3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích trên địa bàn
Bắc Từ Liêm
3.3.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích
Để đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng đất công ích trên địa bàn quận, cần đánh giá mục đích sử dụng của loại đất này.Và được thể hiện cụ thể ở bảng 3.3 dưới đây :
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
Mục đích sử dụng Năm 2015 Năm 2018
Ha % Ha %
Tổng diện tích
115,06 100 57,89 100
Cho các doanh nghiệp tư nhân thuê 66,97 58,1 36,1 62,3
Cho các hộ gia đinh cá nhân thuê
sản xuất nông nghiệp 33,65 29,2 14,6 25,2
Xây dựng các công trình tại địa
phương 1,95 1,7 2,83 4,9
Mục đích khác 7,8 5,9 3,18 5,5
Chưa đưa vào sử dụng 4,69 5,1 1,18 2,1
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Bắc Từ Liêm)
Qua bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ đất công ích dùng vào mục đích cho doanh nghiệp tư nhân thuê chiếm tỷ lệ lớn nhất.Cụ thể năm 2015 có 66,97 ha đất công ích cho doanh nghiệp tư nhân thuê chiếm 58,1%.Đến năm 2018 tùy có xu hướng giảm
nhưng vẫn chiếm tới 36,1 ha tương đương với 62,3 % tổng diện tích đất công ích toàn quận.
Trong khi đó năm 2015 tỷ lệ cho các hộ gia đình các nhân thuê để sản xuất nông nghiệp là 33,65 ha, đến năm 2018 còn 14,6 ha, ít hơn rất nhiều so với cho các doanh nghiệp tư nhân thuê kinh doanh. Điều này phản ánh bất cập trong công tác quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn quận. Theo quy định, phần diện tích đất nông nghiệp công ích chỉ được phép cho hộ gia đình các nhân thuê để sản xuất nông nghiệp. Việc cho các tổ chức, đơn vị tư nhân thuê để sản xuất kinh doanh là chưa đúng quy định và là bất cập đối với quận Bắc Từ Liêm, mặc dù đây được cho là một nguồn thu ngân sách lớn cho địa phương cũng như nhà nước.
-Hiện nay trên địa bàn quận đang xảy ra những bất cập lớn khi cho thuê vào mục đích kinh doanh cũng như cho thuê để sản xuất nông nghiệp.
Thứ nhất: Tình trạng lấn chiếm đất công ích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
đang là một trong những vấn đề gây khó khăn rất lớn trong công tác quản lý đối với chính quyền địa phương. Do đặc điểm đất công ích trên địa bàn quận thường manh mún, nhỏ lẻ nằm xen kẽ hoặc lẫn với những loại đất đã được giao ổn định nên việc xảy ra lấn chiếm diện tích đất công ích hiện nay là phổ biến. Một trong những khó khăn hiện nay là những diện tích lấn chiếm này phần lớn người dân đã sử dụng một thời gian dài, không chịu trả lại mà vẫn tiếp tục sử dụng mặc dù biết đó là quỹ đất nông nghiệp công ích. Vì vậy khi có chủ trương xây dựng các công trình phục vụ địa phương thì để thu hồi lại những diện tích lấn chiếm này là rất khó khăn.Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là việc buông lỏng quản lý ở cấp cơ sở, không sát sao cũng như không nắm bắt kịp thời địa bàn quản lý.
Thứ hai: Tình trạng giữa chính quyền địa phương và đối tượng thuê đất không
có hợp đồng thuê đất công ích, đấu thầu thiếu công khai minh bạch diễn ra nhiều trên địa bàn quận. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là các phường thường không công khai, thông báo đến người sử dụng đất cũng như người thuê đất các thông tin về đất công ích trên địa bàn. Thậm chí ở phường Minh Khai có những
trường hợp không yêu cầu ký hợp đồng thuê đất.
Diện tích đất công ích dùng vào mục đích xây dựng các công trình có xu hướng tăng từ 1,95 ha lên 2,83 ha nhằm đáp ứng các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt khi tách quận, các trụ sở ở các phường đang thiếu nhất là đối với những phường mới tách. Có thể nói đến như phường Cổ Nhuế 2 đang trong giai đoạn xây dựng trụ sở UBND mới ,phường Phúc Diễn xây dựng trụ sở công an phường… Qua đó có thể thấy sự quan tâm của lãnh đạo, chính quyền quận đối với việc sử dụng quỹ đất công ích vào mục đích xây dựng các công trình công cộng.
3.3.2.2. Đối người sử dụng đất công ích
Nhà nước quy định đầy đủ chính sách sử dụng đất đảm bảo cho người làm nông nghiệp có đất sản xuất, sử dụng ổn định, lâu dài, được cấp giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng đất và hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Đối với đất công ích cũng vậy, Nhà nước cũng có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người sử dụng đất.Trường hợp Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân khi thửa đất đó đang trong thời hạn thuê đất thì sẽ được bồi thường về hoa màu và các tài sản trên đất. Đồng thời, người sử dụng đất cơ bản đã thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với nhà nước trong việc sử dụng đất công ích, các hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt chính sách pháp luật đất đai khi được nhà nước giao và cho thuê sử dụng đất công ích. Phần thu tài chính từ sử dụng quỹ đất này giúp cho các địa phương có kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng như đường dây tải điện, đường giao thông, trường học, kênh mương...
