Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 0926 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 111)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

3.2.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng

tính dài hạn

• Xây dựng chính sách quản trị rủi ro: BIDV phải đề ra chiến lược kinh

ro liên quan đến việc cho vay cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Như vậy trong chiến lược quản trị RRTD, BIDV phải xác định được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được trong hoạt động tín dụng gắn với chiến lược kinh

doanh của hệ thống và phải được Ban điều hành xem xét lại hàng năm.

• Xây dựng chính sách tín dụng dài hạn và tương đối ổn định: Để đảm

bảo đưa hoạt động tín dụng của BIDV phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, chính sách tín dụng của BIDV cần được nghiên cứu xây dựng mang tính dài hạn và ổn định, trong đó có chú trọng đến chính sách phát triển sản phẩm cho vay.

- Đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp của BIDV chưa chú trọng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Đây là lĩnh vực ngày càng phát triển từ khi Việt Nam gia nhập WTO, vì vậy, BIDV nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, xây dựng chính sách cụ thể theo từng nhóm khách hàng và lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng cơ chế khuyến khích các chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.

- Đối với cho vay bán lẻ: Hiện nay các sản phẩm bán lẻ của BIDV còn nghèo nàn, thiếu tính cạnh tranh với sản phẩm bán lẻ của các ngân hàng thương mại cổ phần, cơ chế phê duyệt cấp tín dụng phức tạp, gần giống cơ chế cấp áp dụng đối với doanh nghiệp. BIDV cần đưa ra định hướng xây dựng các sản phẩm tín dụng bán lẻ theo đưa ra hệ thống các tiêu chí chấm điểm, trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng, tránh việc phải đưa qua nhiều khâu nhiều cấp. Mỗi sản phẩm khi đưa ra cần có kế hoạch nghiên cứu lựa chọn địa bàn để triển khai, lựa chọn khách hàng và đánh giá hiệu quả. Việc mở rộng các sản phẩm phải được triển khai và cụ thể hoá từng bước, gắn liền với kiểm sốt, đánh giá tiện ích và chất lượng.

- Cần kết hợp chặt chẽ giữa cấp tín dụng và bán dịch vụ (thanh toán,

chuyển tiền, ngoại hối, bảo hiểm,...).

- Xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp với các chi nhánh, ngành, sản phẩm, khu vực địa lý:

+ Trên cơ sở định hướng tăng trưởng tín dụng, Ban Quản trị tín dụng, phối hợp với chi nhánh, Ban Quan hệ khách hàng xác định nhu cầu vốn của khách hàng trong năm tiếp theo, đồng thời căn cứ vào khả năng cân đối vốn của chi nhánh, cơ cấu tín dụng, định hướng tăng trưởng kinh tế của từng vùng, miền mà xác định giới hạn tín dụng cho từng chi nhánh.

+ Trên cơ sở các phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm trên thị trường đồng thời hạn chế RRTD do tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực chủ yếu, đặc biệt là tình trạng nợ xấu tập trung vào ngành xây dựng giao thông như thời gian qua cần phải xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp đối với các ngành, sản phẩm, khu vực địa lý.. trong từng thời kỳ nhất định. Để làm được điều này Ban Quản trị tín dụng cần phối hợp với các Ban liên quan tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo sự phát triển của các ngành, thành phần, khu vực kinh tế từ đó đưa ra các giới hạn, hạn mức tín dụng phù hợp.

Một phần của tài liệu 0926 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 111)