nghiệp FDI
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, môi trường tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng của các doanh nghiệp FDI còn nhiều cản trở. Điều này xuất phát từ nhiều phía.
1.2.4.1. Xuất phát từ bản thân doanh nghiệp - Tài sản bảo đảm cho khoản vay:
Hiện nay, nhiều Ngân hàng căn cứ trên tài sản bảo đảm để cho vay đối với khách hàng trong khi các doanh nghiệp FDI lại gặp khó khăn khi đáp ứng điều kiện này của Ngân hàng. Một số doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam bằng máy móc thiết bị. Đối với các máy móc thiết bị đã qua sử dụng, máy móc thiết bị chuyên dùng, rất khó cho Ngân hàng trong việc định giá chính xác giá trị tài sản. Với chất lượng định giá còn hạn chế của các công ty định giá trong nước, cơ sở để cho Ngân hàng nhận tài sản đúng giá trị khá khó khăn. Do đó, Ngân hàng thường dè dặt khi nhận các tài sản này làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Đối với các doanh nghiệp FDI hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, đất sử dụng là đất thuê, nhà xưởng do các doanh nghiệp tự xây dựng hoặc mua lại từ doanh nghiệp khác. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng,
quyền sở hữu thuờng duới dạng hợp đồng thuê đất, hợp đồng mua nhà xuởng. Việc hoàn thành đầy đủ thủ tục để đuợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu công trình thuờng kéo dài và tốn kém chi phí nên phần lớn các doanh nghiệp chua đuợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu công trình. Do đó, tỷ lệ doanh nghiệp có tài sản bảo đảm là bất động sản ở mức thấp.
Hiện tại các doanh nghiệp FDI khi vay vốn ngân hàng chủ yếu dùng tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị, hệ thống dây chuyền sản xuất dùng trong sản xuất của doanh nghiệp. Việc nhận các tài sản trên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng khi tính thanh khoản của máy móc thiết bị không cao, thời gian khấu hao nhanh. Do vậy các ngân hàng khi quyết định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp FDI thuờng phải xem xét trên các góc độ tổng thể về quy mô sản xuất, tính ổn định của thị truờng đầu vào, đầu ra, xem xét dòng tiền luân chuyển của doanh nghiệp, uy tín và mức độ bền vững của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, giá trị tài sản và tính thanh khoản của tài sản.
- Việc am hiểu các quy định luật pháp Việt Nam còn hạn chế:
Các chủ đầu tu của doanh nghiệp FDI là các tổ chức, cá nhân nuớc ngoài vốn quen thuộc với các quy định của pháp luật nuớc mình. Sự khác biệt của luật Việt Nam so với luật các quốc gia của chủ đầu tu ít nhiều gây lúng túng cho các chủ đầu tu. Đặc biệt là các quy định về Ngân hàng có sự khác biệt nhiều giữa các quốc gia trong việc quản lý tiền vay, quản lý ngoại hối....
- Rào cản tâm lý:
Nhiều doanh nghiệp cho rằng Ngân hàng có sự phân biệt đối xử giữa thành phần kinh tế nhà nuớc, ngoài nhà nuớc và doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài. Điều kiện vay vốn khắt khe, quy trình phức tạp và luôn phải có tài sản thế chấp ... Do đó, các doanh nghiệp dè dặt trong tìm kiếm nguồn vốn tín dụng tại các Ngân hàng thuơng mại Việt Nam.
- Rào cản ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh:
doanh cũng rất đa dạng.
Quan hệ tín dụng cũng là một trong những giao dịch mua bán giữa một bên bán quyền sử dụng vốn là Ngân hàng và một bên mua quyền sử dụng vốn là khách hàng vay. Hơn nữa, giao dịch này rất đặc biệt. Giao dịch này đuợc thực hiện trên cơ sở niềm tin. Muốn niềm tin này vững chắc phải có sự hiểu biết lẫn nhau mà văn hóa kinh doanh là một yếu tố cần quan tâm.
- Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI:
Chuyển giá đuợc hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản đuợc chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị truờng nhằm tối thiểu hóa số thuế của các Công ty đa quốc gia trên toàn cầu.
Việc chuyển giá là việc các doanh nghiệp tăng giá hoặc giảm giá đối với hàng nhập khẩu hoặc hàng xuất khẩu giữa các công ty có quan hệ với nhau. Việc chuyển giá nhằm nhiều mục đích nhu: giảm thuế nhập khẩu phải nộp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng.
Với việc chuyển giá của các doanh nghiệp này, rất khó xác định khả năng tài chính thật sự của doanh nghiệp vì doanh thu, lợi nhuận không đúng thực tế. Điều này gây khó khăn cho các Ngân hàng trong khâu thẩm định.
Cũng chính một phần vì hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI mà các báo cáo thống kê về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI chua phản ánh thực sự chính xác.
- Đáp ứng yêu cầu về lợi nhuận kinh doanh:
Các Ngân hàng thuờng yêu cầu các doanh nghiệp phải sản xuất, kinh doanh có lãi
sau 2 năm hoạt động mới đuợc vay vốn. Nhung với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các
doanh nghiệp trong khu chế xuất, thời gian 2 năm chua đủ để hoàn vốn và có lãi, bởi họ phải đầu tu tập trung cơ bản rất tốn kém.
