Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý ngành thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, quy chế, quy định, quy trình, tiến hành kiểm tra, giám sát để quản lý và định hướng cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, NHTM theo mục tiêu chung. Có một số kiến nghị với NHNN như sau:
- Cần tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu và các nghiệp vụ mới về ngân hàng để
bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cam kết hội nhập, đồng bộ hoá các văn bản pháp luật thành một hệ thống quy định chuẩn, áp dụng chung cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tiếp tục đẩy nhanh việc xây
dựng mới và sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành Ngân hàng, hoàn chỉnh các văn bản pháp qui đối với hoạt động CVTD, cụ thể
về các loại hình sản phẩm, dịch vụ CVTD và các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với CVTD.
- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ bao gồm: thị trường tín dụng, thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên các thị trường này sẽ giúp NHNN quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý được hạn chế mức tín dụng đối với NHTM, mặt khác tạo điều kiện cho các NHTM được đáp ứng tốt nhất nhu
87
- NHNN cũng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC, cập nhật thường xuyên các thông tin về khách hàng vay vốn, tình hình trả nợ vay, mối quan hệ của khách hàng với các ngân hàng khác để tạo một kho dữ liệu tập trung, đầy đủ về thông tin khách hàng và các khoản vay trên cổng thông tin tín dụng Quốc gia, giúp cho ngân hàng có thông tin một cách đầy đủ, chính xác phục vụ cho việc ra quyết định cho vay.
- NHNN nên phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng thường xuyên tổ chức các hội thảo về hoạt động ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng cho các TCTD, các cuộc gặp gỡ trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về loại hình cho vay này.. .nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho CBTD.
88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ những cơ sở lý luận chung nhất về hoạt động cho vay tiêu dùng , trên cơ sở phân tích tổng thể môi trường kinh doanh và thực trạng CVTD tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch, đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong việc phát triển CVTD tại Chi nhánh, tác giả đồng thời đã đưa những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động CVTD của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch trong tương lai.
Với mục tiêu đề ra, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cho vay tiêu dùng như mở rộng đối tượng cho vay, hoàn thiện sản phẩm và quy trình cho vay, nâng cao trình độ CBNV, đẩy mạnh hiện đại hóa và marketing ngân hàng. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Hội sở Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nhằm cải thiện chính sách phù hợp, xây dựng hướng dẫn và hành lang pháp lý phù hợp với hoạt động cho vay tiêu dùng.
89
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập hiện nay ngày càng đa dạng và các ngân hàng cũng cần những định hướng phát triển rõ ràng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Trong đó, nghiệp vụ tín dụng vẫn luôn được các Ngân hàng quan tâm và duy trì vì đây là nghiệp vụ cơ bản, truyền thống và không thể thiếu được của Ngân hàng. Trong thời gian qua, mảng CVTD vẫn là một thị trường đầy tiềm năng mà các ngân hàng chưa khai thác hết. Nhất là khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống và thu nhập của người dân ngày một tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng càng đa dạng, đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu CVTD. Chính vì vậy, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD là xu thế tất yếu của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nói riêng, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng thu nhập cho ngân hàng, góp phần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phân tán rủi ro, tăng uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng. Qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển CVTD tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch đã giúp em hiểu rõ, toàn diện hơn những vấn đề cơ bản về CVTD, những tồn tại mà Ngân hàng đang gặp phải.
. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa lý luận về cho vay tiêu dùng, công tác cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng.
- Phân tích thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch về cả chỉ tiêu định tính và định lượng.... đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong việc phát triển CVTD.
90
- Trên cơ sở các yêu cầu và định hướng phát triển CVTD tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch, đã phân tích và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Sở giao dịch.
Hy vọng rằng với những giải pháp cơ bản trên, hoạt động CVTD tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Sở giao dịch sẽ ngày càng phát triển.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Phương, các thầy cô giáo của Trường Học viện Ngân hàng, Lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch cùng toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấn Quốc Hùng (2017), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng”, Luận văn thạc sĩ khoa học Tài Chính Ngân hàng, Học Viện Ngân hàng, Hà Nội.
2. Công văn số 18/2013/CV-NHHT ngày 01/07/2013 của Hội đồng quản trị NHHTXVN về việc cho vay phát triển hộ kinh tế gia đình nông nghiệp nông thôn
3. Công văn số 188/2017/CV-NHHT ngày 20/02/2017 về việc hướng dẫn cho vay theo hạn mức thấu chi trên thẻ ghi nợ nội địa Ngân hàng Hợp tác
4. Công văn số 535/CV_NHHT ngày 14/03/2017 hướng dẫn cụ thể đối với nghiệp vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi, giấy tờ có giá
5. Hoàng Thị Thu Hường (2018), “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học Tài Chính Ngân
hàng, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư 31/2012/TT-NHNN “Quy định về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam”.
7. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (2017), “Ngân hàng Hợp tác - Chặng đường sau gần 5 năm chuyển đối mô hình hoạt động”, Thông tin Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam,(24+25),tr.20-22.
8. PGS. TS Tô Ngọc Hưng, (2014), Giáo trình “Tín dụng Ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê.
9. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, (2005), Giáo trình “Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
10.PGS.TS. Tô Kim Ngọc, (2012), Giáo trình “Tiền tệ Ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê.
11.Quy định số 15/QĐ-NHHT ngày 14/03/2017 quy định về việc cho vay phục vụ đời sống của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với khách hàng
92
trị NHHT về việc cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ nhân viên tại cơ quan doanh nghiệp
13.Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách
hàng
14.Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính
Website: https://www.sbv.gov.vn http://co-opbank.vn http://xhtd.co-opbank.vn https://thuvienphapluat.vn https://baomoi.com http://www.thesaigontimes.vn