Thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay còn khá non trẻ, dịch vụ cho vay tiêu dùng có xu hướng phát triển mạnh do nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng cao và những tiện ích to lớn mà dịch vụ này đem lại ngày càng tỏ rõ ưu thế so với những sản phẩm cho vay thông thường khác, cùng với đó là thu nhập của người dân được cải thiện và ngành tài chính chuyển dần trọng tâm sang phân khúc hộ gia đình.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng tính trên GDP cao thứ hai trong khối ASEAN. Với quy mô dân số 95 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.500USD/1 năm, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam có cơ hội lớn để tăng trưởng khi mà dư nợ vay tiêu dùng so với tổng thu nhập quốc dân GDP chỉ mới đạt 22%. Trong khi, chỉ số này tại các
32
thị trường phát triển trong khu vực là hơn 70%.
Lĩnh vực tài chính tiêu dùng cá nhân đang ngày càng trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của nhiều công ty mới, sản phẩm cho vay tiêu dùng khá đa dạng, từ giá trị nhỏ vài triệu đồng như điện thoại, điện máy, xe đạp điện đến các sản phẩm có giá trị lớn hơn từ vài chục và vài trăm triệu đồng như xe máy, đồ gia dụng, mua nhà, mua ô tô... Thị trường CVTD có nhiều thay đổi dẫn đến người dân cũng có thay đổi trong hành vi mua sắm. Theo đó, thay vì tích lũy, tiết kiệm đủ số tiền để mua một sản phẩm mong muốn, khách hàng có khuynh hướng mua trả góp dần khi mà theo số liệu thống kê, có khoảng 10% khách hàng khu vực miền Bắc mua hàng dựa vào tín dụng, còn tại miền Nam con số này lên tới 20% và đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Thị trường CVTD tại Việt Nam bao gồm ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài và gần 20 công ty tài chính. Nếu như các khoản vay có giá trị cao do ngân hàng cung ứng, các khoản vay có giá trị thấp hơn do các công ty tài chính khai thác. Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như VPBank, Techcombank, HDBank. đều định hướng chiến lược phát triển mảng bán lẻ và có các công ty tài chính riêng. Ba công ty FE Credit, Home Credit Việt Nam và HD Saigon được cho là nắm giữ khoảng 80% các khoản vay giá trị thấp. Khách hàng chính của các công ty tài chính tiêu dùng là đối tượng thu nhập thấp đến trung bình không đủ năng lực tài chính để tiếp cận các khoản vay từ các ngân hàng thương mại. Trong khi đó Các công ty tài chính này lại cung cấp các giải pháp tài chính dễ dàng, linh hoạt hơn, giúp người dân dễ tiếp cận với nguồn vốn hơn.
Tuy nhiên, đi kèm với nó là những hạn chế khi mà những dịch vụ cầm đồ, hỗ trợ tài chính biến tướng đang khiến cho cái nhìn về hoạt động này của người dân còn bị sai lệch, lòng tin của người dân về CVTD còn bị bỏ ngỏ.
33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung chính của Chương 1 bao gồm các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu các lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.
2. Tìm hiểu các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng.
3. Đưa ra xu hướng, thực trạng về phát triển cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng nước ngoài và tại Việt Nam.
Tóm lại, những nghiên cứu mang tính lý luận được trình bày ở Chương 1 là cơ sở để luận văn đánh giá đúng mức thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch được trình bày ở trong Chương 2.
34
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH