướng giảm mạnh nhưng tỷ lệ giảm ở các phường là không đều nhau.

-Các phường có tỷ lệ giảm nhiều nhất là phường Cổ nhuế 2 ( giảm 18,63 ha ), phường Minh Khai ( giảm 9,49 ha), phường Xuân Đỉnh ( giảm 12,22 ha), điều này

phản ảnh tốc độ đô thị hóa ở các phường diễn ra nhanh, cùng với đó là các dự án công nghiệp và dịch vụ được triển khai ngày càng nhiều làm cho quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, và từ đó quỹ đất công ích cũng bị thu hẹp lại.

Có thể kể đến một số dự án lớn lấy diện tích đất công ích lớn như dự án sau: a, Dự án “Trạm trung chuyển đa phương thức, bãi đỗ xe công cộng và điểm đầu cuối xe buýt tại phường Minh Khai”.

Hình 3.1 Vị trí dự án trạm trung chuyển đa phƣơng thức tại P. Minh Khai

Dự án này được triển khai trên địa bàn phường Minh Khai ,diện tích bị ảnh hưởng phải thu hồi là 36.723 m2 , trong đó thu hồi 5.241,4 m2 nằm trong quỹ đất công ích của phường.

b, Dự án “Dự án nhà ở xã hội cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công An tại phường Cổ Nhuế 2”

Dự án xây dựng nhà ở xã hội cho cán bộ chiến sỹ Bộ công an phường Cổ Nhuế 2 nằm cạnh Khu đô thị Thành phố Giao Lưu với đầy đủ các chức năng và dịch vụ tiện ích, tận hưởng không gian xanh yên tĩnh, không bụi và tiếng ồn. Dự án giáp ranh với quận Cầu Giấy, đây là vị trí cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô với các tuyến đường huyết mạch của thủ đô như: Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng lên thẳng sân bay Nội Bài và Hoàng Quốc Việt kéo dài.

Hình 3.2 Phối cánh dự án nhà ở xã hội tại phƣờng Cổ Nhuế 2

Dự án thu hồi diện tích là 34.254m2 trong đó diện tích đất nông nghiệp công ích bị thu hồi ở phường Cổ Nhuế 2 là 17.736m2.Đây là một trong những dự án lớn và thu hồi nhiều đất công ích nhất trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2.

- Các phường còn lại có tỷ lệ giảm ít hơn, thậm chí phường Cổ Nhuế 1 và phường Xuân Tảo hầu như không có sự thay đổi về diện tích đất công ích.

3.3.1.3. Quy mô diện tích đất nông nghiệp công ích

Hiện nay, mặc dù đất công ích đã được pháp luật đất đai quy định tỷ lệ được để lại và qui định phân cấp quản lý nhưng trên thực tế, đất công ích chưa được các cấp có thẩm quyền quan tâm nhiều. Quy trình thực hiện là cấp tỉnh uỷ quyền cho cấp huyện, cấp huyện giao cho cấp xã tự chủ trong việc sử dụng đất công ích.

Bảng 3.4. Sự phân bố các thửa đất công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

STT Tên Phường Tổng diện tích ĐCI

2018(ha) Số thửa đất công ích(thửa) 1 Cổ Nhuế 2 10,07 152 2 Cổ Nhuế 1 0,21 65 3 Đông Ngạc 3,22 106 4 Đức Thắng 0,75 71 5 Liên Mạc 2,7 97 6 Minh Khai 8,01 138 7 Phú Diễn 1,93 87 8 Phúc Diễn 1,83 102 9 Tây Tựu 15,49 114 10 Thượng cát 7,35 98 11 Thụy Phương 1,96 93 12 Xuân Đỉnh 3,8 78 13 Xuân Tảo 0,57 79 Tổng 57,89 1280

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Bắc Từ Liêm)

Thực trạng cho thấy trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm nhiều phường khi quy hoạch đất đai theo kỳ quy hoạch, kế hoạch, diện tích đất công ích không được phân tách cụ thể do các thửa đất công ích nằm lẫn với diện tích đất đã giao ổn định cho hộ gia đình, cá nhân (như phường Minh Khai, Liên Mạc, Tây Tựu…) hoặc một số diện tích đất nông nghiệp, diện tích ao, hồ nằm đan xen trong các đất khu dân cư. Điều đó cho thấy, quỹ đất công ích của quận nằm rải rác, manh mún, ô thửa quá nhỏ, phân tán gây khó khăn cho công tác quản lý và nhu cầu sử dụng khi cần thiết (xây dựng cơ sở hạ tầng phải có những diện tích đất công ích lớn, tập trung).

Qua điều tra, khảo sát cho thấy ở phường Minh Khai, Tây Tựu, quy mô diện tích đất công ích được giao của các hộ là rất nhỏ, mỗi thửa có diện tích từ 30,0 –

200,0 m2, cá biệt có thửa diện tích nhỏ hơn 10,0m2; các ao, hồ mới có quy mô diện tích khoảng từ 1000,0 – 3000,0 m2. Tốc độ đô thị hóa nhanh, một phần làm cho phần diện tích đất công ích ở các phường giảm như ở phường Liên Mạc với diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn nhưng quỹ đất công ích không còn nhiều,chỉ còn 2,7 ha chủ yếu là ao hồ gây khó khăn trong việc phát triển của địa phương khi có nhu cầu xây dựng thêm cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng việc phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó với các hộ đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp tình trạng manh mún về quỹ đất công ích đã làm giảm hiệu quả nông nghiệp, gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương như khó bố trí cơ cấu cây trồng theo quy hoạch do diện tích ruộng nhỏ, xen kẽ, với nhiều chủ sử dụng, mỗi chủ có những khuynh hướng và trình độ sản xuất khác nhau. Chất lượng các khâu canh tác thấp, hạn chế, hạn chế việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như về giống, về cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá. Ô thửa đất công ích có hình dạng, kích thước nhỏ, vì vậy, diện tích đất bờ giữa các thửa tăng lên, gây lãng phí đất đai, tạo tâm lý tiểu nông sản xuất nhỏ, giảm cơ hội đầu tư thâm canh đối với người nông dân.

Mặt khác do khi giao ổn định lâu dài là kế thừa sự ổn định từ khoán 10 nên đất công ích nhìn chung là phân tán, manh mún xen kẽ với đất giao ổn định, kết quả điều tra, thu thập thông tin trên địa bàn cho thấy, quỹ đất công ích được phân bố ở khoảng 1280 thửa địa chính, thậm chí trong một thửa địa chính lại được chia nhỏ cho nhiều người sử dụng. Tính trung bình một phường quỹ đất công ích phân bố ở 98 thửa địa chính, các thửa địa chính không gọn theo vùng mà rải rác khắp địa bàn; trong một thửa địa chính thường đất công ích chiếm một tỉ lệ nhỏ khoảng 20 - 35% diện tích thửa, còn lại là diện tích đất sản xuất nông nghiệp giao ổn định cho hộ gia đình, cá nhân, đó là thống kê trên sổ sách và bản đồ còn thực địa không có vị trí cụ thể mà hòa lẫn với đất giao ổn định.

Kết quả điều tra cũng cho thấy: Phần lớn các phường có tỷ lệ diện tích đất công ích từ 5% trở lên thì chỉ có một số ít diện tích được để tập trung, gọn vùng,

gọn thửa còn lại phần lớn diện tích đều được để rải rác phân tán, tuy nhiên mức độ phân tán, rải rác và manh mún cũng không phân bố đều trên toàn phạm vi lãnh thổ của phường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 84 - 91)