Đối với Ngân hàng Nhà nước ViệtNam

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

> Cần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh cung cấp thông tin quan trọng bậc nhất cho hệ thống các TCTD. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và hoạt động tín dụng của doanh nghiệp ở các TCTD cũng như các thông tin khác liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các TCTD. Tuy nhiên, những năm qua, CIC vẫn chưa đáp ứng cả về mặt chất lượng và số lượng. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, đòi hỏi CIC phải không những mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Đề làm được điều này, NHNN cần thực hiện một số giải pháp như:

- Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng, trung tâm thông tin của các bộ, cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp để thu thập thêm các thông tin về doanh nghiệp. Trên cơ sở đó CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các NHTM một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam, để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.

> Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hang:

Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần phải thực hiện thường xuyên hơn. Mặt khác, NHNN cũng cần nâng cao trình độ, đạo đức của các thanh tra viên để có thể đưa ra những kết luận kiểm tra chính xác và công bằng nhất. Quá trình thanh tra cần phòng ngữa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân

hàng mà là cả hệ thống ngân hàng.

> Hoàn thiện quy chế cho vay đối với hệ thống các TCTD tại Việt Nam:

Quy chế cho vay là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của hệ thống các ngân hàng. Do đó, việc hoàn thiện quy chế cho vay là tất yếu và cần thiết hỗ trợ đắc lực cho các ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua ở chuơng 2. Tác giả đua ra các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh huởng không tốt đến chất luợng tín dụng, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy trình tín dụng, hỗ trợ thông tin...cho Vietcombank, góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN trong toàn hệ thống.

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một nội dung quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thành công của một NHTM và một hệ thống NHTM của một quốc gia, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới toàn cầu của Việt Nam hiện nay. Đây cũng là một trong những vẫn đề then chốt quyết định sự tổn tại của hệ thống NHTM khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ (vấn đề mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế thị truờng). Việc hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân một cách có hiệu quả để tận dụng tối uu các nguồn lực hiện có nhằm mục đích vừa giảm thiểu rủi ro vừa gia tăng lợi nhuận cho các tài sản có đang là đòi hỏi vô cùng bức thiết đối với các NHTM nói chung và Vietcombank - chi nhánh Hà Nội nói riêng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tác giả đã đua ra các giải pháp có tính thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh, an toàn hoạt động và đảm bảo yêu cầu hội nhập.

Quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân là vấn đề lớn, chịu tác động của rất nhiều yếu tố liên quan nên những giải pháp và kiến nghị trong luận văn chỉ phát huy tác dụng khi có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong ngân hàng các các cơ quan quản lý nhà nuớc có liên quan trong quá trình thực hiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật

2. Phạm Xuân Hòe (năm 2011) - Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHNT VN

3. Nguyễn Thị Hương Giang ( năm 2017)“Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành Luận văn thạc sĩ trường đại học kinh tế quốc dân.

4. Peter S. Rose, “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 2004.

5. TS Trần Đắc Sinh, (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh Vietcombank - Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

6. Đề án “Phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” theo đề nghị của Bộ Ttài chính tại tờ trình số 22/TTr-BTC ngày 28/3/2007 7. Khoa Ngân hàng - Học viện Ngân hàng, Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên: “An

toàn trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam”. 8.

8. Vietcombank - Quy trình cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

9. Vietcombank - Quy định hướng dẫn xếp hạng tín dụng phân loại nợ và xét duyệt của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

10. Vietcombank - Quy trình quản lý và xử lý nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

11. Vietcombank - Định hướng phát triển và tầm nhìn chiến lược của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội đến năm 2025.

12. Vietcombank - Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018

13. TS Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê

14. Lê Văn Tư (1999), Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.

15. Lê Xuân Tài ( năm 2009) “Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng SHB Hà Nội” Luận văn thạc sĩ trường đại học kinh tế quốc dân

16. Ths. Nguyễn Đức Tú ( 2011) Bài viết “Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” Giảng viên trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietcombank

17. Nguyễn Anh Tuấn (năm 2011), “Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM theo hiệp định Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam”

Website

1. Công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: www.bsc.com.vn 2. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam: HYPERLINK

"http://www.vietcombank.com.vn" www.vietcombank.com.vn 3. Trung tâm thông tin tín dụng: http://www.creditinfo.org.vn/

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w