KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA MỘT

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 79)

MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG- CHI NHÁNH HÀ NỘI

1.4.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của một số Ngân hàng thương mại

> Ngân hàng ING Bank của Hà Lan

ING Bank được coi là một trong những ngân hàng hàng đầu Châu Âu về hiệu quả trong quản lý rủi ro tín dụng. Mô hình mà ngân hàng này áp dụng có một số điểm chính như sau:

- về cơ cấu bộ máy: Có sự tách bạch giữa bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận kinh doanh. Đây được coi là nguyên tắc hàng đầu để đảm bảo hiệu quả trong quản trị rủi ro. Hệ thống quản lý rủi ro tại ngân hàng này được tách bạch hoàn toàn với bộ phận kinh doanh và được báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất..

yêu cầu bắt buộc của các quyết định tín dụng. Ngân hàng có xu huớng áp dụng hình thức cấp hạn mức tín dụng trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/ khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất đánh giá độc lập đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng trong một thời hạn thuờng là một năm và bộ phận kinh doanh/khách hàng đuợc sử dụng hạn mức đó. Các khoản tín dụng vuợt hạn mức này hoặc với các khách hàng chua có hạn mức thì đều phải qua bộ phận quản lý rủi ro.

Thẩm quyền của bộ phận quản lý rủi ro còn đuợc thể hiện việc tham gia vào hội đồng tín dụng. Các ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tu vấn tín dụng phải có thành viên từ bộ phận quản trị rủi ro và các thành viên phải chiếm 50% số luợng thành viên của hội đồng này.

- Hệ thống giới hạn tín dụng: Có nhiều loại giới hạn đuợc sử dụng, với mỗi khách hàng, ngân hàng áp dụng một giới hạn rủi ro tổng thể, duới mức rủi ro tổng thể này, có hạn mức chia theo các loại sản phẩm hoặc giao dịch cho vay, bảo lãnh, phát hành thu tín dụng,.. .Để đảm bảo quản lý tổng thể và linh hoạt việc xây dựng giới hạn này tuân theo nguyên tắc: Mọi giới hạn giao dịch đều không vuợt quá giới hạn tổng nhung tổng các giới hạn sản phẩm có thể lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.

> Ngân hàng ANZ của Úc

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng ANZđuợc hình thành chủ yếu nhờ vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 tại Úc, thể hiện qua một số nội dung sau:

- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết cho vay

- Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc thông tin tín dụng và các vấn đề tín dụng. Khi khách hàng đến vay vốn, các cán bộ ngân hàng phải là nguời giải quyết đuợc các câu hỏi sau mới tiến hành cho vay: hiệu quả kinh doanh của khách hàng, uy tín của nguời vay, hoạt động nào thành công, hoạt động nào không thành công? Mục đích khoản vay, nguồn trả nợ là gì? dòng tiền tệ và khả năng trả nợ; khách hàng sử

dụng tiền vay như thế nào? Ngân hàng có kiểm soát được không? Khách hàng có năng lực, kiến thức về quản trị, điều hành doanh nghiệp không? Thực trạng tài chính của khách hàng. Để giải đáp được các câu hỏi trên, ngân hàng phải phân tích tài chính, trong đó rất coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư của khách hàng.

- Cho điểm khách hàng: ANZBank đã áp dụng xếp loại tín dụng như là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ.

- Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: ANZBank quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần từ mức phán quyết của một người đến một nhóm người, và cao nhất là Hội đồng quản trị. Những khoản vay vượt quá hạn mức trên phải thẩm định bởi bộ phận thẩm định độc lập trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay

- Thực hiện giám sát khoản vay: Sau khi cho khách hàng vay vốnANZBank rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát khoản vay, bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá khách hàng, xử lý kịp thời các tình huống RRTD.

Ngoài ra ANZBank còn coi trọng việc đào tạo năng lực cán bộ làm công tác quản trị rủi ro nhằm nâng cao kỹ năng trình độ của họ; đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực có độ rủi ro cao.

