Một trong những hạn chế lớn nhất của VPBank chi nhánh Hà Nội hiện nay là huy động vốn trung và dài hạn không đủ để tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Nguồn vốn trung dài hạn tại Chi nhánh năm 2009 giảm đáng kể bởi nền kinh tế lạm phát, người dân ưa thích kỳ hạn ngắn hơn. Chính vì thế, Chi nhánh buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn và đi vay Trung ương để cho khách hàng vay. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn quá thấp, mất cân đối
nghiêm trọng trong tổng nguồn vốn huy động, điều này gây khó khăn cho việc tài trợ các dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia.
Chính sách về sản phẩm còn chưa được cải thiện nhiều: các sản phẩm huy động vẫn mang tính chất đơn điệu, truyền thống và không linh hoạt. Do đó sẽ kèm theo các mức lãi suất không linh hoạt. Việc triển khai thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng đã tạo điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ mới nhưng chưa được thực hiện triệt để và mạnh mẽ. Chất lượng dịch vụ trong hoạt động huy động vốn vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sự phát triển của thị trường đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp một danh mục đa dạng các sản phẩm huy động vốn, đồng thời phải có sự tư vấn cặn kẽ thì khách hàng mới có thể hiểu và tích cực tham gia.
Đối với dân cư, hiện nay sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm tiết kiệm truyền thống: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Khách hàng chưa được sử dụng các loại hình dịch vụ hiện đại: đầu tư tự động.... Các kỳ hạn huy động đối với sản phẩm tiết kiệm còn hạn chế, chưa có nhiều hình thức để người gửi tiền lựa chọn. Các dịch vụ khác ngoài dịch vụ nhận lãi tiền gửi: thanh toán hộ, chuyển trả, đầu tư. vẫn chưa được áp dụng.
Các sản phẩm của VPBank chi nhánh Hà Nội vẫn mang nặng tính chất đơn lẻ, chưa có mối liên hệ với nhau, tạo thành nhóm sản phẩm được thiết kế riêng cho từng nhóm khách hàng, đảm bảo khi đã sử dụng một sản phẩm của ngân hàng họ sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm khác. Do đó khách hàng sẽ có thể phải lựa chọn một ngân hàng khác để sử dụng một loại dịch vụ khác.
Một bộ phận nhân viên của ngân hàng vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, chưa nắm vững nghiệp vụ khiến khách hàng cảm thấy chưa hài lòng. Phương thức giao dịch vẫn còn làm mất thời gian của khách hàng, khiến họ phải làm quá nhiều công việc
khi nộp rút tiền hoặc tiến hành gửi một khoản tiết kiệm vào ngân hàng hoặc khi tiến hành thanh toán một khoản tiền ra nước ngoài.
Lãi suất huy động chưa được đa dạng hóa, một phần do hình thức huy động vốn chưa được phân chia cụ thể. Nguyên nhân lãi suất bị khống chế là do lãi suất trần của NHNN nên lãi suất huy động vẫn chưa phản ánh được lãi suất thực trên thị trường. Trong một vài năm gần đây, tuy lãi suất của Việt Nam cũng đã được điều chỉnh theo mức biến động của lãi suất thế giới nhưng vẫn chịu sự quản lý của nhà nước. Cơ cấu lãi suất còn chưa hợp lý, mức lãi suất tiền gửi của các TCKT còn chênh lệch so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên khả năng thu hút vốn nguồn vốn nhàn rỗi của các TCKT là chưa cao.
Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ còn chưa cao do công cụ này có tính lỏng thấp, mối quan hệ qua lãi giữa ngân hàng và thị trường chứng khoán còn lỏng lẻo, chưa có tính hỗ trợ cao.
Chưa có mạng lưới của VPBank chi nhánh Hà Nội ở các vùng sâu vùng xa của tỉnh, điều này làm mất đi một bộ phận khách hàng tiềm năng của Chi nhánh.
Chưa có các chương trình và biện pháp quảng bá hình ảnh của Chi nhánh cũng như chưa có các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra được các giải pháp tốt nhất cho việc gia tăng tổng số vốn huy động.
Chưa có các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể nhằm đánh giá một cách chuẩn xác hiệu quả huy động và sử dụng vốn. Chưa có các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành bộ máy, điều này làm tăng chi phí huy động vốn dẫn tới nguồn tín dụng sẽ không hấp dẫn đối với khách hàng.
KẾT LUẬN CHUƠNG 2
Chương 2 giới thiệu một cách tổng quát về Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng qua đó tìm hiểu thực trạng hiệu quả huy động vốn của chi nhánh Hà Nội.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày 01/10/2008, vốn điều lệ của VPBank là 2.117.474.330.000 đồng
Thông qua việc tìm hiểu thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội có thể đánh giá được những kết quả đạt được, những tồn tại làm hạn chế huy động vốn tại chi nhánh, nguyên nhân của tình trạng trên để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp thúc đẩy hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội nói riêng và toàn hệ thống VPBank nói chung.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VPBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI