Thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu 1117 phát triển hiệu quả dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn thương tín trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 96)

Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng nước ngoài: Mở cửa dịch vụ ngân hàng theo cam kết song phương và đa phương

sẽ làm tăng số lượng các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ và trình độ quản lý, gia tăng áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa do các hạn chế về mở chi nhánh, phạm vi hoạt động và huy động vốn (quy mô, đồng tiền, khách hàng và sản phẩm) của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dần được nới lỏng và xóa bỏ. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng ngoại sẽ là “cú hích” cho sự phát triển của các ngân hàng Việt Nam nếu không muốn bị thua trên sân nhà.

Hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngồi trên thị trường Việt Nam đang ngày càng mở rộng, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đến nay, có 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 8 cơng ty cho th tài chính, 56 văn phịng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức này đều là những ngân hàng và tổ chức tài chính lớn, có uy tín và độ an tồn cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù thị phần hoạt động

của các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngồi vẫn cịn ở mức khiêm tốn (khoảng 10%), nhưng có vị trí quan trọng trong hệ thống các định chế tài chính tại Việt Nam. Các TCTD nước ngồi là kênh truyền dẫn vào Việt Nam các công nghệ ngân hàng hiện đại và kinh nghiệm quản trị ngân hàng tiên tiến, đồng thời bổ sung nguồn tài chính khơng nhỏ cho thị trường tài chính Việt Nam.

Một số ngân hàng nước ngồi hiện diện dưới cả hai hình thức là chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài như HSBC, ANZ, Standard Chartered. Mặc dù mới gia nhập thị trường tài chính Việt Nam, nhưng hết quý III/2010, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã huy động vốn đạt 77.444 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 93.511 tỷ đồng, tăng 29,8% so với thời điểm cuối năm 2009; dư nợ tín dụng đạt 38.322 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2009. Trong khi các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất, thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng tồn cầu, thanh tốn quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán. Đây cũng là một hướng phát triển mà các NHTM trong nước cần học hỏi, sự va chạm giữa các ngân hàng trên thị trường mở ra những cơ hội kinh doanh mới thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài cũng rất quan tâm đến mảng ngân hàng bán lẻ. 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã phát triển 14 chi nhánh trên cả nước. Bên cạnh

đó là thường xuyên tung ra những sản phẩm, dịch vụ với nhiều tiện ích. Chẳng hạn tại Ngân hàng HSBC, mạng lưới dịch vụ đã mở rộng từ hai chi nhánh trong năm 2009 lên 12 điểm giao dịch, đã đáp ứng nhu cầu của các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thuận tiện và đạt chất lượng hàng đầu. Hiện Ngân hàng HSBC Việt Nam đã có hơn 1.300 nhân viên làm việc tại tất cả các

vị trí, so với con số hơn 1.000 nhân viên vào năm trước.

Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), sức ép cạnh tranh từ khối ngân hàng nước ngoài sẽ rất lớn, bởi kể từ ngày 1-1-2011, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng, khơng cịn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh. Vì thế, các ngân hàng nhỏ trong nước buộc phải cải tổ toàn diện, nâng cao tính thanh khoản và liên kết với nhau để tồn tại. “Sức ép từ phía ngân hàng ngoại rất lớn, buộc các ngân hàng nội phải tăng

vốn, hoặc sẽ mở đường cho làn sóng mua bán và sáp nhập”.

Có thể thấy, khi những rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài được tháo bỏ sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh. Đây cũng được coi như “cú hích” về cạnh tranh để các ngân hàng thương mại Việt Nam đi lên. Và nếu một trong số các nhà băng Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ và năng lực cạnh tranh còn yếu kém sẽ bị đào thải và lúc đó phải sáp nhập hoặc bán lại. Thị trường sẽ sàng lọc và những ngân hàng nào quản trị tốt, năng lực cạnh tranh cao sẽ tồn tại và phát triển mạnh.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong huy động, phân bổ các nguồn vốn mà còn hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Khả năng cạnh

tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết hợp tác với nước ngồi trong chuyển giao cơng nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường.

Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam cịn thấp, những gì ngân hàng Việt Nam thiếu và yếu thì các ngân hàng nước ngồi lại có và mạnh hơn. Hơn thế nữa, thế mạnh khách hàng của các tổ chức tín dụng có vốn nước ngồi lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay dự án lớn. Thế mạnh này sẽ được các NHTM nước ngoài phát huy nhiều hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các phía các ngân hàng nước ngồi.

• Hệ thống ngân hàng Việt Nam có nguy cơ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô,

khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Hiện tại ưu thế về thị phần, khách hàng và

kênh phân phối thuộc về các ngân hàng trong nước do các ngân hàng nước ngồi vẫn cịn chịu sự hạn chế về phạm vi và quy mô hoạt động. Tuy nhiên điều này sẽ được loại bỏ căn bản từ sau năm 2010, khi đó quy mơ hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng

lên. Điều này buộc các ngân hàng Việt Nam phải nhường một phần khách hàng và thị trường cho các ngân hàng nước ngoài. Khi nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng nước ngồi với cơng nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao hơn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ bản địa sang làm ăn ở Việt Nam và các cá nhân, tổ chức kinh tế Việt

Nam.

• Rủi ro thị trường thực sự là thách thức lớn trong hoạt động của các NHTM Việt

Nam: Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường (giá cả, tỷ

giá, lãi suất, chu chuyển vốn) do các tác động từ bên ngồi, xóa đi khả năng tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế. Hệ thống ngân hàng trong nước cũng phải đối mặt lớn hơn với các rủi ro khủng hoảng và các sú sốc kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển của thị trường vốn có thể sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây nên. Quy mô

và tốc độ luân chuyển các luồng vốn quốc tế càng nhiều, khủng hoảng tài chính - tiền tệ trở thành nguy cơ luôn thường trực đối với các nền kinh tế của các nước đang phát triển,

trong khi đó hệ thống giám sát tài chính tồn cầu chưa có hiệu quả. Rủi ro gia tăng song

năng lực điều hành vĩ mô của ngân hàng nhà nước và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn thấp. Năng lực điều hành tiền tệ của ngân hàng nhà nước, đặc biệt là kiểm soát tỷ giá và lãi suất trong điều kiện tự do hóa, cịn nhiều han chế. Hội nhập tài chính quốc tế làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ nếu như tỷ giá khơng được tự do hóa trong điều kiện tài khoản vốn được nới lỏng. Mặt khác, năng lực giám sát hoạt động

ngân hàng của NHNN còn yếu, đặc biệt là khả năng giám sát rủi ro, phát hiện sớm và ngăn chặn rủi ro, đối với một số nghiệp vụ và sản phẩm ngân hàng mới được tung vào thị trường.

Như vậy, việc thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giúp cho các ngân hàng nước ngồi có điều kiện thuận lợi hơn để xâm nhập thị trường Việt Nam, khi các cam kết về vấn đề ngoại hối giúp cho các cá nhân hay doanh nghiệp không bị hạn chế nguồn ngoại tệ để thực hiện các giao dịch vãng lai quốc tế trong phạm

vi lãnh thổ của mình ở mức liên quan tới nguồn ngoại tệ chuyển vào thuộc cá nhân hay doanh nghiệp đó, các cam kết về chính sách thương mại và sản phẩm dịch vụ cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng thị trường hoạt động tại Việt Nam, thành lập các ngân hàng con, các chi nhánh làm cho cuộc đua tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần trở nên sôi động, đây cũng là động lực thúc đẩy lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển.

Việc thực hiện đúng những cam kết là điều không thể thay đổi. Cơ hội rất nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này buộc hệ

thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải không ngừng đổi mới, cung cấp các dịch vụ

ngân hàng hiện đại để có thể cạnh tranh hiệu quả.

Một phần của tài liệu 1117 phát triển hiệu quả dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn thương tín trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w