Ngân hàng VPBank cần có chính sách, biện pháp khuyến khích các đơn vị thành viên trong hệ thống tăng tỷ trọng sử dụng vốn vào các hình thức tín dụng gián tiếp, tín dụng chiết khấu, kinh doanh dịch vụ nhằm đổi mới cấu trúc tài sản của ngân hàng theo hướng phân tán rủi ro.
Hiện nay Ngân hàng VPBank đã có một chính sách về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên cần có một cơ chế mở để các chi nhánh áp dụng chính sách phí ưu đãi đối với các khách hàng kinh doanh có hiệu quả và sử dụng dịch vụ ngân hàng trọn gói, bởi có như vậy chi nhánh mới chủ động tính toán hiệu quả trong việc miễn hoặc giảm phí dịch vụ cho khách hàng nhưng trên cơ sở vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà gói dịch vụ mang lại (tiền gửi-tiền vay-dịch vụ).
Ngân hàng VPBank cần nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp trao đổi thông tin trong hệ thống, giúp các chi nhánh VPBank trong hệ thống tiếp cận nhanh chóng với những thông tin mới nhất về thị trường, về các khách hàng trong đó cần tăng cường cung cấp thông tin mang tính phân tích, phát huy và đưa vào sử dụng các phương tiện máy móc thu thập và xử lý thông tin hiện đại .
Ngân hàng VPBank cần tăng cường vai trò là người hướng dẫn thực hiện các văn bản, quy chế, quy định của NHNN.
Ngân hàng VPBank cần tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách khách hàng, áp dụng các mức ưu đãi về lãi suất hấp dẫn để thu và giữ được các khách hàng ổn định.
Nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại: homebanking, internet banking,.. .trong toàn hệ thống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro trong chương 2, chương 3 đã nêu ra một số giải pháp cho VPBanh chi nhánh Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn. Bên cạnh đó, chương 3 còn đưa ra một số kiến nghị ở cấp vĩ mô đối với Nhà nước, Ngân hàng nhà nước, với bản thân VPBank nhằm thúc đẩy hệ thống huy động của toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và VPBank chi nhánh Hà Nội nói riêng.
Như vậy, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại luôn cần phải được quan tâm và thúc đẩy hơn nữa. Các giải pháp nêu ra ở chương 3 chủ yếu nêu ra để áp dụng cho VPBank chi nhánh Hà Nội nhưng đểu có thể áp dụng cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong thực tế VPBank chi nhánh Hà Nội phải vận dụng các giải pháp như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất để có thể thu hút và duy trì khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng. Việc vận dụng các giải pháp một cách hợp lý như vậy là một nghệ thuật trong kinh doanh mà VPBank cần phải xem xét chứ không chỉ đơn thuần vận dụng một cách máy móc. Vì vậy, các chi nhánh cần phải xem xét để vậ dụng các giải pháp linh hoạt, hợp lý theo từng trường hợp và khách hàng cụ thể. Mục đích chính của việc vận dụng các giải pháp là nâng cao hiệu quả huy động vốn cho VPBank chi nhánh Hà Nội.
KẾT LUẬN
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu sự tiếp nối - phát triển liên tục của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Trở thành thành viên của WTO kinh tế Việt Nam đang có vận hội mang tính quyết định để tăng tốc phát triển và hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những cơ hội cũng xuất hiện không ít những khó khăn và thách thức đòi hỏi phải vượt qua, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Theo lộ trình mở cửa nền kinh tế các qui định hạn chế hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài dần bị xoá bỏ như: các giao dịch về hoạt động tiền gửi, các điều kiện cho vay, chiết khấu, thế chấp; các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ở nước ta, được phát hành ATM theo đối xử quốc gia, được cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính như các ngân hàng trong nước. Điều này khiến cho các ngân hàng Việt Nam vốn đã hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ thì nay lại càng quyết liệt hơn khi có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài. Hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng trong tương lai sẽ hết sức khó khăn. Để có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành thị phần ngày càng khốc liệt, để có nguồn vốn vững chắc và ổn định thì đòi hỏi các ngân hàng cần chủ động, tích cực đổi mới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính nâng cao khả năng quản trị, xác lập duy trì hệ thống chỉ tiêu an toàn kinh doanh, đổi mới công nghệ, mở ra các nghiệp vụ và dịch vụ mới theo chuẩn mực quốc tế,...Bên cạnh đó cần xây dựng và hoàn thiện chính sách huy động vốn hợp lý, cùng với đó là yêu cầu nâng cao hiệu quả của các công tác bổ trợ cho hoạt động huy động vốn.
Trong thời gian qua, nguồn vốn của VPBank chi nhánh Hà Nội không ngừng tăng trưởng, hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh đã từng bước được cải thiện, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng thu nhập cho chi nhánh.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, giống như các ngân hàng khác, VPBank chi nhánh Hà Nội cũng gặp phải không ít khó khăn từ bản thân nội tại chi nhánh và do tác động từ môi trường khách quan bên ngoài. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn và từ đó nâng cao vị thế, uy tín hình ảnh của mình, VPBank chi nhánh Hà Nội cần phải thực hiện một hệ thống các giải pháp có tính chiến lược, ổn định, lâu dài. Điều này cũng đòi hỏi ở tâm vĩ mô Nhà nước cùng với các cấp, các ngành cũng phải có các biện pháp đồng bộ tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thực thi các giải pháp đó.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam chi nhánh Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế” là một công trình khoa học, nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về hiệu quả huy động vốn tại VPBank chi nhánh Hà Nội. Các giải pháp đề ra có một ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chi nhánh nói riêng cũng như cả hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung trong tiến trình hội nhập hiện nay.
Những kết quả đạt được của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh, tạo cho VPBank chi nhánh Hà Nội, tạo năng lực để cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, trong nước và các ngân hàng nước ngoài.
Tuy nhiên đây là một đề tài tương đối rộng và khá phức tạp, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, liên quan đến các chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, để những ý kiến đề xuất, kiến nghị trong luận văn thực sự có ý nghĩa, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các nhà quản lý ngân hàng, bạn bè đồng nghiệp và các nhà kinh tế quan tâm đến lĩnh vực này để làm cho những vấn đề nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.
2. David Cox (1994) Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
3. Phan Thị Thu Hà (2006) Giáo trình Nhân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
4. Học viện Ngân hàng (2002) Quản trị và kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
5. Học viện Ngân hàng (2001) Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
6. Cao Sỹ Khiêm (1995) Đổi mới chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.
7. F. Rederic S.Myshkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
8. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê TP. Hồ Chí Minh.
9. TS Phan Thị Thu Hà - PGS., TS Nguyễn Thị Thu Thảo. 2002, Ngân hngf thương mại Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê.
10. TS Nguyễn Hữu Tài, 2002, Lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Thống kê.
11. TS Bùi Thiện Nhiên, 2003, Một số suy nghĩ thực trạng và giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt - Xây dựng nên văn minh tiền tệ, Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề 2003.
Nguyễn Thu Hằng - Cao học 902
14. Luật Ngân hàng Nhà nước, các Quyết định và Nghị định có liên quan của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
15. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2000), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định 1287/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hàng quy chế phát hành giấy tờ có giá trị của Tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước.
17. Nguyễn Văn Tiến (2005) Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
18. Ngân hàng VPBank chi nhánh Hà Nội Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008, 2009 19. Website của VPBank.
20. Các báo tạp chí khác như Thời báo kinh tế, Tạp chí thị trường tài chính Tiền tệ, Thời báo ngân hàng, Diễn đàn kinh tế,...