Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

a. Nhân tố chủ quan

> Quy mô, tiềm lực tài chính: Một NH với quy mô lớn, tiềm lực tài chính tốt sẽ có ưu thế lớn trong việc thực thi các biện pháp tài trợ RRTD và xử lý hậu quả của RRTD gây ra. Điều này sẽ giúp NH tiếp tục đảm bảo tốt cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, với tiềm lực lớn về tài chính, giúp NH có nguồn lực để đầu từ vào giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, nâng cấp hệ thống thông tin và công nghệ giúp NH kiểm soát rủi ro tốt hơn.

> Quy mô, trình độ nguồn nhân lực của chi nhánh: Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của mọi tổ chức. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề QTRRTD của NHTM. Khi CBTD kém về năng lực chuyên môn, bên cạnh đó có thái độ chủ quan

trong việc thẩm định khoản vay sẽ dẫn tới tình trạng khoản vay đó trở thành các khoản nợ xấu. Ngoài ra, nếu CBTD có đạo đức ngề nghiệp kém, thông đồng với KH nhằm mục

đích trục lợi sẽ khiến việc QTRRTD của NH trở nên khó khăn vàngược lại.

> Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại ngân hàng: Công nghệ ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Hệ thống công nghệ tốt sẽ giúp công việc trở nên dễ dàng hơn, lược bỏ bớt công việc cho CBTD, giúp tránh được các sai sót trong qua trình tính toán và cân đối khoản vay. Ngoài ra công nghệ còn giúp việc lưu chuyển thông tin trong hệ thống ngân hàng trở nên nhánh chóng và chính xác, giúp các CBTD nắm được nhiều thông tin về chuyên môn và thông tin về khách hàng hơn. Những điều này giúp việc QTRRTD trở nên dễ dàng hơn.

> Thương hiệu, các lợi thế kinh doanh của ngân hàng: Một ngân hàng có thương hiệu và các lợi thế cạnh tranh tốt sẽ giúp công việc cho vay trở nên dễ dàng hơn. Ngân hàng không phải mạo hiểm hạ mức điều kiện cho vay của khách hàng để cạnh tranh. Điều này giúp RRTD bị hạn chế.

b. Nhân tố khách quan

> Môi trường kinh tế: Có tác động rất lớn đến quá trình QTRRTD của ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên xem xét lại chiến lược QTRR khi có sự biến

động của môi trường kinh tế; được phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và tác động của xu thế toàn cầu hóa, cụ thể:

Môi trường kinh tế có thể bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, thất nghiệp, tình trạng chu chuyển vốn, chỉ số lạm phát,... Những biến động từ môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay KHCN có xu hướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, họ sẽ có xu hướng vay để tiêu dùng nhiều hơn, hơn nữa sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của họ. Từ đó, sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay KHCN một cách có hiệu quả.Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng sẽ bị hạn chế.

> Môi trường chính trị- pháp luật:Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng. Các yếu tố pháp lý nhưtính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của văn bản luật,. tạo điều kiện cho mọi hoạt động trong nền kinh tế diễn ra trôi chảy, thuận lợi và đạt hiệu quả. Hệ thống các văn bản, các quyết định, quy định,. ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung, cho vay KHCN nói riêng. Hệ thống luật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay KHCN đồng thời là cơ sở nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa Ngân hàng với khách hàng.

Ngoài ra chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định như về thuế, chính sách xuất nhập khẩu. cũng sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các KH của ngân hàng. Cụ thể, Chính phủ có chính sách tăng thuế suất sẽ gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các KH (giảm lợi nhuận) và điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH đối với ngân hàng.

> Môi trường văn hóa - xã hợz':Những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị hiếu. ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa

ra các hình thức cho vay đối với KHCN của ngân hàng. Ở những nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thuờng có xu huớng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn các nơi khác.

> Môi trường tự nhiên:Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi truờng tự nhiên nhu thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất...), hoả hoạn làm ảnh huởng tới hiệu quả sử dụng vốn hoặc thu nhập của cá nhân khách hàng, đặc biệt là KH làm trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản. Vì vậy, khi môi truờng tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất luợng hoạt động cho vay của NHTM.

b.Nhân tố môi trường ngành

> Ngân hàng cấp trên: Các chính sách của NHTW luôn có ảnh huởng trực tiếp tới chiến luợc kinh doanh và tình hình hoạt động của NHTM. Mới đây, ngày 18/03/2014, NHNN đua ra thông tu 09 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 02/2013 TT - NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động củatổ chứ tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài. Nhìn chung những thông tu và nghị định này có những ảnh huởng tích cực và tiêu cực tới việc phát triển của ngân hàng nói chung và việc QTRRTD nói riêng.

> Khách hàng vay: Là cá nhân và hộ gia đình nên quy trình cho vay sẽ rất đa dạng, phức tạp. Bởi vì, mỗi chủ thể vay vốn đề có những nhu cầu khác nhau: tiêu dùng, sản xuất,. điều kiện khác nhau, tính cách khác nhau. Chính điều đó gây khó khăn rất lớn cho ngân hàng trong việc thẩm định và chấm điểm khách hàng.

> Đối tác (thẩm định, đánh giá, bảo lãnh,...): Một ngân hàng muốn hoạt động đuợc thì không thể tồn tại một cách độc lập mà phải có sự liên kết với các tổ chức khác. Các đối tác này sẽ có những sự hỗ trợ tích cực cho việc QTRRTD của NH, thông qua tổ chức thẩm định TSBĐ uy tín thì sẽ giúp việc quản trị rủi ro tốt hơn. Trung tâm thông tin tín dụng CIC sẽ giúp các NH hiểu rõ hơn về khách hàng, chính điều đó sẽ giúp ngân hàng hạn chế đuợc rất nhiều rủi ro với tình trạng thông tin bất cân xứng nhu hiện nay.

> Đối thủ cạnh tranh: Các NHTM hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, cá nhân mỗi khách hàng có lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của ngân hàng nào có lợi cho họ. Neu nhưđối thủ cạnh tranh chiếm ưu thế hơn thì sẽ thu hút nhiều KH hơn, thậm chí khách hàng của ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó, để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng.

Trên đây là những nhân tố chính tác động tới hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của NHTM.Để nâng cao hiệu quả cho vay KHCN, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các NHTM, để từ đóđưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w