Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ tài chính cho người lao động tại tập đoàn điện lực việt nam (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

2.4.1. 1. Chính sách pháp luật của Nhà nước

Đãi ngộ tài chính của các DN nói chung và của Tập đoàn nói riêng đều chịu sự tác động của chính sách Nhà nước của từng thời kỳ, các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật. Với đặc thù là một Tập đoàn 100% vốn nhà nước hạng đặc biệt, ngoài sự điều chỉnh của văn bản chung Tập đoàn còn là đối tượng điều chỉnh của các văn bản về chính sách tiền lương, thu nhập của một DN do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013, Tập đoàn thực hiện áp dụng hệ thống thang, bảng lương theo Nghị định số 205/2013/NĐ-CP trong việc quản lý và chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên Tập đoàn. Tuy nhiên, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, theo đó Quy chế tiền lương, tiền thưởng, hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của NLĐ do DN tự xây dựng ban hành,

tiền lương của NLĐ do NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ; Tiền lương của viên chức quản lý DN do Nhà nước quy định.

Về thang lương, bảng lương: Kể từ ngày 01/07/2013, khi Bộ Luật lao động 2012 và Nghị định số 49/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì các DN tự xây dựng ban hành hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo một số nguyên tắc Quy định của Nhà nước như mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định… và trên cơ sở điều kiện thực tế SXKD của DN, đơn vị không cần đăng ký hệ thống thang bảng lương như trước đây mà chỉ cần gửi thông báo (kèm theo hệ thống thang bảng lương) đến cơ quan quản lý về lao động theo phân cấp để theo dõi, giám sát thực hiện.

Về tiền lương tối thiểu: Theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2018, cụ thể với các mức như sau:

+Vùng 1: 3.980.000 đồng/tháng

+Vùng 2: 3.530.000 đồng/tháng

+Vùng 3: 3.090.000 đồng/tháng

+Vùng 4: 2.760.000 đồng/tháng

2.4.1.2. Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật phát triển tác động không nhỏ đến quy định trả lương của Tập đoàn một cách gián tiếp. Để phục vụ khai thác sản xuất, cung ứng điện cho tiêu dùng và phát triển kinh tế xã hội, Tập đoàn đã đầu tư trang thiết bị máy móc công nghệ, thiết bị hiện đại và tân tiến của thế giới. Ngoài ra, để làm chủ công nghệ và học hỏi kiến thức kinh nghiệm sản xuất của các quốc gia khác, EVN cũng đã cử hàng loạt cán bộ đi tu nghiệp tại nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản,… Số lao động này khi về nước đều được hưởng các chế

độ đãi ngộ đặc biệt. Theo yêu cầu hiện nay của Lãnh đạo EVN, bộ phận làm công tác lao động tiền lương cần phải khẩn trương nghiên cứu chế độ chính sách hoặc có văn bản xin cơ chế riêng của các Bộ, ngành nhằm xây dựng quy chế đãi ngộ cao đối với lao động trình độ cao, lao động được đào tạo ở nước ngoài về.

2.4.1.3. Thị trường lao động

Đãi ngộ tài chính luôn là mối quan tâm đặc biệt hàng ngày của NLĐ, do vậy công tác đãi ngộ tài chính phải đảm bảo công bằng, cạnh tranh là điều bất kỳ DN nào cũng quan tâm, chú trọng. Trong quá trình sửa đổi các chế độ liên quan đến tài chính thì Tập đoàn nên thực hiện điều tra, khảo sát mức thu nhập bình quân trên thị trường để làm căn cứ xây dựng chế độ cho NLĐ.

Đặc biệt việc giữ chân các lao động giỏi, có trình độ bằng các chế độ đãi ngộ, khuyến khích thỏa đáng được ưu tiên, là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới quy định về việc xác định các chế độ cho NLĐ. Nếu Tập đoàn không có chế độ đãi ngộ tốt, hợp lý thì sẽ dẫn đến việc NLĐ nghỉ việc,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ tài chính cho người lao động tại tập đoàn điện lực việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)