TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CH

Một phần của tài liệu 0978 phát triển cho vay tiêu dùng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 96)

- CHI

NHÁNH SỞ GIAO DỊCH.

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Co-operative bank of VietNam Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Co-opBank

Tên giao dịch: Ngân hàng Hợp tác hoặc NHHT

Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà N04 Hoàng Đạo Thúy - Phường Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.

Trích dẫn mục 6, điều 73 Luật các Tổ chức tín dụng 2010: “Tổ chức tín dụng là Hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Tổ chức tín dụng là Hợp tác xã gồm Ngân hàng Hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân”

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-operative Bank of Viet Nam) tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số: 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là ngân hàng của tất cả các Quỹ tín dụng nhân dân do các Quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ

35

thống các quỹ tín dụng nhân dân và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, bao gồm các chức năng cơ bản của một ngân hàng.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là một Tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Quỹ tín dụng

nhân dân, làm đầu mối và giữ vai trò điều hòa vốn cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có Trụ sở chính tại Hà Nội và 32 chi

nhánh, 66 phòng giao dịch và 1.182 quỹ tín dụng nhân dân thành viên có mạng lưới rộng khắp ở các xã, phường trong phạm vi toàn quốc. Ngân hàng Hợp tác xã

Việt Nam không ngừng đầu tư nguồn lực, xây dựng hệ thống quản trị ngân hàng

và công nghệ tiên tiến, hương tới mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, phục vụ

hiệu quả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

Với khẩu hiệu tổ chức “ Hợp tác cùng phát triển” - Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có sứ mệnh xây dựng và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân là một trong các giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn... đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, giữ vững vai trò “Ngân hàng của tất cả các Quỹ tín dụng nhân dân” hoạt động theo hướng tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam luôn xác định các nhiệm vụ chính xuyên suốt quá trình hoạt động của mình, bao gồm:

- Đầu mối về điều hòa vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ cho các QTDND:

36

một vòng tuần hoàn vốn khép kín trong hệ thống, phát huy được sức mạnh của từng thành viên cũng như của cả hệ thống QTDND. Bên cạnh đó, Ngân hàng Hợp

tác xã còn huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong thị trường dân cư, huy động

vốn trên thị trường liên ngân hàng, vay vốn dự án, nhận vốn tài trợ từ các tổ chức

trong nước và quốc tế để tăng cường năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ và thực hiện tốt chức năng điều hoà vốn, hỗ trợ

các QTDND thành viên. Vì vậy, Ngân hàng Hợp tác xã chính là tổ chức đầu mối

liên kết kinh tế quan trọng nhất trong quá trình phát triển mô hình QTDND cũng

như mô hình TCTD là hợp tác xã ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào có phát

triển loại hình TCTD này.

- Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các QTDND thành viên về tổ chức, quản trị và điều hành:

Vai trò “Ngân hàng của các QTDND” còn được thể hiện qua công tác hỗ trợ các QTDND trong việc nâng cao chất lượng quản trị điều hành. Theo đó, Ngân hàng Hợp tác rất tích cực phát huy vai trò cầu nối các dự án, nâng cao năng lực cho QTDND. Một số Dự án hỗ trợ kỹ thuật đang được triển khai trong hệ thống QTDND như: Dự án hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ; các Dự án phát triển khu vực tài chính vi mô Việt Nam do NHNN chủ trì gồm: Dự án Tăng cường năng lực hoạt động và giám sát tài chính vi mô TA8391, Dự án Hỗ trợ phát triển ngành tài chính vi mô TA8587, Dự án Chương trình phát triển tài chính vi mô - tiểu

37

hàng Hợp tác xã” đã quy định Ngân hàng Hợp tác xã có trách nhiệm: quản lý tiền gửi điều hòa vốn của hệ thống QTDND; Kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ, việc thực hiện các quy định về an toàn của QTDND; Kiểm toán, hướng dẫn và hỗ trợ kiểm toán nội bộ của các QTDND thành viên; Có ý kiến tham gia về phương án nhân sự của QTDND trước khi QTDND tiến hành bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Giám đốc QTDND; Tham gia xử lý đối với QTDND thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động. Ngân hàng Hợp tác xã sẽ là tổ chức đầu tiên phát hiện sớm nhất những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các QTDND thành viên để báo cáo NHNN Việt Nam; Đồng thời tích cực tham gia xử lý đối với các QTDND thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động; Qua đó góp phần tích cực bảo đảm cho từng QTDND cũng như cả hệ thống QTDND hoạt động ổn định, phát triển an toàn và bền vững

