Thống kê câu trả lời phiếu 1 của các nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác môi trường tin học và biểu diễn hình học trong dạy học một số bất đẳng thức (Trang 87 - 89)

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Hình tròn – lỗ

tròn Có Có Có Có Có Có

Hình tròn – lỗ

vuông Không Có Có Không Không Không

Hình tròn – lỗ

tam giác đều Không Không Có Có Không Không Hình vuông – lỗ

vuông Có Có Có Có Có Có

Hình vuông – lỗ

tròn Có Không Có Không Không Không

Hình vuông – lỗ

tam giác đều Không Không Có Không Có Không Hình tam giác

đều – lỗ tam giác đều

Có Có Có Có Có Có

Hình tam giác

đều – lỗ vuông Không Có Không Có Có Không Hình tam giác

đều – lỗ tròn Không Không Không Không Có Không

Như vậy, chỉ có nhóm 6 cắt được các hình chỉ bỏ vào đúng lỗ có cùng hình dạng. Sau đây là sản phẩm và kích thước hình của một số nhóm:

Cạnh tam giác đều: 3,6cm Cạnh hình vuông: 3cm Bán kính hình tròn: 2cm

Hình 2.18. Pha 1 – sản phẩm của nhóm 3

Cạnh tam giác đều: 5,8cm Cạnh hình vuông: 6cm Bán kính hình tròn: 2,75cm

Chúng tôi nhận thấy khó khăn của các nhóm ở pha này là không biết cách cắt để lấy ra nguyên vẹn hình mà không cắt lấn sang phần bìa còn lại. Vì vậy, giáo viên đã hướng dẫn các nhóm đặt bìa lên tấm mica, dùng dao rọc giấy rạch theo viền của hình, khi đó sẽ nhận được hình nguyên vẹn.

Các diễn tiến tiếp theo của pha 1 gần như theo đúng với hoạch định từ trước. Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, giáo viên vấn đáp hình nào đặt lọt vào lỗ nào, số đo của mỗi nhóm là được lấy ngẫu nhiên, không tuân theo yêu cầu nào cả.

Pha 2: Các diễn tiến tiếp theo của pha 2 gần như theo đúng với hoạch định từ trước. Giáo viên giới thiệu về trò chơi “thả khối” cho các em bé 2 tuổi, vừa nói vừa diễn tả hoạt động “thả khối” với các mô hình trò chơi đã chuẩn bị sẵn, cho học sinh thấy được nhu cầu và yêu cầu của trò chơi này, thấy được vì sao cần tính toán sao cho khối bỏ lọt được vào lỗ có cùng hình dạng với đáy. Ngoài ra, giáo viên cũng cho một số học sinh thử trò chơi này.

Với câu hỏi “Các em đã biết vì sao nhóm mình khi nãy cắt hình chưa thoả yêu cầu trò chơi chưa?”, các nhóm đều trả lời với ý là các số đo hình vẽ của nhóm chưa được

tính toán cẩn thận, cũng như chưa biết mục đích vì sao cần phải cắt các hình này nên cho các số đo ngẫu nhiên.

Pha 3:

Với yêu cầu viết các số đo cụ thể để một nhóm học sinh lớp khác có thể thiết kế trò chơi thoả yêu cầu, kết quả chúng tôi nhận được từ các nhóm như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác môi trường tin học và biểu diễn hình học trong dạy học một số bất đẳng thức (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)