Những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển hoạt động cho vay phục vụ

Một phần của tài liệu 0974 phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 65)

vụ nhu cầu đời sống tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

2.2.4.1. Những hạn chế trong phát triển hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt đuợc trong thời gian qua, tại chi nhánh vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục để phát triển hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.

Sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống chua đa dạng. Danh mục sản phẩm cho vay ngân hàng bán lẻ đang đuợc triển khai tại chi nhánh tuơng đối đầy đủ, tuy nhiên du nợ vẫn chỉ tập trung ở các sản phẩm phổ biến nhu: cho vay nhà ở, mua ô tô... còn các sản phẩm cho vay khác nhu cho vay chứng minh tài chính du học, du lịch, khám chữa bệnh, cho vay theo hình thức phát hành thẻ tín dụng... chua đuợc cả khách hàng và ngân hàng chú trọng đến, chính vì vậy chua phát huy đuợc hết tiềm năng và thế mạnh của ngân hàng.

Doanh số cho vay và du nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng du nợ. So với các Ngân hàng thuơng mại nhà nuớc trên địa bàn, du nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của chi nhánh Thanh Hoá hiện có sự tăng truởng nhung vẫn đang chiếm tỷ trọng nhỏ, chua tuơng xứng với quy mô, uy tín và tiềm lực của ngân hàng.

Số luợng khách hàng vay còn thấp. Tỷ lệ khách hàng vay vốn trên tổng nền khách hàng cá nhân mà chi nhánh đang quản lý vẫn còn ở mức khiêm tốn. BIDV Thanh Hoá mới chỉ tập trung chủ yếu vào phân khúc khách hàng truyền thống tại địa bàn thành phố và một số huyện lân cận. Trong khi nhu cầu của thị truờng đang không ngừng gia tăng thì công tác tiếp cận khách hàng chua thực sự phát huy hiệu quả để có thể thu hút đuợc luợng khách hàng tiềm năng ở các địa bàn khác.

Lãi thu đuợc từ hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống còn thấp: Chất luợng, hiệu quả cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại chi nhánh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Mức độ hoàn thành kế hoạch tăng truởng du nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống chua đạt đuợc mức tăng truởng tối đa: Nguyên nhân một phần do đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng còn hạn chế về số luợng dẫn đến một cán bộ phải quản

lý nhiều khách hàng. Điều đó ảnh huởng đến việc kiểm soát hồ sơ trong quá trình cho vay và thu nợ cũng nhu ảnh huởng đến chất luợng phục vụ khách hàng, hạn chế thời gian tiếp xúc và phát triển khách hàng và chua phát huy đuợc hết khả năng của cán bộ.

Mạng luới hoạt động của chi nhánh: Chi nhánh Thanh Hóa gồm 08 phòng giao dịch tập trung chủ yếu tại trung tâm thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn. Chi nhánh chua mở rộng đuợc mạng luới đến địa bàn các huyện thị lân cận.

2.2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế trong phát triển hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Thanh Hóa

a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Thứ nhất, nguyên nhân thuộc về Trụ sở chính

- Quy trình, sản phẩm dịch vụ còn một số bất cập

Các sản phẩm dịch vụ còn chua tạo ra đuợc sự khác biệt hoàn toàn, nổi trội hơn so với các sản phẩm của ngân hàng khác, số luợng sản phẩm chủ đạo, mang tính đặc thù riêng còn ít. Danh mục các sản phẩm tín dụng ngân hàng bán lẻ của BIDV chủ yếu chú trọng các sản phẩm truyền thống...Trong khi một số ngân hàng đã triển khai thành công nhiều sản phẩm tiện ích linh hoạt nhu cho vay tín chấp trong vòng 24 giờ tại Ngân hàng Đông Á, cho vay luơng chấp nhận trả góp linh hoạt tại Sacombank, hay VPBank cho vay dựa trên CIC từ các ngân hàng khác... Không những thế, nhiều sản phẩm có vòng đời ngắn, thay đổi thuờng xuyên liên tục cũng là trở ngại cho cán bộ trong quá trình bán hàng.

Quy trình cho vay còn phức tạp, kém linh hoạt gây lãng phí thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng. Vì vậy, cần hoàn thiện thay đổi quy trình nghiệp vụ của ngân hàng sao cho đơn giản hóa thủ tục nhung vẫn đảm bảo an toàn hoạt động.

Thứ hai, nguyên nhân thuộc về Chi nhánh

- Chi nhánh chua tận dụng tối đa nguồn lực để phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Số luợng CB QLKH dành cho khối bán lẻ còn hạn chế. Hiện nay chi nhánh vẫn sắp xếp 2 CB QLKH trên một Phòng giao dịch, trong khi yêu cầu của Hội sở chính tối thiểu là 3. Hiện tại, một CB QLKH đang phải đảm nhận hầu hết các khâu từ

tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận và tư vấn nhu cầu của khách cho đến đề xuất tín dụng, soạn hợp đồng, thực hiện công chứng thế chấp và giải ngân. Dư nợ một món vay nhỏ, trong khi lượng khách hàng lớn, việc xử lý hồ sơ chiếm phần lớn thời gian và công sức của cán bộ dẫn đến không phát huy được tối đa chuyên môn chính là tìm kiếm khách hàng và bán hàng.