Năm 2016, Qũy bảo toàn Ngân hàng Hợp tác được thành lập.Qũy bảo toàn có chức năng tổng hợp và đối chiếu số liệu dư nợ cho vay bình quân của các QTDND để làm căn cứ tính phí tham gia Quỹ bảo toàn. Đồng thời rà soát thực trạng hoạt động của các QTDND, trường hợp QTDND đang bị áp dụng kiểm soát đặc biệt hoặc năm liền kề trước của thời điểm trích nộp phí QTDND bị áp dụng kiểm soát đặc biệt thì đưa vào danh sách không phải nộp phí theo quy định. Bên cạnh đó, theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của QTDND đang vay vốn Quỹ an toàn để đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn. Đồng thời xem xét cho vay các QTDND có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn hỗ trợ từ Quỹ bảo toàn theo quy định, đảm bảo sử dụng Qũy bảo toàn đúng mục địch, công khai, minh bạch...

- Đào tạo hướng dân một số nghiệp vụ cho các QTDND:

38

viên tại các quỹ TDND cơ sở, triển khai đồng bộ hệ thống corebanking, tập huấn triển khai phần mềm và bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng, giám sát, kiểm tra kiểm toán nội bộ. Đào tạo các nghiệp vụ như huy động, triển khai vay thấu chi, vay tiêu dùng với quy trình nghiệp vụ rõ ràng.

- Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng, huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, thẻ...

Ngoài vai trò ngân hàng của các QTDND, Ngân hàng Hợp tác còn có các chức năng của một ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chức năng trung gian tín dụng đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn, đóng vai trò huy động - là người đi vay và cho vay, giúp dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng, kích cầu đầu tư, chức năng thanh toán cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán...thúc đẩy tốc độ thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn của nền kinh tế, chức năng tạo tiền, ngoài ra còn có các nghiệp vụ bảo lãnh, đầu tư...

Sứ mệnh: “Xây dựng và phát triển Quỹ Tín dụng Nhân dân là một trong

những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ về chống đói nghèo, giữ vững vai trò là “Ngân hàng của tất cả các Quỹ tín dụng nhân dân” hoạt động theo hướng tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững”

Tầm nhìn: “Không ngừng đầu tư nguồn lực, xây dựng hệ thống quản trị

ngân hàng và công nghệ tiên tiến, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, phục vụ hiệu quả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.”

39

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng hợp tác xã Việt Nam

- Chi nhánh Sở giao dịch

Địa chỉ : Tòa nhà 15T Nguyễn Thị Định, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024.39741612 Fax: 024.39741609

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch tiền thân là Quỹ tín

dụng nhân dân trung ương Sở giao dịch được thành lập căn cứ Công văn số: 4589/NHNN-TTGSNH ngày 17/06/2010 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước chấp thuận đề nghị thành lập Sở giao dịch của QTDNDTW và căn cứ Quyết định

số: 110/QĐ-QTDTW ngày 29/09/2010 của Chủ tịch hội đồng quản trị QTDTW

về việc thành lập Chi nhánh Sở giao dịch. Năm 2013 được chuyển đổi sang thành

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch.

Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Sở giao dịch là đơn vị độc lập, có con dấu riêng, hạch toán kế toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng để thu chi. Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Sở giao dịch có trách nhiệm báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết định kỳ và đột xuất các hoạt động của mình theo yêu cầu của Hội sở Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

Chi nhánh Sở giao dịch có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của Ngân hàng Hợp tác theo quy định nội bộ và quy định pháp luật. Sở giao dịch là đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Hợp tác tại các tỉnh, thành phố để kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng, triển khai điều hòa vốn với các QTDND, thực hiện các công việc khác thuộc chức năng, nhiệm

40

2.1.3. Mô hình tổ chức Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Sở

giao dịch

Điều hành hoạt động của Chi nhánh Sở giao dịch là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có 02 Phó Giám đốc. Trong đó có 01 Phó Giám Đốc phụ trách về tín dụng và 01 Phó Giám Đốc chỉ đạo và chịu trách nhiệm về nghiệp vụ kế toán đảm bảo thống nhất 3 mối hoạch toán: hoạch toán kế toán, hoạch toán nghiệp vụ, hoạch toán thống kê gắn liền với chế độ tài chính nhà nước đồng thời tham mưu cho Giám Đốc trong công việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng.Giám đốc Sở giao dịch do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, các Phó Giám đốc do Tổng Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ban giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Sở giao dịch là bộ phận quản lý và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và cơ quan pháp luật.