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực trong việc quản lý và sử dụng quỹ đất này còn một số tồn tại sau:
+ Hầu hết diện tích đất này để phân tán, manh mún, tình trạng lấn chiếm đất công, cho thuê thu tiền một lần tồn đọng từ trước khá phổ biến, gây khó quản lý và đặc biệt khi chuyển mục đích sử dụng để xây dựng các công trình của địa phương, của nhà nước gặp khó khăn.
+ Số liệu chưa chính xác, thậm chí ở một số địa phương mới chỉ quản lý trên số liệu, còn thực tế thửa đất công ích ra sao không xác định được trên bản đồ. Việc sử dụng đất công ích ở một số nơi không đúng quy định của Luật đất đai, Nghị định 64/CP của Chính phủ và các qui định của UBND tỉnh.
+ Phần lớn các phường có diện tích đất công ích đều chưa có quy hoạch cụ thể, chi tiết đối với các khu vực đất dành cho đất công ích mà chỉ để tập trung ở một số khu vực, còn lại để phân tán, manh mún, thậm chí còn xen kẽ với diện tích đất sản xuất nông nghiệp giao ổn định cho các hộ.
+ Sử dụng sai mục đích khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
3.3.2.3. Tình hình sử dụng nguồn tài chính thu được từ đất công ích
Hiện nay, các nhu cầu hoạt động cho chính quyền cấp cơ sở đòi hỏi ngày càng cao. Vì vậy, vấn đề tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình công cộng, khoa học kỹ thuật của xã, phường, thị trấn, phục vụ cho các hoạt động của chính quyền, các tổ chức đoàn thể là yêu cầu bức thiết hiện nay của các địa phương. Để thực hiện được những nhiệm vụ quan trọng đó, bộ máy chính quyền phường, phải được Nhà nước đầu tư vốn bằng nhiều nguồn khác nhau như ngân sách nhà nước cấp hàng năm, thu thuế, vốn huy động từ nhân dân, vốn vay ngân hàng thông qua các tổ chức tín dụng và nguồn kinh phí thu được từ quỹ đất công ích; trong đó, nguồn kinh phí thu từ quỹ đất công ích mang tính ổn định, lâu dài mà chủ yếu thông qua việc cho thuê sử dụng quỹ đất này.
Quận Bắc Từ Liêm cũng thực hiện việc cho tổ chức và hộ gia đình cá nhân thuê đất công ích thông qua hình thức đấu thầu để sản xuất cũng như canh tác, từ đó mang lại nguồn thu ổn định cho địa phương góp phần xây dựng kinh tế - xã hội. Cụ thể được thể hiện dưới bảng sau đây:
Bảng 3.6. Tiền thuê đất công ích hàng năm STT Đơn vị hành chính Diện tích đất công ích (ha) Diện tích đất công ích cho thuê (ha) Tiền thuê đất công ích hàng năm (nghìn đồng) Bình quân tiền thuê đất trên 1 mét vuông đất công ích ( đồng) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Cổ Nhuế 2 10,07 9,2 72.680 790 2 Cổ Nhuế 1 0,21 0,21 1.470 700 3 Đông Ngạc 3,22 3 22.500 750 4 Đức Thắng 0,75 0,75 5.700 750 5 Liên Mạc 2,7 2,7 21.600 800 6 Minh Khai 8,01 7,36 58.880 800 7 Phú Diễn 1,93 1,93 14.480 750 8 Phúc Diễn 1,83 1,6 12.000 750 9 Tây Tựu 15,49 12,02 91.350 760 10 Thượng cát 7,35 7,35 47.780 650 11 Thụy Phương 1,96 1,41 8.460 600 12 Xuân Đỉnh 3,8 2,6 11.700 450 13 Xuân Tảo 0,57 0,57 2.500 420 Tổng cộng 57,89 50,7 371.100 695
(Nguồn: Ủy ban nhân dân các phường)
Từ kết quả điều tra, hàng năm các phường có đất công ích thu được khoảng 371.100.000 đồng từ tiền thuê đất công ích. Bình quân mỗi mét vuông đất công ích có giá thuê khoảng 695 đồng; trong đó phường Liên Mạc và Minh Khai có giá cho
công ích. Nguồn thu từ đất công ích được hạch toán riêng biệt và chủ yếu để chi xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước,…
Xét về quan điểm kinh tế thì khoản thu này không lớn đối với một chính quyền cơ sở, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng khi xét trên quan điểm xã hội đem lại hiệu quả đáng kể, góp phần duy trì những tập tục truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa tốt đẹp, tăng cường tính cộng đồng, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định chính trị và đời sống tinh thần cho nhân dân của địa phương.