Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 34)

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân được tiến hành thực hiện trên cơ sở các thông tin định lượng và thông tin định tính nhằm thống nhất đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân đối với khách hàng theo một thang điểm chuẩn. Với tổng số điểm cao hơn mức điểm chuẩn thì khách hàng đó được vay và thấp hơn mức điểm chuẩn thì ngân hàng từ chối. Mức điểm chuẩn thay đổi theo từng thời kỳ và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như tiềm lực tài chính của ngân hàng và khách hàng.

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân là cơ sở quan trọng để phân loại và xếp hạng khách hàng cũng như khoản vay.

1.3.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho vay kháchhàng cá nhân hàng cá nhân

Có nhiều cách đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, trong đó dùng chỉ tiêu RAR (Risk adjust return) đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khá chính xác

Công thức tính chỉ tiêu RAR

RAR = Income (interest + fee) - Net bad deb Trong đó:

Income: lợi nhuận bao gồm lãi và phí thu đuợc từ cho vay tín dụng Net bad deb = Provision + write off - recovery

Provision: khoản dự phòng Write off: các khoản đuợc xóa nợ

Recovery: số tiền thu hồi nợ của các khoản đã xóa

Công thức này cho thấy RAR càng cao thì hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng càng tốt.

Ngoài ra, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cá nhân đuợc ngân hàng sử dụng thuờng xuyên còn đuợc xác định dựa vào du nợ tín dụng trong năm tăng, thu nhập từ lãi tín dụng tăng, khả năng thu hồi nợ và tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp trong giới hạn cho phép của NHNN

Một số chỉ tiêu thuờng đuợc sử dụng để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng:

a. Quy mô tín dụng

Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên, nếu quy mô tín dụng tăng truởng quá nóng, không tuơng ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Điều này thể hiện ở các khía cạnh:

- Nếu quy mô tín dụng quá lớn, vuợt quá khả năng quản lý của ngân hàng thể hiện qua sự gia tăng của các chỉ tiêu: du nợ trên tổng tài sản, du nợ trên tổng số cán bộ tín dụng so với mức trung bình của các ngân hàng ... thì mức độ rủi ro tăng lên. Yêu cầu ngân hàng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động này.

- Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo huớng nới lỏng tín dụng cho từng khách hàng: cho vay vuợt quá nhu cầu khách hàng, cho vay vuợt quá mức tài

sản đảm bảo cho phép thì sẽ dẫn tới rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay... điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản trị rủi ro cần có những biện pháp xử lí, tài trợ tổn thất rủi ro khi xảy ra rủi ro.

b. Cơ cấu tín dụng

Cũng giống như quy mô tín dụng, yếu tố này không phản ánh trực tiếp mức độ quản trị rủi ro, mà chỉ phản ánh mức độ tập trung quản trị rủi ro tín dụng trong một ngành, lĩnh vực, thời gian.. Nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm sẽ phản ánh các rủi ro tín dụng tiềm năng. Khi đó, ngân hàng tăng cường công tác quản trị rủi ro đối với các khoản tín dụng này nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho vay tập trung vào một ngành nghề. Cơ cấu tín dụng có thể chia thành các nhóm như sau:

Cơ cấu tín dụng theo ngành: Nếu tập trung vào các ngành có rủi ro cao thì rủi ro không trả được nợ ngân hàng cũng cao. Khi cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì mức độ rủi ro sẽ cao khi ngành, lĩnh vực đó bị suy thoái hoặc bị ảnh hưởng bởi một ngành khác có liên quan.

Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Yếu tố này dựa trên cơ cấu vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, vốn dài hạn thấp mà trong khi đó, cơ cấu tín dụng trong dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn, khi đó ngân hàng có thể sẽ gặp phải rủi ro thanh khoản. Khi ngân hàng tập trung quá nhiều vào tín dụng trung và dài hạn thì mức độ rủi ro cũng sẽ cao hơn.

Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Tỷ lệ các khoản cho vay có tài sản đảm bảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng không trả được nợ.

c. Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn. Đây là một tiêu chí quan trọng cho thấy vai trò của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro theo

Thông tư 02/2018/TT-NHNN ngày 21/01/2018 được khái niệm như sau:

"Dựphòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể

Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể”.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:

Tỷ lệ trích lập dự Dự phòng rủi ro được trích lập

= y ~ ~ , x 100%

phòng rủi ro Tông dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng. Một tỷ lệ thấp hơn cho thấy chất lượng tín dụng tốt hơn.

Tỷ lệ bù đắp rủi Dự phòng rủi ro được trích lập

, , =_____:_____—____-___—____—_______x 100%

ro mất vốn Dư nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5).

Nếu tỷ lệ này cao, có thể xuất phát từ các nguyên nhân chính: (i) các khoản vay có độ rủi ro cao; (ii) ngân hàng có đủ khả năng tài chính để phòng hộ rủi ro tín dụng.

d. Một số chỉ tiêu khác

Qua hoạt động quản trị rủi ro giúp nhân viên ngân hàng kiểm soát được thực trạng hồ sơ xin cấp tín dụng có đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ với quy định của NH. Nhờ có công tác nhận diện rủi ro , kiểm tra kiểm soát rủi ro... phản ánh được số hồ sơ không đạt yêu cầu xin cấp tín dụng. Điều này làm giảm thiểu rủi roc ho NH. Bởi có rất nhiều khách hàng bằng mọi cách, tìm mọi thủ đoạn để xin vay được vốn mà sử dụng không đúng mục đích. Một số tiêu chí khác phản ánh hoạt động quản trị rủi ro như:

- Số vụ được xử lí nhằm thu hồi vốn bằng cách bán tài sản, khởi kiện...

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w