nhánh Thanh Hóa
Qua việc phân tích các số liệu trên cho thấy, Chi nhánh Thanh Hóa buớc đầu đã đạt đuợc thành công nhất định nhờ việc bám sát và tuân thủ những quy định, quyết định và các văn bản của NHNN và BIDV về nâng cao chất luợng và tăng cuờng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đối với cá khách hàng cá nhân. Trên cơ sở thực hiện sàng lọc khách hàng, chi nhánh tiếp tục duy trì và gia tăng du nợ trên nền khách hàng cũ có tình hình tài chính lành mạnh, có lịch sử trả nợ tốt. Đồng thời đẩy mạnh tiếp cận với những khách hàng mới có phuơng án vay vốn hiệu quả, có thông tin CIC tốt, từ chối cho vay với những khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính, có du nợ vay tiêu dùng tại cùng một lúc nhiều tổ chức tín dụng. Về công tác phát triển khách hàng, chi nhánh đã nỗ lực trong công tác quảng bá hình ảnh BIDV đến với hầu khắp các tầng lớp nhu học sinh, sinh viên, nguời lao động ở các khu công nghiệp, cán bộ huu trí.., qua đó ngày càng nâng cao vị thế của mình trên thị truờng tài chính ngân hàng nói chung và thị truờng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống nói riêng.
2.2.3.1. Tăng trưởng dư nợ cho vay
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Các dự án bất động sản mọc lên nhiều kéo theo nhu cầu của nguời dân nâng cao, tâm lý nguời dân sẵn sàng vay để mua nhà cửa, mua sắm trang thiết bị đồ dùng sinh hoạt gia đình và phuơng tiện đi lại. Nhờ đó, doanh số cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tăng cao qua từng năm. Năm 2015 cho vay phục vụ nhu cầu đời sống mới đạt 795 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1.151 tỷ đồng tuơng ứng tăng 44.8%, đây là năm có mức tăng đột biến nhất từ truớc nay, nguyên nhân do đây là năm đầu tiên BIDV thực hiện mục tiêu đẩy mạnh ngân hàng bán lẻ trên toàn hệ thống. Tỷ lệ tăng truởng du nợ vay phục vụ nhu cầu đời sống năm 2017 so với năm 2016 là 28.7%, năm 2018 so với 2017 chững lại ở mức 7.1%, do có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là lãi suất uu đãi cho một số gói vay nhà ở đến hạn đuợc điều chỉnh về mức lãi suất
cho vay thông thường nên có một lượng khách trả nợ trước hạn. Năm 2019 đạt mức tăng 22% do trong năm chi nhánh đã thực hiện giải ngân được rất nhiều dự án cho vay nhà ở xã hội trên địa bàn. Sự tăng trưởng về dư nợ cho vay cho thấy nhu cầu vay vốn trong dân cư ngày càng tăng, đồng thời nó còn phản ánh sự nỗ lực không ngừng của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ khối bán lẻ chi nhánh trong việc phát triển sản phẩm này.
2.2.3.2. Số lượng khách hàng vay
Đạt được bước tăng trưởng đều đặn qua các năm, từ năm 2015 đến năm
2018 tỷ lệ tăng trưởng mỗi năm đạt 15-16% so với năm trước, đặc biệt năm 2019 số lượng khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống là 2.863 khách hàng, tăng 32% so với năm 2018 là 2.162 khách hàng. Có thể nói năm 2019 là năm thành công nhất từ trước tới nay của chi nhánh trong việc phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, nhờ việc tập trung nguồn lực cho khối bán lẻ ở các phòng giao dịch. Qua việc thăm dò khảo sát ý kiến khách hàng hàng năm cho thấy, 96,8% khách hàng được tham gia khảo sát hài lòng với sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh cung cấp, chính vì thế, lượng khách hàng tìm đến với chi nhánh ngày càng gia tăng. Khi số lượng khách hàng tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm: Thẻ ATM, BSMS, InternetBanking, SmartBanking, thanh toán tiền điện, bảo hiểm người vay vốn.và đặc biệt chính khách hàng sẽ trở thành những nhân viên Marketing miễn phí cho ngân hàng.
2.2.3.3. Thu lãi từ hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống
Lãi từ hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng lãi trong vòng 4 năm từ 2016 đến năm
2019 lần lượt là 13,7%; 18%, 27% và 49%. Năm 2019 thu nhập từ lãi cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là 65.05 tỷ chiếm 52.5% trên tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng; tăng 39.68 tỷ so với 2015 và tăng hơn 21.5 tỷ so với năm 2018. Năm 2019 được đánh giá là năm mà lợi nhuận mang lại từ cho vay phục vụ đời sống cao nhất, kết quả này đến từ rất nhiều nguyên nhân như: tăng trưởng dư nợ, lãi suất cho vay ổn định ở mức cao, bên cạnh đó Hội sở chính đưa ra các gói tín dụng ưu đãi
nhằm kích cầu tín dụng, đồng thời điều chỉnh giảm giá bán vốn cho chi nhánh, do đó thu nhập từ lãi tăng cao.
