mún, sai sót phát sinh ở khâu nào thì giải quyết tình thế ở khâu ấy, cấp trên chỉ đạo nhu thế nào thì giải quyết nhu vậy. Vì thế, việc ngăn chặn nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh tại Chi nhánh chua hiệu quả. Hiện nay, Vietcombank Việt Nam đã có quy trình quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề nói chung và các khoản nợ xấu nói riêng. Tuy nhiên, tại chi nhánh Hà Nội các khoản nợ xấu nhiều không thể kiểm soát hết, hầu hết nợ xấu phát sinh tại phòng nào thì do cán bộ phòng đấy tự đi giải quyết thu hồi. Cán bộ kiêm nhiệm vừa phát triển cho vay vừa phải đi thu hồi nợ, vì vậy dẫn
đến tình trạng chất luợng thu hồi nợ chua cao.
Truớc, trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng vẫn phải luôn thu thập, cập nhật về thông tin khách hàng vay vốn. Trên cơ sở thông tin thu thập đuợc cùng với việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị, cán bộ tín dụng có thể nắm bắt đuợc tình trạng khoản vay của khách hàng. Ngay sau khi phát hiện ra những dấu hiệu của nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng cần phân tích tình hình bằng việc kiểm tra lại hồ sơ khoản vay xem có sai sót gì không, tham khảo thông tin bên ngoài. Kiểm tra có dấu hiệu tồn quỹ khách hàng suy giảm khác thuờng, tài khoản vãng lai tại đơn vị luôn có các phát sinh bên nợ, kiểm tra tình hình mua sắm máy móc thiết bị có bằng khoản vay ngắn hạn,.. .đồng thời gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng quá hạn đó khéo léo để nhận biết tình hình thực tế của khách hàng.
Tổ chức khai thác khoản nợ. Để làm đuợc điều này, có thể cán bộ tín dụng có thể tu vấn cho khách hàng vuợt qua khó khăn và tiếp tục theo dõi quản lý khách hàng, hoặc có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo, hoặc gia hạn nợ cho khách hàng nếu xét thấy khách hàng vẫn có đủ khả năng trả nợ trong tuơng lai. Nhiều truờng hợp xử lý nợ xấu một cách ồ ạt và thiếu nguyên tắc, không có sự phân định rõ thực trạng từng khoản nợ để linh hoạt xử lý. Nhiều khoản nợ, để gây sức ép cho khách hàng, chi nhánh đua ngay hồ sơ tố cáo khách hàng ra cơ quan công an. Truớc đó, chi nhánh chua xem xét kỹ luỡng thực trạng khoản vay, các yếu tố rủi ro sai phạm từ chính ngân hàng, sự phân định trách nhiệm giữa các bộ phận. Đến khi cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc, thì mọi vấn đề trở lên phức tạp với chính chi nhánh cùng ban lãnh đạo, trong khi đó thực chất khoản vay đã không còn khả năng thu hồi.
Đối với những khoản nợ thông thường, nếu như không có sự phân định “nợ phát sinh bất thường”, thì chi nhánh sẽ bỏ lỡ thời cơ sớm thu hồi lại tiền từ khách hàng, khi mà sự bất thường đó chưa kịp diễn biến thành hậu quả thông thường. Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng theo cách phân loại, quy trình xử lý nợ của ngân hàng sẽ có những biện pháp xử lý nợ đa dạng. Đó có thể là đốc nợ, thu giữ tài sản bảo đảm, nhận thay thế tài sản, ủy thác, bán nợ... phù hợp với tính chất từng khoản nợ. Qua đó, hiệu quả xử lý nợ sẽ rõ ràng hơn.
Thực hiện thanh lý các khoản nợ. Biện pháp này đưa ra khi Ngân hàng xét thấy không còn khả năng phục hồi năng lực trả nợ của khách hàng hoặc khoản vay đã thật sự gặp rủi ro đạo đức. Ngân hàng yêu cầu người bảo lãnh trả nợ, phát mại tài sản thế chấp hay cầm cố, tiến hành thanh lý doanh nghiệp, xử lý theo pháp luật về doanh nghiệp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán hoặc cố ý lừa đảo, hoặc làm các thủ tục khởi kiện khách hàng. Nợ khó đòi xét thấy không còn khả năng thu hồi thì Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ xóa nợ để lành mạnh hóa các khoản cho vay xử lý bằng quỹ DPRR.
3.2.6. Tích cực thu thập, lưu trữ, khai thác thông tin và nâng cao chấtlượng cácnguồn thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng