Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ, có mật độ dân số cao, nhu cầu vay tiêu dùng cũng rất lớn dẫn tới sự bùng nổ các khoản CVTD tại Trung Quốc. Dư nợ CVTD của Trung Quốc năm 2012 là khoảng 10.000 tỷ NDT, đến năm 2015 con số này đã tăng lên gấp đôi và đạt con số 20.000 tỷ NDT. Theo dự báo, đến năm 2021 dư nợ CVTD của Trung Quốc có thể đạt mức 52.700 tỷ NDT.
Năm 2018, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã công bố một báo cáo nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tăng trưởng tín dụng tiêu dùng trong các hộ gia đình Trung Quốc có nguy cơ vỡ nợ cao, làm ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế của nước này. Theo đó, trong năm 2018, cho vay tiêu dùng ngắn hạn đã tăng từ 19,9% lên 40,9% so với cùng kỳ vào năm 2017, tuy nhiên số lượng các khoản vay tiêu dùng trung và dài hạn tại tăng trưởng chậm, giảm 30%. Báo cáo cho thấy, các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu vay tiêu dùng. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP sẽ làm kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, việc giá cả thị trường bất động sản của Trung Quốc liên tục tăng cao, khiến nhu cầu vay chi tiêu của người dân cũng được kéo lên cao. Dưới sức ép suy giảm nền kinh tế từ chiến tranh thương mại và các thách thức trong nước cũng như chiến dịch giảm nợ vay tiêu dùng đi xuống, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã có những động thái tích cực như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong hệ thống ngân hàng, giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp với mong muốn thúc đẩy các hoạt động kinh tế hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, để giảm rủi ro trong hoạt động CVTD, các nhà hoạch định chính sách đã chú trọng đến thiết lập hệ
31
thống quản lý rủi ro, hệ thống quản lý thông tin CVTD và đưa ra các tư vấn tài chính cho các hộ gia đình.
Bên cạnh đó, các ngân hàng ở Trung Quốc còn phải đối mặt với sự bùng nổ cho vay tiêu dùng ồ ạt của tín dụng ngầm và cho vay trực tuyến. Các công ty P2P đã mọc lên như nấm ở Trung Quốc, các trang web tuyên bố kết nối giữa nhà đầu tư và người muốn vay tiền thông qua mạng internet, giúp người có tiền cho vay tạo thu nhập đồng thời mang lại cơ hội vay vốn cho những người có nhu cầu mà không có khả năng tiếp cận được với các khoản vay tại ngân hàng, thủ tục vay rất tiện lợi và đơn giản, ngày càng có nhiều người vay theo hình thức này, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Công ty Analysys dự đoán rằng dư nợ cho vay trực tuyến ở Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi đạt 720 tỷ NDT vào năm 2019 so với mức 350 tỷ NDT năm 2017. Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, các nhà chức trách Trung Quốc đã vạch ra các biện pháp chính sách, bao gồm cấm mở thêm các trang web cho vay trên mạng, tăng cường xử phạt với các công ty lừa đảo...