Đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0915 nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam chi nhánh hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 112)

Trong bất kỳ một hoạt động nào. Yếu tố nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh rất nhạy cảm, sự thành công của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ của đôi ngũ cán bộ và nhân viên. Hiện nay, các NHTM nước ta đang thực hiện quá trình hiện đại hoá, phát triển các nghiệp vụ mới, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khi lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang đến gần. Để hiện đại hoá, các NHTM đã và đang tiến hành các cơ cấu lại ngân hàng, đưa công nghệ tin học vào tất cả các khâu, các nghiệp vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới, ... đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, NHTM là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động đa năng với nhiều nghiệp vụ và đối tượng đào tạo khác nhau, đòi hỏi chuyên môn hoá cao, lại rất nhậy cảm với các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ nhân viên cần phải tiến hành thường xuyên, vừa đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh doanh hiện nay vừa chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển NHTM trong tương lai. Các giải pháp cụ thể là:

Thứ nhất, ở VPBank chi nhánh Hà Nội đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ chiếm tỷ lệ khá đông, còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Do đó Chi nhánh cần có hướng đào tạo cho phù hợp đồng thời quán triệt cho họ nhận thức được tầm quan trọng về khả năng đóng góp của mình vào sự thành công của ngân hàng.

Thứ hai, cần chú trọng hơn nữa đến chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua việc hoàn thiện về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân lực, lựa chọn và phân hạng nhân lực, chức danh tiền lương và chế độ khen thưởng, khuyến khích các nguyên tắc giao tiếp nội bộ.. ,vo`i mục tiêu nâng cao tầm và kỹ năng của cán bộ lãnh đạo, xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu, có khả năng quản trị công nghệ hiện đại và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt.

Nâng cao chất lượng tuyển dụng bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp đảm bảo lựa chọn được những ứng viên xứng đáng có đủ năng lực, kiến thức đáp ứng nhu cầu công việc. Khi tuyển chọn cần chú ý các mặt trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, đạo đức tác phong, khả năng thực tế qua kiểm tra, phỏng vấn. Việc tuyển dụng phải được thông báo công khai trên các báo đài để thu hút nhân tài. Trong thi tuyển không nên bỏ phần thi ngoại ngữ và tin học bên cạnh phần thi nghiệp vụ như một vài7 năm gần đây vì đây là những kiến thức rất cần thiết đối voi một cán bộ ngân hàng đặc biệt trong quá trình mà các sản phẩm công nghệ cao, các loại máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức về ngoại ngữ, am hiểu về tin học thì moi có thể vận hành tốt được.

Thứ ba, làm tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo để xây dựng một đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và phẩm chất tốt, gắn bó voi chi nhánh. Tạo lập một hệ thống cơ chế chính sách động lực để khuyến khích sự vươn lên trong lao động sáng tạo của tập thể CBCNV.

Thứ tư, tăng nguồn nhân lực nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch về năng suất lao động như huy động vốn bình quân đầu người, dư nợ bình quân đầu người, lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người.

Thứ năm, công tác đào tạo cán bộ cần được chú trọng và phát triển thường xuyên. Cử cán bộ đi học tập đầy đủ tại các lớp đào tạo ngắn và dài hạn do Trung ương và tỉnh tổ chức (về cả học tập chính trị và chuyên môn). Tại đơn vị cần áp dụng nhiều hình thức đào tạo như đào tạo tại chỗ cho nhân viên mới; đào tạo lại cho những cán bộ tuổi đã cao, kiến thức đã lạc hậu; đào tạo bổ sung kiến thức đối với cán bộ theo từng chuyên ngành.

Thứ sáu, với những người có khả năng cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tham gia các khoá đào tạo sau đại học nhằm nâng cao trình độ, kiến thức và khả năng chuyên môn. Chi nhánh cần đưa ra chính sách khuyến khích nhân viên học tập, không ngừng đảm bảo phúc lợi đầy đủ tạo động lực cho cán bộ tích cực học hỏi, có sự gắn kết, kế thừa phát triển liên tục giữa các thế hệ trong ngân hàng. Điều đó làm tăng tính đoàn kết, an toàn trong hoạt động làm tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng.

Thứ bảy, về sử dụng lao động: Bố trí cán bộ nhân viên vào những vị trí phù hợp với khả năng, trình độ, tính cách để phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo. Xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật, khuyến khích vật chất tạo động cơ kích thích người lao động hăng say làm việc. Xây dựng quy hoạch cán bộ theo nhu cầu của chi nhánh và năng lực triển vọng của CBCNV.

Thứ tám, cải thiện môi trường làm việc khiến cho nhân viên thực sự năng động, sáng tạo và làm chủ nghiệp vụ, tránh tình trạng trong chờ, ỷ lại vào cấp trên. Luôn tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các nhân viên, tạo động lực trong lao động tránh tình trạng ngại học hỏi và từ đó nâng cao kinh nghiệm cho bản thân. Hoạt động ngân hàng bên cạnh nhân viên có trình độ cao phải có nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trung thành với ngân hàng mới tạo ra tính an toàn, chắc chắn trong công việc. Cải tạo môi

trường làm việc làm cho nhân viên gắn kết với nhau hơn, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì cần phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo có hệ thống, kiến thức phong phú về nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực, có khả năng nắm bắt những thay đổi của thị trường. Phải có một chính sách đào tạo, tuyển dụng, sử dụng lao động hợp lý để mỗi nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình làm lợi cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0915 nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam chi nhánh hà nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w