> Các ngân hàng thương mại Nhật Bản

Nhật Bản đã thiết lập một quy trình quản trị rủi ro hết sức chi tiết và cụ thể . Ví dụ như, những điều đặc biệt cần chú ý đối với cán bộ tín dụng, đó là làm thế nào để thu thập được các số liệu cần thiết cho phân tích tín dụng, phân tích tín dụng như thế nào, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin như thế nào; phân tích doanh nghiệp về các mặt như: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu cổ phần, phân tích tình hình kinh doanh, tình hình tài chính qua các hệ số tài chính; họ cũng cho rằng phân tích ngành kinh doanh là rất cần thiết trong phân tích tín dụng...

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Vietinbank xây dựng giới hạn để chấp nhận rủi ro dựa trên một số tiêu chuẩn tín dụng cụ thể, có cơ chế “ngang nhau”, nghĩa là dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng đuợc huởng lợi các sản phẩm tín dụng nhu nhau.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân cho các ngân hàng thương mại

- Hoàn thiện bộ máy quản rị rủi ro tín dụng từ hội sở đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng và quản lý danh mục đầu tu...

- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau nhu quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng nhu quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện luu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...).

- Nâng cao chất luợng công tác thẩm định: đây là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng, quyết định việc cấp hay không cấp tín dụng, do đó chất luợng công tác thẩm định đuợc xem là biện pháp hàng đầu trong ngăn ngừa rủi ro. Quá trình thẩm định cần bám sát quy chế, quy trình, cán bộ thẩm định cần phải đủ năng lực chuyên môn để đánh giá phân tích hồ sơ, mức độ tin cậy số liệu ban đầu, biết tu vấn cho doanh nghiệp xác định đuợc định huớng, phuơng án đầu tu rõ ràng, lựa chọn dự án với năng lực tài chính, đặc biệt phải tính đúng tính đủ nhu cầu vốn đầu tu, không đuợc để áp lực nào mà đầu tu vào những tài sản kém phát huy hiệu quả. - về thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời đúng quy

định: cần thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thuờng xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời để giúp cho chủ đầu tu tháo gỡ khó khăn, trả đuợc nợ vay cho Ngân hàng và

làm lành mạnh hóa tình hình tín dụng của Chi nhánh.

- Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ đảm trách công tác thẩm định và tín dụng. Có thể nói yếu tố con người là giải pháp phòng ngừa rủi ro. Cán bộ chuyên môn có năng lực tốt sẽ tham mưu tốt cho lãnh đạo trong việc lự a chọn dự án khả thi để cho vay, ngoài chuyên môn tốt, phẩm chất đạo đức cũng không kém phần quan trọng, có đạo đức nghề nghiệp, đánh giá khách hàng, đánh giá hiệu quả của dự án với thái độ công tâm, không vì mục đích cá nhân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, để tiếp cận một cách có hệ thống, khoa học, đầy đủ về các quan điểm về rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, nội dung của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở những lý luận đó, vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng để giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Qua nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân để làm cơ sở đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank Chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội tiền thân là Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985 theo Quyết định số 177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có trụ sở chính tại địa chỉ 344 Bà Triệu - Hà Nội. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, kể từ 02/6/2008 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần thì Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được chuyển đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là Vietcombank Hà Nội) theo Quyết định số 419/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 05/6/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu ,Vietcombank Hà Nội hiện có 10 Phòng giao dịch và 01 quầy hoàn thuế tại Sân bay quốc tế Nội Bài.

Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24... hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.

