Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Thanh Hóa triển khai hầu hết tất cả các sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung vào những sản phẩm chính tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Thanh Hóa, đó là:
2.2.1.1. Cho vay nhu cầu nhà ở:
Cho vay nhu cầu nhà ở là sản phẩm BIDV tài trợ vốn để mua nhà ở, đất ở, xây dựng nhà ở mới, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở.
+ Mức cho vay sản phẩm mua nhà ở có thể lên tối đa 100% giá trị HĐMB nhà ở + Thời hạn cho vay tối đa lên tới 20 năm.
+ Bảo đảm tiền vay: Khách hàng thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản đảm bảo khác hoặc của bên thứ ba
+ Trả gốc định kỳ hàng tháng/quý, trả lãi hàng tháng.
2.2.1.2. Cho vay mua ô tô
Sản phẩm cho vay mua ô tô nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng về việc mua xe ô tô phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh
+ Mức cho vay tối đa 100% giá trị xe + Thời hạn cho vay tối đa là 7 năm.
+ Bảo đảm tiền vay:Tài sản thế chấp là chính ô tô vay mua hoặc tài sản của khách hàng hoặc bên thứ ba.
+ Trả (gốc+ lãi) định kỳ hàng tháng hoặc từng quý.
Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô khách hàng bắt buộc mua bảo hiểm trong suốt quá trình vay vốn.
2.2.1.3. Cho vay cầm cố GTCG/Thẻ tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân
một khoản tiền nhưng thẻ tiết kiệm của khách hàng chưa đến hạn. Khách hàng không muốn tất toán trước sổ tiết kiệm để không được hưởng toàn bộ khoản lãi sắp đến hạn của mình. Mục đích của hình thức cho vay này là để phục vụ nhu cầu đời sống hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phù hợp với quy định của
Pháp luật, của Ngân hàng nhà nước.
2.2.1.4. Cho vay thấu chi
Là hình thức cho vay mà Ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức nhất định thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân hoặc của gia đình khách hàng.
Có hai loại cho vay thấu chi: cho vay thấu chi không tài sản đảm bảo và cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo. Thời hạn của hạn mức thấu chi không quá 12 tháng.
2.2.1.5. Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống khác
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, bắt kịp với xu thế chung của thời đại, ngoài bốn loại sản phẩm cho vay nói trên, BIDV đã nghiên cứu triển khai sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống khác như: cho vay xuất khẩu lao động, cho vay du học, cho vay chứng minh tài chính, cho vay phát hành thẻ visa, vay đi du lịch. Một số sản phẩm cho vay tuy còn mới mẻ nhưng đã dần chiếm được ưu thế trên thị trường, ngày càng được mở rộng như cho vay chứng minh tài chính, vay du học, phát hành thẻ visa...
Quy trình cho vay các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống tại BIDV Thanh Hóa
Cụ thể như sau:
Bước 1: Tiếp thị, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ khách hàng : CB QLKH cá nhân thực hiện: - Giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của BIDV.
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng (hồ sơ pháp lý; hồ sơ chứng minh năng lực tài chính; tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; hồ sơ bảo đảm tiền vay,...).
Bước 2: Đề xuất tín dụng, đánh giá tài sản bảo đảm:
- Thực hiện nội dung đánh giá, phân tích khách hàng, khoản cấp tín dụng và Đề xuất tín dụng tại Báo cáo đề xuất tín dụng.
1. BIDV Thanh Hóa 1,482 5.2 1,588 3.5 1,938 2.8
- Việc định giá, đánh giá về tài sản bảo đảm của khoản cấp tín dụng theo quy định hiện hành của BIDV về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện giao dịch bảo đảm;
Buớc 3: Thẩm định tín dụng: đây là khâu tách bạch với khâu đề xuất tín dụng truớc khi đua ra quyết định cấp tín dụng. Cán bộ thẩm định không đồng thời là cán bộ quản lý khách hàng hoặc không đồng thời là lãnh đạo phê duyệt tín dụng.
- Cán bộ Thẩm định tín dụng tiếp nhận hồ sơ từ cán bộ quản lý khách hàng để thẩm định, đánh giá, phân tích hồ sơ khách hàng trên cơ sở nội dung Báo cáo đề xuất tín dụng, cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng do Cán bộ Quản lý khách hàng cung cấp và thu thập thêm thông tin (nếu cần), sau đó phê duyệt ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung đề xuất, bổ sung ý kiến (nếu có) trên Báo cáo đề xuất tín dụng.
Sau quá trình thẩm định, cán bộ quản lý khách hàng thông báo lại với cấp trên đua ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay.
Buớc 4: Thông báo và hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt; ký kết hợp đồng, giải ngân Khi món vay đã đuợc chấp thuận cấp tín dụng: Cán bộ Quản lý khách hàng soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay trình cấp có thẩm quyền ký kết Hợp đồng với khách hàng. Nội dung hợp đồng thể hiện số tiền vay, mục đích vay, lãi suất, thời hạn vay và thời điểm, tần suất thanh toán gốc và lãi. Khi hợp đồng ký kết giữa hai bên, ngân hàng tiến hành giải ngân cho khách hàng.
Trong truờng hợp Ngân hàng từ chối cấp tín dụng: Cán bộ Quản lý khách hàng thông báo tới khách hàng (bằng văn bản/email) trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.
Buớc 5: Quản lý sau khi giải ngân
Sau khi giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra giám sát khách hàng, khoản cấp tín dụng xem khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không và đồng thời theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng. Khi bất kỳ có sự thay đổi về lãi suất phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng.
Buớc 6: Thu hồi nợ hoặc đua ra quyết định mới
Khi khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng sẽ kết thúc. Tuy nhiên nếu khách hàng không có khả năng trả nợ do các yếu tố khách quan và chủ quan. Ngân hàng cần phải tìm hiểu nguyên nhân và đua ra quyết định mới về việc phát mại tài sản hay gia hạn nợ để bù đắp rủi ro.