- Đội ngũ CB QLKH bán lẻ thường là cán bộ trẻ nhiệt huyết, năng động nhưng đây cũng là hạn chế, bởi khi xảy ra các tình huống bất ngờ, cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm sẽ gặp khó giải quyết. Mặt khác tâm lý cán bộ trẻ đôi khi còn e dè, dẫn đến việc kéo dài thời gian và khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng chung cũng như tín dụng bán lẻ, việc mở rộng mạng lưới phòng giao dịch và bổ sung thêm nhân sự cho khối bán lẻ là cần thiết.

- Công tác Marketing chưa thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Trong những năm qua chi nhánh đã đưa ra các chiến lược quảng bá tiếp thị sản phẩm nhưng vẫn chưa đạt được bước tiến vượt bậc. Tại chi nhánh chưa có phòng Marketing riêng để đưa hình ảnh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng. Công tác Marketing mới chỉ dừng lại ở tờ rơi, poster, do đó mức độ phủ sóng đến khách hàng còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất, hình ảnh tại một số phòng ban chưa được đầu tư đồng bộ toàn diện theo bộ nhận diện thương hiệu BIDV. Địa điểm và không gian giao dịch tại một số phòng giao dịch còn chật hẹp, bàn quầy chưa được trang bị mới, không đáp ứng được việc nâng cao hình ảnh thương hiệu BIDV trong mắt khách hàng.

b) Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Hồ sơ chứng từ chứng minh năng lực tài chính không đầy đủ:

Đối với nguồn thu nhập từ lương, việc xác nhận thu nhập để chứng minh nguồn trả nợ của một số khách hàng gặp khó khăn do khách hàng không cung cấp được bảng lương hoặc đại diện đơn vị trả lương không thiện chí trong việc xác nhận, đặc biệt là một số trường hợp làm việc trong lực lượng vũ trang. Đối với khách hàng không đổ lương qua ngân hàng hoặc thu nhập của họ từ các nguồn khác thì việc xác nhận thu nhập cũng chỉ mang tính tương đối. Nếu khách hàng không

chứng minh được nguồn thu thì rất khó cho họ khi tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. - Chưa đáp ứng đủ điều kiện về tài sản đảm bảo

Nhiều khách khi cung cấp hồ sơ cho ngân hàng mới nhận thấy tính pháp lý của tài sản chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn. Các trường hợp phổ biến như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình nhưng một/một số thành viên vắng mặt (công tác, học tập, sinh sống ở địa phương khác...) không thể ký hợp đồng thế chấp, hợp đồng ủy quyền. Hoặc khách hàng thay đổi tình trạng hôn nhân, tài sản là bất động sản cóxây dựng công trình trên đất mà chưa được bổ sung cập nhật kịp thời, vì vậy để hoàn tất các thủ tục pháp lý trên buộc phải kéo dài thời gian cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Một vấn đề bất cập nữa đó là, phần lớn các tài sản ở khu vực huyện thị lân cận thường định giá sát với khung giá nhà nước, thấp hơn nhiều so với giá thị trường thực tế dẫn đến khó đáp được nhu cầu vốn của khách hàng.

c) Các nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các NHTM và công ty tài chính

So với các ngân hàng khác như Agribank hay Vietinbank, mạng lưới của chi nhánh hiện nay vẫn còn hạn chế, làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, việc ra đời và phát triển mạnh mẽ của các công ty tài chính với thủ tục nhanh chóng đơn giản, phương thức giải ngân thuận tiện và số tiền cho vay cao hơn tạo sự thu hút chú ý của lượng lớn khách hàng cá nhân.

- Khung pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt chưa được hoàn thiện

Thúc đẩy hoạt đông thanh toán không dùng tiền mặt là cơ sở để phát triển thanh toán các loại thẻ trong đó có thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bên cạnh thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và sự hạn chế về hạ tầng công nghệ thanh toán điện tử, khung pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt chưa hoàn thiện, vì vậy việc thanh toán thẻ đặc biệt là thẻ tín dụng chưa phổ biến. Việc thanh toán lương qua tài khoản có ý nghĩa rất lớn để minh bạch hóa nguồn thu nhập khi thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng cũng như là cơ sở để phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn duy trì thói quen chi trả lương bằng tiền mặt là một hạn chế rất lớn cho các Ngân hàng khi tiếp cận giới thiệu sản phẩm

cho vay phục vụ nhu cầu đời sống sử dụng nguồn trả nợ từ luơng. Bên cạnh đó thói quen của nguời Việt Nam “ăn chắc mặc bền” khi họ có nhu cầu truớc tiên họ sẽ vay từ nguời quen sau đó mới nghĩ đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục vay ngân hàng phức tạp hơn, tốn kém nhiều chi phí hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, thông qua việc thống kê, phân tích các số liệu từ năm 2015- 2019 phản ánh kết quả các mặt hoạt động của BIDV Thanh Hóa mà trọng tâm là hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của sự tăng trưởng, phát triển; đồng thời phản ánh rõ nét thực trạng hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, những mặt tích cực và những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để làm căn cứ đưa ra giải pháp trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY PHỤC VỤ NHU CẦU ĐỜI SỐNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA

3.1. Định hướng phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại Ngân hàngthương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu 0974 phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 65)