Các dịch vụ chính của Vietcombank Hà Nội bao gồm:

- Dịch vụ thanh toán - tiết kiệm bao gồm dịch vụ thanh toán và dịch vụ tiết kiệm

- Dịch vụ thanh toán quốc tế gồm thanh toán nhập, thanh toán xuất, chiết khấu chứng từ và chuyển tiền điện

- Dịch vụ tín dụng gồm cho vay (tín dụng thể nhân và tín dụng Công ty) và bảo lãnh (bảo lãnh vay vốn, vay vốn trong nuớc, vay vốn nuớc ngoài, thanh toán...) - Dịch vụ thẻ: Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

- Các dịch vụ khác nhu chuyển tiền, nhờ thu trơn, mua bán ngoại tệ và E-Bank

Đặc biệt trong chính sách phát triển, Vietcombank Hà Nội luôn chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Vietcombank Chi nhánh Hà Nội

Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hà Nội là mô hình trực tuyến chức năng trong đó đứng đầu là Giám đốc. Giám đốc là nguời trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng và chịu trách nhiệm truớc Tổng giám đốc Vietcombank. Các Phó giám đốc đảm nhiệm từng lĩnh vực có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Hiện nay, Vietcombank Hà Nội có 11 phòng ban chức năng, 10 Phòng giao dịch và 01 quầy hoàn thuế có địa điểm giao dịch trên địa bàn Hà Nội.

Các phòng ban chức năng bao gồm:

- Phòng khách hàng;

- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu; - Phòng tổng hợp;

- Phòng quản lý nợ; - Phòng ngân quỹ;

- Phòng kế toán tài chính; - Phòng tin học;

- Phòng kiểm tra nội bộ - Phòng hành chính nhân sự

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số

tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng nguồn vốn huy động 7.919 700 10.111 100 15.01

7

100

Theo đối tuợng Tiền gửi từ TCKT 5.368 67.8 6.572 65.

0 9.461 63.0

Tiền gửi từ dân cư 2.551 32.2 3.539 35.

0 5.556 37.0 Theo thời hạn Có kỳ hạn 6.572 83.0 8.442 83. 5 13.484 89.8 Không kỳ hạn 1.347 17.0 1.669 16. 5 1.533 10.2 - Phòng dịch vụ ngân hàng - Phòng thẻ. - Các phòng giao dịch

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hà Nội

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Giai đoạn 2016- 2018 Vietcombank - chi nhánh Hà Nội đã đạt được được một số thành quả nhất định, như sau:

về huy động vốn

Dưới đây là bảng thống kê nguồn vốn của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016- 2018.

Bảng 2.1: Tình hình HĐV tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018

Tổng dư nợ cho vay 1.947 100 2.260 1ÕÕ 3.698 lõô

KH DN 1.447 74.3 1.660 123 2.898 78.4

KH CN “50Õ 25.7 100 17.7 lôô 21.6

Năm

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1.Thu nhập 1.133 987,9 1.102

2.Chi phí 941,5 102 901,8

3.Chênh lệch thu - chi 191,7 185,6 200,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2018)

+ Phân theo đối tượng: nguồn vốn huy động của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội chủ yếu từ các TCKT có xu hướng giảm từ 67.8% năm 2016 xuống còn 63.0% năm 2018, đối tượng còn lại là tiền gửi từ dân cư. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng như vậy có ưu điểm là số dư lớn, tuy nhiên lại có hạn chế về tính ổn định, thêm vào đó là chi phí huy động lớn,, thời gian huy động ngắn, chi phí huy động ngoài lãi suất cao và không ổn định bằng nguồn tiền gửi dân cư. Cũng theo bảng số liệu trên, trong giai đoạn 2016-2018, chi nhánh có xu hướng giảm tỷ trọng tiền gửi từ các TCKT và tăng tỷ trọng tiền gửi từ dân cư.

+ Phân theo kỳ hạn: Vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn với hơn 80% tổng nguồn vốn huy động, trong khi đó nguồn vốn huy động không kỳ hạn chỉ chiếm hơn 10%, mặc dù nguồn vốn này mang lại phần lớn lợi nhuận cho chi nhánh.

Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội được mô tả ở bảng dưới đây.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016- 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, giai đoạn 2016-2018)

Một phần của tài liệu 0925 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w