1.2.5.1. Rủi ro pháp lý
Khi thực hiện cho vay các doanh nghiệp FDI, ngân hàng sẽ đối mặt với những rủi ro pháp lý do liên quan đến việc xác nhận các văn bản pháp lý (ủy quyền vay vốn, bảo lãnh vay vốn.... của các Công ty mẹ tại nước ngoài quyết định cho các Công ty con tại Việt Nam vay vốn. Thực tế cho thấy, Ngân hàng khó kiểm soát được yếu tố pháp lý của các văn bản trên do các giấy tờ về bảo lãnh, ủy quyền phải có sự hợp pháp hóa lãnh sự. Điều này gây mất thời gian và thường phía doanh nghiệp FDI và Ngân hàng ngại thực hiện do mất nhiều thời gian, thủ tục.
Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính với chức năng xác nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài, kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản và tư cách của người ký văn bản đó. Khi các công dân của một nước muốn một văn bản công được cấp bởi các nhà chức trách của nước đó có hiệu lực tại một nước khác, hoặc ngược lại, một văn bản được cấp bởi các nhà chức trách của nước khác, ví dụ nước nơi công dân đó cư trú, muốn có hiệu lực tại nước đó. Trong các trường hợp này văn bản đó cần được công nhận bởi các nhà chức trách của Quốc gia nơi văn bản này có hoặc muốn có hiệu lực pháp lý. Việc công nhận nói trên được thực hiện qua cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự làm thủ thục hợp pháp hóa lãnh sự, và trên cơ bản được thể hiện qua một hệ thống các chữ ký trên văn bản đó.
1.2.5.2. Rủi ro luật điều chỉnh:
Trong tranh chấp thương mại quốc tế, kiện tụng các cá nhân/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam khi vi phạm pháp luật, Ngân hàng sẽ phải đối mặt rủi ro do liên quan đến các văn bản luật quy định tại quốc gia đầu tư và các văn bản luật của nước Việt Nam.
1.2.5.3. Rủi ro chuyển giá
cực nổi bật là chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp (DN) trong nuớc, tác động không tốt đến môi truờng đầu tu...
Hành vi, thủ đoạn chuyển giá của các DN FDI đã đuợc lực luợng thanh tra thuế làm rõ. Cụ thể, quá trình thu thập các thông tin, dữ liệu, thanh tra phát hiện các nhà đầu tu nuớc ngoài thường góp vốn vào DN trong nuớc bằng máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhung đuợc đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực. Bằng cách này đã giúp nâng khống giá trị vốn góp, gây thất thu cho ngân sách và bất lợi cho DN trong nuớc.
Một hình thức chuyển giá khác đuợc các DN FDI áp dụng là bán hàng hóa, nguyên vật liệu cho các bên có quan hệ liên kết với giá thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết. Đây là hành vi phổ biến nhất. Bởi với lợi thế nắm giữ phần vốn lớn tại các DN Việt Nam, bên liên kết nuớc ngoài có quyền định đoạt giá chuyển giao hàng hóa, nguyên liệu để chuyển đuợc nhiều lợi nhuận truớc thuế ra nuớc ngoài.
Các tập đoàn, công ty mẹ tại nuớc ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của các nuớc với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất cao. Sau đó, các tập đoàn này giao lại cho các công ty con lập tại Việt Nam thực hiện sản xuất gia công dịch vụ và xuất thẳng cho các đơn vị mà công ty mẹ đã ký hợp đồng. Tuy nhiên, tiền không thu đuợc trực tiếp từ các công ty đã xuất hàng mà chỉ thu đuợc theo đơn giá gia công, sản xuất dịch vụ do công ty mẹ quy định, đơn giá này rất thấp.
Bên cạnh đó, một hình thức chuyển giá khác thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh cũng đuợc các nhà “ảo thuật” FDI vận dụng. Hành vi này thông qua giá bán hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cho nuớc ngoài, chủ yếu bao tiêu sản phẩm qua công ty mẹ với giá bán hoặc giá gia công thấp hơn giá vốn dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN FDI liên tục lỗ nhiều năm. Để tiếp tục hoạt động và mở rộng kinh doanh, công ty mẹ thực hiện hình thức hỗ trợ vốn hoặc cho vay không tính lãi.
Ngoài ra, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, tiêu dùng có các nhãn hàng nổi tiếng ở nuớc ngoài thuờng xuyên có hành vi chuyển giá thông qua định giá tiền bản quyền thuơng hiệu rất cao so với giá trị thực. Thủ đoạn này giúp nhà đầu tu nuớc ngoài thu đuợc lợi nhuận từ nâng khống giá trị thuơng hiệu trong khi bên phía Việt Nam vẫn phải chịu chi phí quảng cáo cho thuơng hiệu đó.
Điều đáng nói, quảng cáo tại thị truờng trong nuớc với chi phí cao làm cho thuơng hiệu này nổi tiếng hơn và bên nuớc ngoài có lý do yêu cầu bên Việt Nam phải trả thêm tiền bản quyền thuơng hiệu, mặc dù thực chất các khoản chi phí này phải do công ty mẹ tại nuớc ngoài trang trải.
1.2.5.4.Rủi ro thông tin
Khi cho vay các doanh nghiệp FDI là Công ty con của các tập đoàn kinh tế, Công
ty mẹ tại nuớc ngoài, ngân hàng phải thực hiện điều tra thông tin của các Công ty mẹ,
Công ty chủ quản tại nuớc ngoài về yếu tố pháp lý, tình hình tài chính, tình hình kinh
doanh, thuơng hiệu sản phẩm....Việc thu thập thông tin hiện tại các ngân hàng chỉ có nguồn hỏi tin nuớc ngoài, tuy nhiên chất luợng thông tin cung cấp từ hình thức này rất
hạn chế, mất nhiều thời gian và thuờng không cập nhật đến thời điểm điều tra. Từ đó gây khó khăn và rủi ro trong việc quyết định cấp tín dụng của các ngân hàng đối với doanh nghiệp FDI.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kết thúc chuơng 1 đã giúp chúng ta hiểu đuợc phần nào những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài (FDI) của ngân hàng thuơng mại, sự cần thiết của việc phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp FDI và những công cụ đo luờng, đánh giá sự phát triển của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp FDI.
Để hiểu một cách sâu sắc hơn về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp FDI cũng nhu những rủi ro tiềm ẩn, những khó khăn, thách thức đằng sau đó chúng ta cần xem xét trong một khoảng thời gian khi mà việc phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp FDI đang là mục tiêu huớng đến của các ngân hàng thuơng mại. Đó cũng là nội dung chủ yếu đuợc đề cập đến trong Chuơng 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH 2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP FDI TẠI BẮC NINH 2.1.1. Tình hình đầu tư FDI tại Bắc Ninh.
6 tháng đầu năm 2017, Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vượt xa tỉnh Bình Dương và TP.HCM, trong đó có dự án 2,5 tỷ USD của Samsung Display Việt Nam.
Theo thông tin từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Ke hoạch và Đầu tư), tính từ ngày 1/1-30/6/2017, Bắc Ninh đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đăng ký cho 49 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,25 tỷ USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong khi Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 1,64 tỷ USD, chiếm 13,5% tổng vốn đầu tư. TP.HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 1,39 tỷ USD chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có 998 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư (còn hiệu lực), tổng vốn đầu tư đạt 15,1 tỷ USD. Trong đó, trong các khu công nghiệp tập trung có 714 dự án (chiếm 71,5%) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,2 tỷ USD (chiếm 94,6%).
Riêng dự án Samsung Display Việt Nam (KCN Yên Phong) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD là dự án lớn nhất trong 6 tháng đầu năm.
Với trị giá 2,5 tỷ USD, dự án mở rộng của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong đã nâng quy mô và vốn đầu tư từ 4 tỷ USD lên 6,5 tỷ USD.
2.1.2. Lợi ích FDI mang lại cho tỉnh Bắc Ninh
2.1.2.1. Khu vực FDI đã góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh:
đạt 109.106 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2015 đứng thứ 6 toàn quốc, GRDP bình quân đầu nguời đạt 5.192 USD gấp 2,3 lần bình quân chung cả nuớc và xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố.
2.1.2.2. Khu vực FDI là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh sang công nghiệp
Có thể khẳng định FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu ngành theo huớng công nghiệp hóa ở tỉnh Bắc Ninh, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế vốn FDI năm 2010 đạt 68.803 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), chiếm 48,4%; năm 2012 đạt 322.722 tỷ đồng, chiếm 79,2%; năm 2014 đạt 513.469 tỷ đồng, chiếm 84,0%; năm 2015 đạt 580.495 tỷ đồng, chiếm 84,2% tổng
giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; bình quân giai đoạn 2010-2015 công nghiệp có
vốn FDI của tỉnh Bắc Ninh tăng 53,2%/năm, cao hơn bình quân trung toàn ngành của
tỉnh 16,1%, toàn tỉnh là 37,1%/năm. Nhìn chung, FDI đã xuất hiện ở tất cả các ngành,
nhung tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nếu nhu năm 2010, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 111.037 tỷ
đồng, chiếm 78,2% tổng giá trị sản xuất toàn ngành thì đến năm 2015 giá trị sản xuất của ngành này đạt 642.706 tỷ đồng, chiếm 93,3% .
Trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút FDI, dòng vốn đầu tu nuớc ngoài huớng vào các ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, xu huớng này đã thay đổi kể từ năm 2000 đến nay. Theo đó, các dự án vốn FDI vào ngành
công nghiệp chế biến và định huớng xuất khẩu tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Bắc Ninh. Qua các thời kỳ,
định huớng thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh
vực, sản phẩm cụ thể nhung cơ bản vẫn theo định huớng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí
chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả
năng tạo giá trị gia tăng cao và Bắc Ninh có lợi thế so sánh khi thu hút FDI.
2.1.2.3. Tăng kim ngạch xuất khẩu
đóng góp trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh, ví dụ nhu các sản phẩm thiết bị điện, điện tử, linh kiện. Năm 2005 đạt 36,7 triệu USD (chiếm 38,3% tổng kim ngạch trên địa bàn); Tính đến hết năm 2016 có 952 dự án FDI đuợc cấp phép với tổng vốn đầu tu đăng ký đạt gần 13 tỷ USD, xếp thứ 5 cả nuớc về số dự án, xếp thứ 7 cả nuớc về tổng vốn đăng ký. Kim ngạch xuất khẩu đạt 22,8 tỷ USD tăng 4,3% so với 2015, chiếm hơn 13% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nuớc và xếp thứ 2 cả nuớc.
2.1.2.4. Tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh Bắc Ninh
Khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh Bắc Ninh: năm 2010 đạt 2.120 tỷ đồng, chiếm 34,8%; năm 2012 đạt 3.823 tỷ đồng, chiếm 40,5%; năm 2014 đạt 4.000 tỷ đồng, chiếm 32,2%; năm 2015 đạt 4.500 tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Số nộp ngân sách khu vực có vốn FDI tăng nhanh qua từng năm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nguời lao động. Bình quân mỗi năm tỉnh đào tạo việc làm mới cho trên 26 nghìn lao động, thu nhập bình quân đầu nguời toàn tỉnh đến hết năm 2015 đạt trên 42 triệu đồng/nguời/năm
2.1.2.5. Tác động lan tỏa của khu vực FDI:
Khu vực FDI đã tác động lan tỏa đến các khu vực kinh tế và các lĩnh vực của đời
sống xã hội rất rõ nét, khu vực FDI phát triển đã khơi dậy các nguồn lực đầu tu, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy gia tăng phát triển các ngành dịch vụ,
ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tu vấn, vận tải, quảng cáo, dịch vụ việc làm...
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH
2.2.1. Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP ngoại thương ViệtNam- Chi nhánh Bắc Ninh Nam- Chi nhánh Bắc Ninh
- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. - Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of Vietnam- Bắc Ninh Branch.
- Swiff code: BFTVVNVX035
- Trụ sở Chính: Ngã 6- Phường Đại Phúc- thành phố Bắc Ninh- tỉnh Bắc Ninh.
- Mã số Chi nhánh: 0100112437-032 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh đăng ký lần đầu ngày 18/06/2008; đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 12/03/2015 (Ghi chú: Chi nhánh được thành lập ngày 01/06/2004, đến năm 2008 thực hiện đăng ký lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do đổi tên từ “Ngân hàng ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh” sang “Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh.
- Mã số thuế: 0100112437-032
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Bắc Ninh
Vietcombank Bắc Ninh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Vietcombank, được thành lập theo Quyết định của Hội đồng quản trị, hoạt động theo ủy quyền của Vietcombank; có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán theo quy định của Vietcombank; được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh và tại Vietcombank. Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Bắc Ninh cụ thể như sau
+ Huy động vốn theo các quy định, hướng dẫn của Vietcombank thông qua các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.
- Tiếp nhận vốn tài trợ xuất khẩu và vốn ủy thác đầu tư của các ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế do Vietcombank phân bổ.
+ Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/ủy quyền của Tổng giám đốc Vietcombank.
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - tín dụng trong và ngoài nước theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/ủy quyền của Tổng giám đốc Vietcombank.
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 T6/2017
Sô PGD trực thuộc 5 6 6
Du nợ cho vay (chính xác đến tỷ VND) 4.229 5.467 6.604
Huy động từ dân cu và tô chức KT
(chính xác đến tỷ VND) 4.368 5.710 7.093
Tỷ lệ nợ khó đòi (chính xác đến 0,1%) 0,29% 0,31% 19%
chiết khấu, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng đối ngoại theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam và của Vietcombank.
+ Cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá và các tài sản khác cho