- Tránh đóng thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nhiều doanh nghiệp FDI khi đầu tu vào Việt Nam đuợc huởng uu đãi về mức thuế thu nhập doanh nghiệp, nhiều truờng hợp chỉ phải đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp 4 năm hay 5 năm sau năm có lãi đầu tiên. Do vậy, các công ty này cố tình hạch
toán lỗ nhiều năm để kéo dài thời gian năm có lãi đầu tiên, tránh phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, nếu căn cứ trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp rất khó
cho Ngân hàng để chấp thuận quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
- Chứng minh vốn tự có thực tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh: Một số nhà đầu tu khi mở doanh nghiệp tại Việt Nam góp vốn bằng máy móc thiết
bị, trong số đó là các máy móc thiết bị đã qua sử dụng và có khi là máy móc thiết bị đã
lỗi thời ở bên nuớc ngoài. Việc xác định giá trị thật sự của vốn góp bằng máy móc thiết
bị không dễ dàng vì giá trị do bên đầu tu kê khai.
1.2.4.2. Xuất phát từ phía ngân hàng
- Các Ngân hàng thuờng có ít thông tin về doanh nghiệp nên rất e ngại trong việc cho vay các doanh nghiệp FDI. Hiện tại, các Ngân hàng thuờng dùng các thông tin do doanh nghiệp cung cấp, thông tin từ trung tâm tín dụng CIC, các nguồn tin từ báo chí ... để thẩm định khách hàng. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp FDI mới thành lập thì rất khó khăn để có thông tin chính xác, đầy đủ. Bên cạnh đó, chi phí, thời gian để có nguồn thông tin chính các, cụ thể, đáng tin cậy về chủ đầu tu, về doanh nghiệp mất nhiều thời gian và tốn kém.
- Bên cạnh nhu cầu vốn tín dụng, các doanh nghiệp FDI có nhu cầu kết hợp dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác: thanh toán quốc tế, L/C, UPAS LC, nhờ thu, công cụ tài chính phái sinh ... Các doanh nghiệp này cũng chọn lựa thiết lập quan hệ với các Ngân hàng đáp ứng đầy đủ sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cần. Do đó, doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải tìm Ngân hàng đáp ứng chi phí thấp, sản phẩm đa dạng.
- Thời gian thẩm định xét duyệt cho vay của một số Ngân hàng thuờng kéo dài nên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện phuơng án, dự án.
- Các Ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc cải cách thủ tục vay vốn. Tuy nhiên, thủ tục vay vốn vẫn còn tuơng đối phức tạp.
- Quy định, chính sách pháp luật áp dụng đối với các doanh nghiệp FDI:
Một trong những mối quan tâm của các doanh nghiệp FDI là chính sách đầu tu của Việt Nam đối với khu vực kinh tế này. Sự thay đổi trong các chính sách liên quan đến đầu tu nuớc ngoài, về hoạt động của doanh nghiệp FDI và các uu đãi đầu tu sẽ ảnh huởng lớn đến các doanh nghiệp này. Môi truờng pháp lý thuờng xuyên có sự thay đổi sẽ ảnh huởng đến tâm lý của các chủ đầu tu, ảnh huởng đến quyết định mở rộng phát triển sản xuất. Các doanh nghiệp sẽ ngần ngại hơn khi tiến hành các phuơng án mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó, nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện các phuơng án trên cũng thu hẹp lại.
Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chua đồng nhất về: luật nhà ở, luật đất đai, luật các tổ chức tín dụng, các quy định, Thông tu huớng dẫn của các Sở, ban ngành còn chồng chéo gây khó khăn cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp khi thực thi các chính sách pháp luật.
- Công tác quản lý vĩ mô nhà nuớc:
Công tác quản lý vĩ mô của nhà nuớc đối với hoạt động đầu tu nuớc ngoài còn một số bất cập, nhất là quản lý của các địa phuơng chua chặt chẽ trong các lĩnh vực xuất, nhập khẩu, hạch toán kế toán, kinh doanh, quản lý chi phí sản xuất, dẫn đến không ít các doanh nghiệp FDI báo cáo lãi, lỗ không chính xác.
- Vấn đề cơ sở hạ tầng và thủ tục hải quan:
Các doanh nghiệp FDI rất muốn sản xuất kinh doanh lâu dài tại Việt Nam xong có một yếu tố làm nản lòng các chủ đầu tu đó là vấn đề cơ sở hạ tầng và thủ tục hải quan tại Việt Nam. Đây chính là hai vuớng mắc lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp FDI gặp phải.
Thủ tục xuất, nhập khẩu của Việt Nam hiện nay quá ruờm rà. Thêm vào đó là sự
trì trệ và cứng nhắc trong thủ tục cùng cách xử lý của các cơ quan liên quan mà điển hình là ngành thuế và hải quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu.
Sự yếu kém về quy hoạch, hạ tầng, thiếu nhân lực chất luợng cao và sự chậm trễ
trong giải quyết công việc ... khiến cho nhiều dự án phải tạm dừng triển khai hoặc đang triển khai phải chậm lại. Các nhà đầu tu vẫn chua thật sự hài lòng về vấn đề liên
quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, xử lý các tranh chấp và tham nhũng của cán bộ thuộc một số cơ quan công quyền quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến
công việc kinh doanh của doanh nghiệp.