Giải pháp phát huy hoạt động tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 87)

Với tình trạng nợ ngoại bảng đang tồn tại khá nhiều, và hàng năm lại có thêm một số nợ chuyển ra với mức độ cũng tuơng đối lớn, nên yêu cầu đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngoại bảng là một yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với Vietcombank chi nhánh Hà Nội trong những năm đến. Và để đẩy mạnh một cách hiệu quản hơn công tác thu hồi ngoại bảng, Chi nhánh cần tổ chức tốt những công việc cụ thể sau:

+ Phải thực hiện phân tích, đánh giá chi tiết thực trạng đến từng khoản nợ/con nợ ngoại bảng về các yếu tố: (1) Tài sản (gồm tài sản đuợc tài trợ và tài sản đảm bảo cho khoản nợ): xác định tình trạng và mức độ giá trị còn lại của tài sản, khả năng mất giá và khả năng thanh khoản của tài sản; (2) Tình hình hoạt động của con nợ, khả năng phục hồi và phát triển hoạt động để trả nợ, ý chi trả nợ của con nợ; (3) Các biện pháp thu nợ đã áp dụng và mức độ kết quả, nguyên nhân tồn tại. Công việc này phải đuợc thực hiện thuờng xuyên định kỳ hàng tháng, quý hoặc 6 tháng.

Để nâng cao chất luợng hoạt động tín dụng song song với việc thực hiện các giải phát nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi đang tồn đọng là điều rất quan trọng.

Phát hiện món vay có rủi ro có thể áp dụng các giải pháp sau:

■ Chuyển nợ quá hạn, thu nợ truớchạn

■ Xử lý tài sản bảo đảm tiềnvay

Khi khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ rủi ro cao thì ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau:

+ Phát mãi tài sản: Ngân hàng nên cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình. Nếu khách hàng không có thiện chí thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố, thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.

+ Trả nợ thay: Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn.

+ Khởi kiện : Trong trường hợp cần khởi kiện, ngân hàng phải khẩn trương hoàn thiện ngay các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.

+ Bán nợ: Bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp : một trong những quyết định quan trọng là liệu có thể có những chủ sở hữu mới có thể chuyển đổi doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc bổ sung thêm vốn vào hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp có thể tồn tại trong tương lai. Tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng bán toàn bộ doanh nghiệp hay một phần doanh nghiệp.

+ Các biện pháp khuyến khích trả nợ: Miễn, giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt.... Biện pháp này áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.

+ Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các khoản nợ xấu: sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp áp dụng và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ, hoặc các khoản nợ đã phát mãi hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi); hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phụcđược.

Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng chứ không có nghĩa là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro thì chuyển theo dõi ngoại bảng. Những khoản nợ này sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro sẽđược theo dõi để tận thu. Ngân hàng vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w