Bài học rút ra đối với các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu 1117 phát triển hiệu quả dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn thương tín trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 46)

Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới như vậy, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Hệ thống pháp luật phải phù hợp, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển, nếu so sánh hệ thống pháp luật về dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam với một số nước phát triển thì có thể thấy Việt Nam cịn ít quy định về vấn đề này. Quy định của pháp luật cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học vào hoạt động của mình.

- Trình độ phát triển công nghệ là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng điện tử, các nước phát triển dịch vụ này thành cơng đều có trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải được nâng cấp để việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử trở nên khả thi hơn ở các vùng miền, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, có thể thấy ở các nước có dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển tốt thì cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật rất vững chắc, hiện đại.

- Dịch vụ ngân hàng điện tử muốn phát triển phải kết hợp được hài hòa 3 nhân tố: người

sử dụng (khách hàng), người cung cấp dịch vụ (ngân hàng) và nhân tố mơi trường. - Nhu cầu, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng đối với các dịch vụ

ngân hàng truyền thống cần có sự thay đổi. Do một thời gian dài quen với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cách giao dịch truyền thống tại quầy, thêm nữa, mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ tin học trong các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nơng thơn và ở độ tuổi trung niên thường

có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử. Do vậy, các NHTM cần tìm cách quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử tới khách hàng

để họ hiểu về quy trình cũng như những tiện ích do các dịch vụ này mang lại, từ đó sẽ thay đổi nhận thức và sẽ tin dùng dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Sự cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt là giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngồi đã buộc các ngân hàng phải khơng ngừng nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ mới.

- Các NHTM phải tổ chức, cơ cấu lại để có thể cung cấp hiệu quả hơn các dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Khi cung cấp các dịch vụ mới, ngân hàng phải hướng sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ.

- Các ngân hàng cần phải tích cực trong việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển và cho nguồn nhân lực

Kết luận 1

Chương 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng như các giai đoạn phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới,và đưa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển của ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam. Với những tiện ích, ưu điểm của các dịch vụ ngân hàng điện tử cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập là kết quả tất yếu của q trình phát triển cơng nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời, vấn đề pháp lý và cơng nghệ cũng góp phần khơng kém trong việc triển khai thành công dịch vụ Ngân hàng điện tử. Ở chương 2 sẽ đi sâu phân tích cụ thể thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sacombank.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

2.1 Giới thiệu NH TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)

2.1.1 Lịch sử hình thành và q trình phát triển

Ngày 21/12/1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ

phần

(TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với số vốn điều

lệ ban đầu là 3 tỷ đồng bằng việc hợp nhất Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp với 3 hợp

tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Cơng, Lữ Gia đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát phi mã.

Năm 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty

Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Ngày 12/7/2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu

trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh), đây là một sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề cho việc niêm yết cổ phiếu của NHTMCP khác. Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong cơng bố hình thành và hoạt động theo mơ hình Tập đồn tài chính tư nhân với 5

cơng ty trực thuộc và 5 công ty liên kết; xây dựng, đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an tồn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phịng và chính thức hồn tất q trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước. Với việc khai trương chi nhánh Lào vào năm 2008, chi nhánh Campuchia năm 2009, Sacombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lưới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đơng Dương. Sacombank cũng vinh dự được nhận rất nhiều bằng khen và giải thưởng có uy tín như:

- “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2009” do Global

Finance bình chọn;

- "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn;

- “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;

- “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking & Finance bình chọn;

- ”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn;

- “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007’ do Global Finance bình chọn;

- Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các

hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;

- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007;

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua.

Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng 10.740 tỷ đồng và trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam với 376 điểm giao dịch, trong đó có 72 Chi nhánh/Sở Giao dịch, 301 Phòng giao dịch

phủ khắp 47/63 tỉnh thành trong cả nước và ở nước ngồi (tính đến thời điểm 30/04/2011). Cùng với mạng lưới giao dịch, hệ thống trụ sở khang trang bề thế tại các vị trí trọng điểm tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và hội nhập, củng cố và vun đắp lòng tin đối với khách hàng giao dịch.

Một phần của tài liệu 1117 phát triển hiệu quả dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP sài gòn thương tín trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w