Việt Nam
Là bộ phận nằm trong hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, mọi hoạt động của chi nhánh đều chịu sự chỉ đạo điều hành của Hội sở chính. Do đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần có những chính sách đúng đắn, kịp thời nhằm hỗ trợ chi nhánh trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, đó là:
- về công tác chỉ đạo, điều hành:
+ Chỉ đạo phương hướng hoạt động của chi nhánh là luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có chất lượng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.
+ NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần thể hiện vai trò quản lý, chi đạo toàn bộ hệ thống qua việc thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở góp phần để ra các văn bản phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không được xây dựng phù hợp sẽ làm cho chi nhánh khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu đề ra.
+ Chỉnh sửa, bổ sung những quy định, quy trình và thủ tục chưa hợp lý về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống nhằm tạo sự linh hoạt và thuận lợi đối với khách hàng vay tiêu dùng.
+ Có cơ chế hỗ trợ tài chính để chi nhánh tăng cường các hoạt động giới thiệu hình ảnh và quảng bá thương hiệu, qua đó thúc đẩy động lực nâng cao chất lượng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại chi nhánh, thu hút được nhiều khách hàng.
+ Xây dựng cơ chế chi trả thu nhập cạnh tranh hơn nữa, quan tâm đến đời sống cán bộ nhân viên nhằm tạo động lực cao nhất cho cán bộ nhân viên.
+ Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo không gian giao dịch, trang bị thiết bị kỹ thuật công nghệ như: ATM, POS, Ezone... hỗ trợ cho chi nhánh sử dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống nói riêng. Hỗ trợ việc đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên.
+ Tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo nâng cao chất lượng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của chi nhánh. Tăng trưởng phải gắn liền với chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng như toàn hệ thống
+ Thường xuyên mở cuộc điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng về thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng... Thông qua các ý kiến đánh giá, góp ý đó để phát huy những mặt tốt và khắc phục những hạn chế, tồn tại.
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ, đảm bảo chất lượng đường truyền được nhanh chóng và ổn định, không những giúp cán bộ ngân hàng tiết giảm thời gian tác nghiệp, tăng năng suất lao động mà còn giúp khách hàng có những trải nghiệm khác biệt đối về những sản phẩm ngân hàng điện tử mà BIDV đang cung cấp, tạo tâm lý phấn khởi cho khách hàng và nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng.
+ Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị- xã hội, những khó khăn và thuận lợi mà nền kinh tế đang gặp phải để đưa ra những định hướng đúng đắn, kịp thời trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống nói riêng.
+ Liên tục triển khai và đa dạng hóa thêm các sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống mới cũng như mở rộng đối tượng khách hàng nhằm khai thác tiềm năng về thị trường cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.
- về hỗ trợ phát triển kinh doanh:
+ Phân công cán bộ đầu mối hỗ trợ Chi nhánh trong công tác phát triển kinh doanh,
đào tạo...; tổ chức các buổi làm việc với Chi nhánh để định hướng, truyền thông kịp thời
về các cơ chế, chính sách, sản phẩm, quy trình mới phục vụ công tác bán hàng cũng như
chia sẻ kinh nghiệm bán hàng và chăm sóc sau bán, từ đó đẩy mạnh phát triển sản phẩm
cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.
+ Truyền thông về cơ chế thưởng doanh số và tổng kết kịp thời kết quả về số liệu kinh doanh hàng Quý tới cán bộ, hỗ trợ công tác quyết toán thưởng doanh số tại Chi nhánh.
- về hỗ trợ công cụ bán hàng:
+ Hỗ trợ Chi nhánh trong việc phân tích dữ liệu nền khách hàng tại các chi nhánh, xác định danh sách khách hàng tiềm năng để chào bán sản phẩm phù hợp; đồng thời đồng hành cùng Chi nhánh để nâng cao hiệu quả dịch vụ như khai thác hành vi tiêu dùng của khách hàng để CB QLKH có các hình thức tương tác phù hợp, kích thích giao dịch trở lại, hạn chế nguy cơ khách hàng rời bỏ...
