Các tiêu chí đánh giá đãi ngộ tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ tài chính cho người lao động tại tập đoàn điện lực việt nam (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các tiêu chí đánh giá đãi ngộ tài chính của doanh nghiệp

Tỷ lệ các nội dung trong đãi ngộ tài chính tuân thủ đúng quy định của pháp luật

Các quy định của chế độ đãi ngộ tài chính cần đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động của nhà nước như không trả lương thấp hơn tiền lương tối thiểu của nhà nước; không trả lương làm thêm giờ, làm đêm thấp hơn quy định hiện hành của pháp luật lao động, tuân thủ việc tham gia bảo hiểm cho NLĐ,... Do vậy việc đánh giá tỷ lệ các nội dung được quy định trong đãi ngộ tài chính có tn thủ đúng quy định của pháp luật hay khơng là một trong các tiều chí đánh giá về đãi ngộ tài chính cuả DN.

Tỷ lệ các nội dung trong đãi ngộ tài chính đảm bảo tính hợp lý và cơ hội phát triển tốt cho NLĐ trong tương lai

Điều đó địi hỏi mức đãi ngộ trả cho NLĐ không nên thấp hơn so với mặt bằng giá công lao động chung của loại lao động đó ở trên thị trường, đồng thời các chế độ đãi ngộ tài chính phải đáp ứng được nhu cầu cơ bản của NLĐ để giữ chân nhân viên giỏi. Chế độ đãi ngộ tài chính phải thỏa đáng, phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động; NLĐ có nhiều cơ hội để phát triển và để cho họ thấy được tương lai tốt đẹp khi làm việc lâu dài tại tổ chức.

Tỷ lệ các nội dung trong đãi ngộ tài chính đảm bảo tính kích thích tinh thần làm việc của NLĐ

NLĐ có năng suất, chất lượng lao động cao thì phải được hưởng mức đãi ngộ tài chính cao hơn NLĐ có năng suats, chất lượng lao động thấp hơn; làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, làm như nhau hưởng như nhau và mức đãi ngộ phải hợp lý, thỏa đáng. Chế độ đãi ngộ tài chính được áp dụng phải đảm bảo thu hút được sự chú ý của NLĐ và thúc đẩy họ phấn đấu cố gắng làm việc, kích thích ý chí làm việc của NLĐ.

Tỷ lệ các nội dung trong đãi ngộ tài chính đảm bảo tính minh bạch, dễ hiểu, dễ tính

Khi xây dựng chế độ đãi ngộ tài chính trong tổ chức, cần đảm bảo tính minh bạch, dễ tính, dễ hiểu. Nếu tiêu chí này được đảm bảo thì NLĐ có thể tự tính tốn được thu nhập của mình, NLĐ hiểu và dễ dàng tham gia bàn luận và thương lượng về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ tài chính khác, tránh các tranh chấp có thể phát sinh khơng đáng có.

Tỷ lệ các nội dung trong đãi ngộ tài chính nhận được sự chấp thuận của Tập thể lao động

Chế độ đãi ngộ tài chính cho NLĐ là kết quả cuả quá trình thương lượng giữa NSDLĐvà NLĐ. Khi người lao động chấp thuận chế độ đãi ngộ tài chính mà DN đưa ra thì sẽ khơng có tranh chấp về quyền và lợi ích sau này khi áp dụng các loại đãi ngộ đã ban hành. Từ đó giúp việc quản lý lao động và triển khai các chính sách khơng gặp khó khăn và vướng mắc nào.

1.5. Kinh nghiệm đãi ngộ tài chính của một số doanh nghiệp và bài học cho Tập đồn Điện lực Việt Nam

Vì EVN có ngành nghề hoạt động SXKD là sản xuất điện – sản phẩm độc quyền nên trong phần này tác giả luận văn đề cập tới một số kinh nghiệm của Tập đồn, DN cùng loại hình sở hữu DN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đãi ngộ tài chính cho người lao động tại tập đoàn điện lực việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)