Bên cạnh đó, việc phát triển mạnh mẽ hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống còn thúc đẩy các mặt hoạt động khác, mà quan trọng nhất có thể kể đến đó là nghiệp vụ huy động vốn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng truởng vững chắc đáp nhu cầu về vốn (Năm 2015 huy động vốn chi nhánh mới chỉ đạt 3.389 tỷ đồng, đến năm 2019 đã tăng lên 5.483 tỷ đồng). Nguồn vốn này chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cu trên địa bàn, trong đó riêng năm 2019 nguồn vốn huy động từ dân du đạt 4.024 tỷ đồng, chiếm đến 73.3% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh). Ngoài ra, việc bán chéo các sản phẩm đang đuợc phát huy rất hiệu quả.
Hiện 100% khách hàng vay vốn tại chi nhánh đều đuợc đăng ký sử dụng đồng thời các dịch vụ nhu: Thẻ ATM, dịch vụ nhận tin nhắn BSMS, SmartBanking, Pay+, thanh toán hóa đơn tiền điện, học phí... hay sản phẩm bảo hiểm BIC Bình An. Đây là sản phẩm bổ trợ rất hữu ích đối với cả ngân hàng và khách hàng giúp đảm bảo khả năng chi trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng trong truờng hợp phát sinh sự kiện bảo hiểm, đồng thời giúp ngân hàng có nguồn thu dịch vụ bổ sung từ phí hoa hồng bảo hiểm
2.2.3.4. Xử lý nợ xấu
Với đặc thù là các món vay nhỏ lẻ, loại trừ hình thức cho vay thế chấp bằng luơng và cho vay thấu chi thì các khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống còn lại luôn tuân thủ tỷ lệ tài sản đảm bảo/tổng du nợ đạt tối thiểu 100%. Cùng với mục tiêu tăng truởng du nợ thì việc áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro luôn đuợc ngân hàng chú trọng. Vì vậy, nợ xấu trong cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại chi nhánh giai đoạn 2015-2019 luôn đuợc kiểm soát trong giới hạn cho phép, đảm bảo không cao hơn tỉ lệ của toàn ngành. Năm 2019 tỉ lệ nợ xấu chiếm 2,8% tổng du nợ toàn chi nhánh. Các khoản nợ xấu phát sinh thực tế đều có khả năng thu hồi, tuy nhiên đòi hỏi nhiều thời gian xử lý theo quy định.
2.2.3.5. về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tăng trưởng dư nợ
vay phục vụ nhu cầu đời sống theo kế hoạch đề ra. Năm 2019 hoàn thành đạt 106% so với kế hoạch du nợ đuợc giao.
2.2.3.6. về các chỉ tiêu định tính:
Tính đa dạng của sản phẩm cho vay: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị truờng, BIDV đã nghiên cứu và cho triển khai rộng rãi các sản phẩm có tính năng hiện đại, tiện ích trên tất cả các chi nhánh của BIDV trên toàn quốc.
Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối: Hiện tại, BIDV Thanh Hóa có 02 phòng Khách hàng, và 08 Phòng giao dịch vệ tinh, trong đó có 07 phòng giao dịch đặt tại địa bàn Thành phố Thanh Hóa và 01 Phòng giao dịch tại địa bàn Thành Phố Sầm Sơn. Kênh phân phối hiện tại mới chỉ đáp ứng đuợc một phần nhu cầu cho vay phục vụ nhu cầu đời sống trên địa bàn Thành phố và một số huyện lân cận. Đây cũng là hạn chế trong việc phát triển thị phần và mạng luới của BIDV Thanh Hóa trong mục tiêu đẩy manh phát triển ngân hàng bán lẻ.
Uy tín của Ngân hàng và Mức độ hài lòng của Khách hàng: Thông qua các cuộc khảo sát đuợc thực hiện hàng năm tại chi nhánh bằng cách phát phiếu thăm dò, đóng góp ý kiến của khách hàng, mà gần nhất là kỳ khảo sát tháng 4/2020, với 110 phiếu phát ra, 110 phiếu thu về, đạt tỷ lệ 100%. Kết quả cuộc khảo sát đo luờng sự hài lòng của khách hàng nhu sau: Rât hài lòng: 94%; Hài lòng: 3%; Chua hài lòng: 3%. Kết quả trên cho thấy BIDV Thanh Hóa cần phải luôn nỗ lực hơn nữa trong việc áp dụng quy trình nghiệp vụ theo yêu cầu nhung vẫn đảm bảo thời gian phục vụ, không gian giao dịch, đồng thời không ngừng nâng cao kỹ năng mềm trong giao tiếp với khách hàng để huớng tới sự hài lòng cao nhất.
Chất lượng tín dụng và đảm bảo các nguyên tắc cho vay: Với phuơng châm phát triển gắn với bền vững và quản trị rủi ro, chất luợng tín dụng tại Chi nhánh luôn đuợc chú trọng ở tất cả các buớc trong quy trình cấp tín dụng. Các nguyên tắc cho vay luôn đuợc thực hiện theo Quy chế cho vay của BIDV theo từng thời kỳ.