Với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0926 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 122 - 125)

• Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN có chức năng thu thập thông tin của các doanh nghiệp, cá nhân thông qua việc nhận thông tin từ các TCTD trong và ngoài nước có hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm qua, thông tin mà trung tâm thông tin tín dụng CIC thuộc NHNN cung cấp cho các

TCTD là nguồn tin quan trọng trong việc thẩm tra thẩm định khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC vẫn còn hạn chế. Đó là thông tin về doanh nghiệp trung tâm cung cấp cho các TCTD có độ trễ tương đối lớn có nghĩa là thông tin thường có tính cập nhật không cao, nhiều thông tín cung cấp vẫn còn chưa chính xác, chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể tình hình doanh nghiệp và có những cảnh báo kịp thời, thời gian cung cấp thông tin còn chưa nhanh. Chính vì vậy, trong thời gian tới, NHNN mà trực tiếp là trung tâm thông tin tín dụng nên xem xét để có những giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động để tạo ra những nguồn thông tin quan trọng, kịp thời cho các NHTM, cảnh báo những rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Một số biện pháp NHNN nên xem xét thực hiện:

- Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, mạng thông tin quốc gia, cơ quan quản trị nhà nước để thu thập thêm các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình quan hệ tín dụng của các cá nhân và tổ chức kinh tế.

- Có chế tài xử phạt hợp lý đối với các TCTD không thực hiện cung cấp thông tin, cung cấp thông tin không kịp thời.

- Thực hiện tham khảo thông tin từ các tổ chức, ngân hàng trên thế giới đối với các pháp nhân nước ngoài thực hiện hoạt động tại Việt Nam.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, áp dụng những tiến bộ mới nhất của khoa học công nghệ trong việc thu thập thông tin và công bố thông tin.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

Tăng cường hiệu quả thanh tra giám sát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng nhằm hạn chế RRTD. Giám sát kỷ luật hoạch toán và việc CBTD tuân thủ các quy định về tín dụng đã được đề ra trong quy trình cấp tín dụng.

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ có một số điểm chưa phù hợp cần xem xét điều chỉnh theo hướng đối với các khoản nợ ra hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần ra hạn để phân loại nợ (hiện nay quy định chỉ căn cứ vào số lần gia hạn mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ cở phân tích hiệu quả quản trị RRTD của BIDV, những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với NHNN, Chính phủ và Bộ ngành liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại BIDV và từng bước hoàn thiện theo chuẩn mực của quốc tế nhằm đảm bảo an toàn tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV.

KẾT LUẬN

Quản trị RRTD là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản

trị điều hành của Ban lãnh đạo NHTM, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt

Nam đang trong giai đoạn hội nhập, ngày càng phải tiến gần đến với các thông lệ

quốc tế nếu như muốn tồn tại và phát triển bền vững.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, trình bày các lý luận cơ bản về RRTD và hiệu quả quản trị RRTD trong hoạt động của NHTM, trong đó đưa ra được các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả quản trị RRTD, từ đó hình thành cơ sở lý luận để vận dụng vào phân tích thực tế.

Thứ hai, nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của BIDV, tập trung đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả quản trị RRTD tại BIDV từ năm 2005 đến năm 2009. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, đồng thời phân tích một số nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có tính thực tiễn và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại BIDV.

Luận văn này được hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Học viên Ngân hàng và sự hướng dẫn đầy tâm huyết của thầy TS. Nguyễn Trọng Tài. Mặc dù đã cố găng nghiên cứu nhưng do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong quý thầy cô trong Hội đồng và thầy TS. Nguyễn Trọng Tài cảm thông và cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn !

Một phần của tài liệu 0926 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w