tại ngân hàng thương mại
1.4.3.1. Các yếu tố chủ quan:
Mạng lưới hoạt động: Để phát triển được quy mô cần thiết phải có mạng lưới giao dịch rộng khắp tại các địa bàn tiềm năng để có thể mở rộng thị trường, dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
Tổ chức nhân sự: Để đạt được tất cả các mục tiêu đề ra, thì yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, chính quy về chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, được trang bị kỹ năng mềm tốt, đặc biệt là cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp bởi yếu tố này
ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung ứng dịch vụ cũng như kiểm soát chất lượng tín dụng.
Ngoài ra, lãi suất áp dụng và thời gian xử lý hồ sơ của Chi nhánh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng. Mức lãi suất cạnh tranh, linh hoạt, được quy định rõ ràng sẽ là cơ sở giúp đánh giá được chi phí, cân đối nguồn thu nhập để trả nợ. Tuy nhiên, lãi suất cạnh tranh chưa phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới quyết định vay vốn của khách hàng. Trên thực tế, nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn NHTM có thời gian xử lý hồ sơ nhanh, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện thủ tục hơn là sự chênh lệch về chi phí tiền lãi mà khách hàng phải bỏ ra.
Không chỉ vậy, chính sách Marketing cũng là nhân tố ảnh hưởng đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống nói riêng. Vì vậy việc triển khai Marketing, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin rõ ràng, đầy đủ sẽ giúp khách hàng biết đến ngân hàng cũng như hiểu rõ tiện ích như các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
1.4.3.2. Các yếu tố khách quan: a) Yếu tố thuộc về khách hàng:
Uy tín, đạo đức người đi vay: Uy tín, tính cách, đạo đức của khách hàng là yếu tố tiên quyết để ngân hàng xem xét lựa chọn khách hàng. Uy tín, đạo đức người vay trong quan hệ tín dụng được đánh giá bằng độ tin cậy của khách hàng, ý chí sẵn sàng trả nợ của khách hàng và sự thiện chí trong việc thực hiện tất cả các cam kết trong các hợp đồng ký kết với ngân hàng.
Năng lực pháp lý: là yêu cầu về mặt pháp lý mà khách hàng cần phải đáp ứng được. Năng lực pháp lý của khách hàng liên quan chặt chẽ tới các điều khoản của tất cả các hợp đồng có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Khả năng tài chính: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của khách hàng vay. Trong cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, nguồn trả nợ được xác định là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai, vì vậy việc đánh giá khả năng tài chính.của khách hàng vay rất quan trọng trong việc thẩm định khách hàng
Tài sản đảm bảo: đối với các khoản vay có đảm bảo 100% bằng tài sản thì tài sản chính là là yếu tố ràng buộc thêm trách nhiệm của khách hàng đối với du nợ tại ngân hàng, mang tính chất dự phòng rủi ro trong truờng hợp khách hàng mất khả năng trả nợ. “Tài sản đảm bảo là một trong những tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay nhung không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việc cho vay của NHTM .”
Nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu thuờng thể hiện ở sự mong muốn của khách hàng về mức cho vay, lãi suất cho vay, thái độ phục vụ của ngân hàng, thời gian xử lý hồ sơ. Vì vậy Ngân hàng cần nắm bắt đuợc nhu cầu của khách hàng để tu vấn giới thiệu và cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp, đem lại mức độ hài lòng cao nhất cho khách hàng.
b) Yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh:
Sự phát triển kinh tế - xã hội: Khi nền kinh tế ở thời kỳ phát triển năng động, tốc độ tăng truởng cao và ổn định, thu nhập của nguời dân đuợc cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, Việt Nam đuợc đánh giá là thị truờng tài chính tiêu dùng đầy tiềm năng do có cơ cấu dân số trẻ, có hàng triệu nguời gia nhập thị truờng lao động mỗi năm. Tất cả những điều kiện này là cơ hội để các NHTM phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống. Nguợc lại, trong giai đoạn nền kinh tế ở chu kỳ khủng hoảng, suy thoái, mất ổn định chính trị kéo theo thu nhập của nguời lao động giảm, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo .
Môi trường văn hóa - xã hội: các yếu tố thuộc môi truờng văn hóa - xã hội bao gồm: bản sắc dân tộc, tình hình trật tự xã hội, tâm lý và thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí, (hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc... ) cũng tác động trực tiếp đến cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của ngân hàng. Thực tế cho thấy ở những địa bàn có nền kinh tế xã hội phát triển năng động, có mức dân trí cao, tập trung nhiều lao động trẻ, có thu nhập cao nhu Hà Nội, Đà Nang, TP Hồ Chí Minh, hoạt động phát triển cho vay tiêu dùng rất thuận lợi, khách hàng tự tìm đến ngân hàng. Nguợc lại ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đang còn rất ít khách hàng có thể tiếp cận đuợc với các sản phẩm dịch vụ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của ngân
hàng, vì vậy việc phát triển thực sự khó khăn.
Môi trường pháp luật: Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay của NHTM. Sự chặt chẽ, rõ ràng và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, để hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống nói riêng được diễn ra thông suốt và hiệu quả, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối thủ cạnh tranh: Là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp. Theo xu hướng, cạnh tranh trong ngành ngân hàng sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn với sự tham gia của tất cả các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực cho vay phục vụ nhu cầu đời sống . Mỗi ngân hàng đều cố gắng đưa ra những sản phẩm tối ưu nhất, tiện ích nhất với mức giá cạnh tranh nhất đến với khách hàng. Khi mức độ cạnh tranh dần tăng lên, khách hàng vay sẽ chính là đối tượng được hưởng lợi và sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho nhu cầu của họ.
Chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước: Khi Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động... sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của người dân, kích thích người dân chi tiêu và làm cho hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của các NHTM phát triển. Mặt khác, các chính sách như giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với cho vay nhà ở xã hội, cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở đích thực nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn. cũng sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư trước mắt và lâu dài, từ đó tác động đến định hướng phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của hệ thống ngân hàng nói chung.”
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đã nghiên cứu, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại ngân hàng thương mại, vai trò của cho vay phục vụ đời sống đối với các chủ thể trong nền kinh tế, các tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống. Từ đó tác giả đã đưa ra phân tích hai nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay này, gồm có: Các yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY PHỤC VỤ NHU CẦU ĐỜI SỐNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