+ Cung cấp kịp thời bộ công cụ bán hàng tới cán bộ QLKH (catalogue sản phẩm, slide bán hàng mẫu, thư ngỏ, hợp đồng, biểu mẫu sản phẩm và bộ tài liệu ấn phẩm truyền
thông như catalogue, tờ rơi, hướng dẫn sử dụng...).
Như vậy, để thực hiện được mục tiêu tín dụng đề ra đến năm 2025 cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất và quyết tâm đồng lòng của toàn hệ thống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Neu như chương 2 đã cho ta thấy cái nhìn tổng quan về thực trạng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại chi nhánh Thanh Hóa thì chương 3 tác giả xin mạnh dạn đưa ra 05 nhóm giải pháp từ khái quát đến cụ thể nhằm mục tiêu phát triển hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống giai đoạn 2020-2025 theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bám sát chỉ đạo của Hội sở chính cũng như định hướng phát triển của BIDV Thanh Hóa trong thời gian tới, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền.
KẾT LUẬN
Những năm gần đây, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đang là một lĩnh vực kinh doanh đuợc nhiều NHTM Việt Nam chú trọng mở rộng và phát triển vì không chỉ giúp phân tán rủi ro mà còn hứa hẹn mang lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Đây là mảng hoạt động đầy tiềm năng và ngày càng chiếm uu thế trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thuơng mại.Với mục tiêu giữ vững vị thế là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tuợng khách hàng huớng tới là các cá nhân, hộ gia đình, trong phạm vi đề tài nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng và đua ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại BIDV Thanh Hóa, luận văn đã thực hiện đuợc những nội dung chủ yếu sau:
Một là luận văn trình bày về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại các NHTM hiện nay. Trong đó đề cập đến đặc điểm, vai trò và các sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh huởng tích cực và tiêu cực đến loại hình cho vay này.
Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triểnViệt Nam- Chi nhánh Thanh Hóa cũng nhu đua ra những uu và nhuợc điểm trong phát triển sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, những kết quả đạt đuợc trong 5 năm từ 2015-2019. Đồng thời nêu lên những nguyên nhân hạn chế còn tồn tại để tìm ra các biện pháp khắc phục đối với hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại BIDV Thanh Hóa.
Ba là trên cơ sở phân tích những uu và nhuợc điểm, nguyên nhân và hạn chế để từ đó đua ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi ích thu đuợc từ sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, phát triển mạng luới hoạt động cũng nhu phát triển nguồn nhân lực, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng nhu nền kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu bản thân đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhung vẫn có những hạn chế nhất định vì vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của quý thầy cô, các anh chị và các bạn để luận văn đuợc bổ sung hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ma Thị Trâm Anh (2019), Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Ngoại thương.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 3. Báo cáo tình hình cho vay phục vụ đời sống, đánh giá thực trạng tín dụng đen trên địa bàn Thanh Hóa- Ngân hàng nhà nước Thanh Hóa giai đoạn 2017-2019.
4. Đặc san toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2019, Báo Đầu tư, Hà Nội. 5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam (2019), Quy chế cho vay
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định
về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Ngân hàng nhà nước Thanh Hóa: Báo cáo tổng hợp dư nợ của các TCTD trên địa bàn năm 2019.
9. Lê Ngọc Minh (2017), Phát triển tín dụng tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thanh Hóa. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập Quản trị NHTM, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
11. Đoàn Ngọc Xuân (2019), Phát triển cho vay tiêu dùng vì An sinh xã hội
12. Phan Thị Hoàng Yến và nhóm tác giả (2019), Kinh nghiệm quốc tế về phát triển cho vay tiêu dùng đối với hộ gia đình ở nông thôn và bài học cho các NHTM Việt Nam.
13 . Các website
1. Website của BIDV: http://www.bidv.com.vn truy cập ngày 03/4/2020 2. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn