Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu 1117 phát triển hiệu quả dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn thương tín trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 38)

1.3.3.1. Ưu điểm

Đối với khách hàng:

+ Ưu điểm lớn nhất của dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng chính là sự tiện nghi và ln sẵn sàng của dịch vụ ngân hàng. Khách hàng có thể giao dịch 24/24h trong ngày mà khơng cần đến ngân hàng, do đó tăng tính thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Bây giờ, mọi lúc mọi nơi khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng điện tử, chỉ cần

gửi một tin nhắn, gọi điện thoại hay vào mạng Internet tại bất cứ đâu là có thể giao dịch,

vấn tin, trả tiền các dịch vụ,. thay vì phải mất thời gian đến ngân hàng là một ưu thế rõ rệt nhất của ngân hàng điện tử. Ví dụ khách hàng chỉ cần gửi tin nhắn là có thể nạp tiền điện thoại mà khơng cần mất cơng đi mua thẻ điện thoại trả trước như trước kia.

+ Dịch vụ ngân hàng điện tử với công nghệ hiện đại đã giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí dịch vụ. Khách hàng có thể giao dịch mà khơng cần đến ngân hàng do vậy tiết kiệm chi phí đi lại, đối với doanh nghiệp thì khơng chỉ tiết kiệm chi phí đi lại khi cần chuyền khoản, thanh tốn hóa đơn,... mà cịn tiết kiệm chi phí lưu trữ bảo quản khi trả lương qua tài khoản thay cho trả lương bằng tiền mặt, nhân viên không cần trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện giao dịch nên có nhiều thời gian làm việc hơn. Hơn nữa chi phí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử lại rất rẻ.

+ Tiếp cận thơng tin nhanh chóng đặc biệt là thơng tin về tài khoản. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp có nhiều tài khoản khác nhau. Họ có thể kiểm tra số dư trên tất cả tài khoản của mình. Ngồi ra, khách hàng được ngân hàng phục vụ tận nơi với những thơng tin nóng hổi nhất như biến động tỷ giá, tra cứu thông tin tài chính của đối tác .

+ Quản lý tiền tốt hơn, do ngân hàng điện tử có thể giúp bạn tăng vòng quay của đồng tiền và sử dụng, quản lý tiền mặt hiệu quả hơn trong kinh doanh.

+ Và hơn nữa, với những tiêu chuẩn chuẩn hoá, khách hàng được phục vụ tận tuỵ và chính xác thay vì phải tuỳ thuộc vào thái độ phục vụ khác nhau của các nhân viên ngân hàng.

Như vậy thay đổi lớn nhất mà e-banking mang lại cho khách hàng là có thể đem lại

một giải pháp mà từ trước đến nay chưa từng có. Khách hàng có được tất cả những gì

- 22 -

mình mong muốn với một mức thời gian ít nhất và điều đó có thể tóm gọn lại thành một cụm từ “sự tiện lợi”, nhất là đối với cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ

vì nhiều khi đối tượng khách hàng này không đủ nhân lực đi đến văn phòng trực tiếp giao

dịch với ngân hàng và dịch vụ ngân hàng điện tử là sự lựa chọn tối ưu.

Đối với ngân hàng:

+ Tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận:

Theo đó tất cả các chi phí liên quan đến các hoạt động giao dịch, thanh tốn, chi phí kiểm đếm, các chi phí đi lại... đều giảm hoặc triệt tiêu. Phí giao dịch e-banking được đánh giá là ở mức thấp so với các giao dịch truyền thống. Số liệu về phí giao dịch ngân hàng khảo sát ở Mỹ đã minh chứng điều đó:

1 Giao dịch qua nhân viên ngân

hàng W 55-60%

2 Giao dịch qua điện thoại 0,54 35-40%

3 Giao dịch qua ATM 0,27 35-40%

Nguồn:Kết quả khảo sát của hãng nghiên cứu Booz Alien & Hamilton (2004)

So sánh và đánh giá chi phí của các khoản thanh tốn qua các hình thức khác nhau ta có thể thấy thanh tốn qua Internet có chi phí bằng 12% và qua máy ATM bằng 5% chi phí tại chi nhánh. Khơng chỉ tiết kiệm chi phí, mà e-banking cịn giúp ngân hàng tăng lợi nhuận. Nếu như trước đây, các ngân hàng truyền thống chủ yếu thu lợi nhuận dựa trên chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, các khoản thu phí chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, trong đó phần lớn từ dịch vụ thanh tốn, thì ở các ngân hàng hiện đại, tỷ trọng lợi nhuận thu được trên lãi vay đang ngày càng giảm xuống, tỷ trọng từ các khoản thu phí khơng ngừng tăng lên. Ví dụ thu nhập từ các khoản thu phí của Citigroup đã vượt qua thu nhập từ lãi vay, các ngân hàng lớn trên thế giới cũng có cơ

cấu thu nhập tương tự như Citigroup, theo đó tỷ trọng thu nhập từ các khoản thu phí chiếm tỷ trọng ngày một lớn và không ngừng tăng lên.

+ Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ:

Thơng qua những dịch vụ mới, những kênh phân phối mới đó, ngân hàng có thể mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển thị phần. Bên cạnh đó phát triển mạnh các

dịch vụ hiện đại làm thay đổi cơ cấu thu nhập theo hướng giảm dần tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng, là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao. Đây là yếu tố đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng tăng trưởng và phát triển bền vững.

+ Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh:

E-banking khơng chỉ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng mà cịn cho cả các ngân hàng nữa. Nó giúp cho ngân hàng tiết kiệm được tối đa nguồn nhân lực bởi nhiều khâu đã được tự động hóa nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ vấn tin, chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn dịch vụ cơng cộng, kinh doanh chứng khốn,vay vốn, thơng tin quảng cáo, trao đổi thơng tin... Nhờ đó, các ngân hàng không những thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào các giao dịch của ngân hàng, nâng cao được hình ảnh và uy tín của họ, mà cịn giảm chi phí giao dịch kinh doanh và tăng doanh thu, lợi nhuận.

Ứng dụng và phát triển những công nghệ ngân hàng hiện đại cũng giúp cho các ngân hàng luôn tự đổi mới, hồ nhập và phát triển khơng chỉ ở thị trường trong nước mà cịn hướng tới thị trường nước ngồi. Dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tạo dựng cho ngân hàng một danh tiếng tốt hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh do các ngân hàng khi đưa ra các dịch vụ này thường được đánh giá là những ngân hàng có trình độ cơng nghệ cao và do đó có được uy tín cao hơn đồng thời có thể phản hồi trước những thay đổi của thị trường tốt hơn và qua đó có thể thực hiện chiến lược tồn cầu hóa và xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu. Theo khảo sát của hãng Keynote Systems (Mỹ) cho thấy online- banking là yếu tố quan trọng thứ ba (sau dịch vụ chi phiếu miễn phí và mức phí) đối với khách hàng trong việc lựa chọn sử dụng một ngân hàng. Trên 56% số người được khảo sát cho biết ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ thanh tốn hóa đơn qua mạng cịn quan trọng hơn cả số lượng và địa điểm các chi nhánh và máy ATM của mỗi tổ chức tài chính.

Ngồi ra, một lợi ích quan trọng khác mà e-banking mang lại, đó là ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “tồn cầu hóa” mà khơng cần mở thêm chi nhánh.

+ Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng

Chính sự tiện ích có được từ cơng nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp

dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch

với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Với mơ hình ngân hàng

hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối

tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của E-banking là rất cao.

+ Cung cấp dịch vụ trọn gói

Điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, cơng ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán...

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, E-banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thơng hàng hố, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử. Với mơ hình ngân hàng hiện đại là kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh là rất cao.

1.3.3.2. Hạn chế:

Tất cả những lợi ích này của e-banking đã và đang khiến các ngân hàng không thể làm ngơ trước thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên, cịn có khơng ít bất lợi của e-banking mà các ngân hàng và khách hàng của họ phải quan tâm.

Đối với khách hàng, họ phải tính đến những bất lợi như:

Một là, để tham gia vào e-banking, khách hàng cần có các trang thiết bị cần thiết

như máy vi tính có kết nối internet để sử dụng dịch vụ, internet- banking, home- banking

hay điện thoại di động để sử dụng dịch vụ mobile- banking. Tuy rằng các thiết bị này ngày một phổ biến và không thể thiếu nhưng không phải ai cũng đầu tư được, nhất là với

người nghèo.

Hai là, vấn đề bảo mật an toàn cho khách hàng cũng là điều đáng lo ngại. Khách

hàng có thể bị mất mật khẩu truy nhập tài khoản từ lúc nào mà mình chẳng hay biết do bị

“Hacker” ăn cắp bằng cơng nghệ cao. Từ đó tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất mà

không biết tại bản thân mình nhầm lẫn hay tại NHTM. Với giao dịch điện tử, thực tế khách

hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với giao dịch chứng từ vì trong trường hợp

xảy ra

tranh chấp, chứng từ sẽ là bằng chứng tốt hơn.

Ba là, thiếu thơng tin “nóng”: sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tuy tiện lợi

nhưng qua E-banking khách hàng nhận được thông tin không thể đầy đủ như qua một cán bộ chuyên trách của ngân hàng,và nhiều khi hỏi trực tiếp nhân viên ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Khách hàng sẽ mất đi cơ hội trao đổi thơng tin với bạn hàng, nắm bắt tình hình mới, “nóng” tại nơi giao dịch của ngân hàng, và nhiều khi hỏi trực tiếp nhân viên ngân hàng sẽ dễ dàng hơn.

Đối với ngân hàng, họ cũng phải quan tâm đến một số hạn chế như sau:

Một là, vốn đầu tư lớn: Để xây dựng một hệ thống E-banking đòi hỏi phải một

lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phịng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới cơng nghệ sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống... một lượng chi phí mà khơng phải NHTM nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Chưa kể việc đầu tư ấy có phát huy hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng truyền thơng đất nước, hay nói khác đi cịn phụ thuộc vào những nỗ lực chung của cả một quốc gia chứ khơng riêng gì một NHTM nào.

Hai là, rủi ro cao: Vốn và công nghệ tuy là vấn đề khơng phải dễ vượt qua,

nhưng cũng có thể khắc phục được, vấn đề nan giải hơn là ở chỗ tính an tồn và bảo mật của hệ thống E-banking. Rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là khơng nhỏ. Về phía NHTM ở Việt Nam, do cơng nghệ chủ yếu là “nhập khẩu” nên sự chủ động nắm bắt công nghệ không cao, việc phát hiện và bịt các “lỗ hổng” của phần mềm mua từ nước ngoài chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ, khả năng lớn là phải mời chuyên gia, tốn kém và mất thời gian. Vius, sâu máy tính, phần mềm gián điệp là những nguy cơ thường trực tấn công hệ thống qua việc giả mạo, đánh cắp dữ liệu khách hàng, tội phạm máy tính sử dụng tấn cơng kiểu “từ chối dịch vụ” (DDoS) làm tê liệt website là rất có thể xảy ra. Ngày nay những tấn công ác ý và tin tặc đã chuyển biến từ chỗ chỉ là sở thích của một số sinh viên đã trở thành một lĩnh vực tội phạm hoàn chỉnh. Ngồi ra phải kể đến chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động E-banking của các NHTM còn đang ở những bước đi đầu tiên, khơng có hệ thống lưu trữ dữ liệu tổn thất, thiếu những

công cụ quản lý rủi ro cần thiết để đi vào thực tiễn.

Ba là, các hệ thống ngân hàng điện tử của các ngân hàng cịn phát triển tương đối độc lập, chưa có sự phối hợp, liên thông cần thiết nhằm phát huy cao nhất hiệu quả

của dịch vụ mới này. Chính vì vậy, muốn cơ sở hạ tầng truyền thơng, cơng nghệ thông tin phải đáp ứng được nhu cầu, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của cả quốc gia chứ không riêng ngân hàng nào.

1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số nước trên thế giới

1.4.1 Các nước Asean

Tại Malaysia, để phát triển ngân hàng điện tử, Malaysia đã thành lập một tiểu

ban đặc biệt do bộ Năng lượng, Bưu điện và thông tin đứng đầu, được thành lập để xây dựng một hệ thống luật đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng điện tử gồm: luật chữ ký điện tử, luật tội phạm máy tính, luật bản quyền sửa đổi. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã cơng bố chiến lược thương mại điện tử bao gồm:

- Xây dựng một hạ tầng cơ sở thông tin đẳng cấp quốc tế

- Malaysia sẽ trở thành kiểu mẫu khu vực về bảo vệ sở hữu trí tuệ trong kinh doanh trên mạng

- Malaysia sẽ đảm bảo tự do sở hữu tư nhân và giao lưu lực lượng lao động trí tuệ tồn thế giới

- Sẽ không đánh thuế nhập khẩu các thiết bị và kỹ thuật phục vụ cho “kinh tế số hóa” và thương mại trong thời gian ít nhất là đến 2010

Hệ thống thanh toán điện tử đã được thiết lập ở Malaysia do ngân hàng Negara chịu trách nhiệm chính đã phát triển rất mạnh mẽ. Dịch vụ ngân hàng điện tử ở đây có thể nói là tương đối phát triển do chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này hoạt động.

Tại Singapore, nước này đã tuyên bố mục tiêu trở thành một trong những nước

đứng đầu thế giới về điện tốn hóa, làm cho cơng nghệ thơng tin thâm nhập vào mọi khía cạnh đời sống xã hội. Và đến năm 1997, tất cả các cơ quan, công sở đều đã liên kết vào internet.

Riêng về thanh toán điện tử, Singapore là một trong những nước đầu tiên áp dụng.

Năm 1996, nước này đã chính thức khai trương việc ứng dụng tồn diện các loại thẻ thông

minh, thẻ mua hàng điện tử, túi tiền điện tử. Hệ thống giao dịch an tồn mang tính quốc tế

được thành lập năm 1997 và đưa vào sử dụng toàn diện vào cuối năm 1998.

Một phần của tài liệu 1117 phát triển hiệu quả dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn thương tín trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w