Xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, thực hiện sự chỉ đạo nhất quán toàn diện của Trung ương, VPBank chi nhánh Hà Nội quán triệt thực hiện chiến lược
phát triển chung của toàn hệ thống với nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, xây dựng mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2010-2015 và trọng tâm 2010 như sau:
Xây dựng VPBank chi nhánh Hà Nội trở thành ngân hàng hàng đầu trên địa bàn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong thái phục vụ khách hàng. Hướng tới là ngân hàng bán lẻ tốt nhất, phục vụ tốt đối tượng khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu.
Các nhiệm vụ cụ thể:
Toàn chi nhánh tập trung mọi nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh Trung ương giao và do Chi nhánh đề ra.
Cùng với địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Cung cấp nguồn vốn tín dụng có hiệu quả giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất từ đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của đất nước.
Tích cực chuyển dịch cơ cấu hoạt động theo hướng an toàn, hiệu quả. Tập trung phát triển hoạt động dịch vụ, phát triển các sản phẩm bán lẻ phục vụ đối tượng các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tập trung chuyển đổi phương thức hoạt động nhằm thoả mãn cao nhất các nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, gia tăng nhanh hiệu quả và kiểm soát được rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh, từng loại hình sản phẩm.
Tích cực tìm kiếm, phát hiện các khách hàng tốt, những dự án có hiệu quả đặc biệt là ở những ngành là thế mạnh là lợi thế so sánh của địa bàn để đầu tư vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng cường huy động vốn giá rẻ từ các TCKT, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động được tăng lên sẽ giúp chi nhánh chủ động về vốn. muốn vậy, cần:
- Tăng cường huy động vốn đối với mọi tổ chức, cá nhân, các TCKT.
- Đa dạng hoá các loại hình và phương thức huy động cả VND và USD, đa dạng hoá các loại kỳ hạn, đưa ra nhiều sản phẩm cho việc huy động vốn .
- Mở rộng các kênh huy động sang Bảo hiểm, Kho bạc, các Bệnh viện, trường học.. .và cả các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.
- Ket hợp giữa tín dụng và huy động vốn. Ket hợp huy động vốn và phát triển dịch vụ. Mở rộng các sản phẩm dịch vụ để tăng thêm nguồn vốn.
- Có chính sách với những khách hàng có tiền gửi lớn và khách hàng có tiềm năng.
- Bám sát các dự án có nguồn vốn lớn như: Giao thông, Điện, Nước ...
- Có cơ chế khuyến mại linh hoạt và lãi suất hợp lý .
- Mở rộng mạng lưới huy động đồng thời để phát triển dịch vụ . Chỉ tiêu cụ thể:
Tăng trưởng huy động vốn bình quân đạt khoảng 14,3%.
Tăng cường huy động vốn từ các TCKT phấn đấu đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 25,2%. Nâng cao dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCKT trong tổng nguồn vốn lên 35%-40%.
Cùng với việc tăng lên của vốn huy động từ TCKT thì nguồn vốn huy động từ dân cư sẽ giảm đi tuy nhiên vẫn chiếm ưu thế trong tổng nguồn huy động. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn này phấn đấu đạt 10,5%.
Phát hành giấy tờ có giá trong tổng vốn huy động sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ khoảng 10% với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,9%.
Nguồn vốn trung dài hạn vẫn luôn chiếm ưu thế.
Xây dựng kế hoạch, các giải pháp, biện pháp cụ thể về huy động vốn phù hợp với từng thời kỳ đảm bảo tính cạnh tranh và nâng cao nguồn vốn huy động.