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Sở giao dịch bao gồm các phòng ban:

- Phòng tín dụng Doanh nghiệp và cá nhân: Giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch, triển khai cơ chế của Nhà nước và của Ngân hàng Hợp tác về cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân. Thực hiện cấp tín dụng, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, cá nhân trong một số địa bàn tại Hà Nội như Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Quốc Oai, một số địa bàn lân cận như Ba Vì, Sơn Tây... và một số huyện tại Bắc Ninh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng vòng quay của vốn, đưa tiền mặt tiết kiệm nhàn rỗi trong lưu thông sang đầu tư cấp vốn cho các cá nhân và doanh nghiệp, từ đó tăng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tạo khả năng và khuyến khích đầu tư các công trình lớn, các ngành, lĩnh vực

41

có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Phòng Kế toán Ngân quỹ: Lập kế hoạch tài chính, tham mưu cho Giám đốc về quản lý thu chi nghiệp vụ và các loại tài sản theo chế độ của Nhà nước

và phân cấp của Ngân hàng Hợp tác. Tổ chức thực hiện công tác hạch

toán kế

toán, mở sổ sách nội bảng, ngoại bảng để theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính

xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và theo dõi quản lý an toàn tài

sản của Sở giao dịch. Thực hiện công tác kế toán về tiền gửi, tiền vay, thẻ,

thanh toán chuyển tiền, chi tiêu nội bộ theo quy định của Ngân hàng

Hợp tác.

Xây dựng và gửi các Báo cáo kế toán theo định kỳ, tổ chức bảo quản,

lưu trữ

chứng từ, sổ sách báo cáo kế toán. Trực tiếp thu chi tiền mặt, nhập xuất giấy

tờ có giá với QTDND thành viên và khách hàng. Tổ chức giao nhận, vận

chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, đảm bảo an toàn kho quỹ theo đúng quy định

của ngân hàng.

- Phòng kiểm tra nội bộ: Kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, điều hành, thực hiện quy trình nghiệp vụ tại Sở giao dịch trực thuộc theo quy định

nội bộ

của Ngân hàng Hợp tác và các quy định của pháp luật. Giám sát mức độ bảo

42

- Bộ phận Hành chính nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc trong việc bố trí, điều động, quản lý, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ, chính

sách đối

với cán bộ nhân viên của Sở giao dịch. Đề xuất việc tuyển dụng, đào

tạo, bổ

nhiệm cán bộ theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Giám đốc.

Thực hiện công tác văn thư, đánh máy, quản lý công văn đi, đến và lưu

trữ tài

liệu theo quy định. Phối hợp thực hiện việc mua sắm tài sản, vật liệu văn

phòng theo dự toán được duyệt, quản lý sử dụng và sửa chữa tài sản. Tổ chức

các buổi họp, lễ tân khánh tiết, hội nghị của Sở giao dịch.

- Trung tâm thẻ: Tổ chức triển khai và điều hành hoạt động kinh doanh phát hành thẻ và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác tới khách hàng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 So sánh 2018/2016 43

Sơ đồ 2.1: Tổ chức NHHTXVN - Chi nhánh Sở giao dịch

(Nguồn: Bộ phận Hành chính Nhân sự - NHHT Chi nhánh Sở giao dịch năm 2018)

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã Việt Nam

- Chi nhánh Sở giao dịch

Là chi nhánh có tuổi đời non trẻ, hình thành và phát triển gần 10 năm nhưng kết quả hoạt động của Sở giao dịch có hiệu quả cao, quy mô của Chi nhánh liên tục được mở rộng, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm liên tục được cải tiến và hình ảnh của ngân hàng ngày càng được biết đến rộng rãi. Ta có thể đánh giá hoạt động của Chi nhánh thông qua việc xem xét các chỉ tiêu tài

44

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của CN Sở giao dịch

Một phần của tài liệu 0978 phát triển cho vay tiêu dùng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w