Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu 1170 phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 108)

3.2. GIẢI PHÁP

3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.2.1. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý và thông tin cho doanh nghiệp FDI

Đối với các doanh nghiệp FDI, hỗ trợ về mặt pháp lý và thông tin cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết giúp doanh nghiệp nắm rõ những văn bản, quy định của Việt Nam.

Tại Vietcombank Bắc Ninh cần tích cực triển khai các giải pháp tu vấn, hỗ trợ pháp lý và thông tin cho doanh nghiệp FDI. Cụ thể:

VCB tu vấn về vấn đề vay vốn, các hình thức vay vốn để phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng: vay vốn ngắn hạn, vay vốn trung dài hạn.

VCB tu vấn các phuơng thức thanh toán xuất nhập khẩu: L/C, UPAS L/C, T/T, D/P, D/A để giảm rủi ro thanh toán, tiết kiệm chi phí dịch vụ...cho doanh nghiệp.

Tu vấn sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện ích: nộp thuế điện tử, nộp thuế hải quan điện tử qua tài khoản VCB.

VCB tu vấn cho các doanh nghiệp FDI cân đối nguồn vốn (đặc biệt là nguồn vốn tài trợ của Công ty mẹ) để có cơ cấu nguồn vốn an toàn và hợp lý.

nước, Ban quản lý KCN, Sở kế hoạch và đầu tư, Chi cục Thuế, Chi cục Hải quan.... như: thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục cấp phép nhập khẩu, điều kiện vay vốn ngoại tệ....

Tuy nhiên mức độ triển khai các nội dung tư vấn, hỗ trợ, thông tin trên hiện Chi nhánh mới chỉ thực hiện ở góc độ tư vấn trực tiếp tới từng khách hàng FDI khi tiếp cận khách hàng, chưa triển khai được đồng bộ với quy mô mở rộng đối với các doanh nghiệp FDI khác. Do vậy trong thời gian tới Vietcombank Bắc Ninh cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi gặp gỡ giải đáp các vướng mắc của các doanh nghiệp FDI về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, về các quy định của pháp luật Việt Nam.... với quy mô lớn, tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp FDI (bao gồm cả những doanh nghiệp chưa có quan hệ giao dịch với Vietcombank), có thể phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghiệp, Nhân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh, Chi cục thuế tỉnh Bắc Ninh, Chi cục hải quan tỉnh Bắc Ninh. Từ đó tạo niềm tin đối với khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu của Vietcombank, xóa bỏ dần rào cản về tâm lý, luật pháp ... Doanh nghiệp thực sự thấy ở Ngân hàng một đối tác tin cậy và chuyên nghiệp.

3.2.2.2. Cơ cấu tổ chức

Hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả bắt nguồn từ bộ máy cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, năng động, linh hoạt. Do vậy, Vietcombank Bắc Ninh cần phát triển mô hình cơ cấu tổ chức ngân hàng theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, hướng đến khách hàng và sản phẩm, dịch vụ. Cơ cấu tổ chức ấy hoạt động có nhịp nhàng phụ thuộc vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng theo đúng nhiệm vụ của mình. Cần thiết phải quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Tăng cường năng lực quản lý điều hành tập trung, thống nhất toàn hệ thống thông qua xây dựng hệ thống các định chế quản lý nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của Phòng khách hàng doanh nghiệp trong việc tiếp cận, thu hút khách hàng, không chỉ đơn thuần các khách hàng tín dụng mà toàn bộ khách hàng tiềm năng của Ngân hàng. Phòng khách hàng thật sự với chức

năng bán hàng, tư vấn cho khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng nhanh chóng, cần phải thiết lập thêm các bộ phận quản lý rủi ro tại các khu vực thay vì chỉ hai bộ phận tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như hiện tại.

Nhằm phát huy hiệu quả của phân khúc thị trường khách hàng là doanh nghiệp FDI, cần thiết thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phục vụ doanh nghiệp FDI.

3.2.3.3. Nâng cao hoạt động Marketing, đẩy mạnh thông tin quảng cáo tuyên truyền

Cùng với việc tìm hiểu khách hàng, Ngân hàng phải chú trọng hơn nữa đến công tác tiếp thị khách hàng. Hiện nay, khi mà các Ngân hàng đua nhau mở rộng mạng lưới, thị phần của mình và trước sức cạnh tranh rất lớn từ các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công tác tiếp thị khách hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Có thể thấy khách hàng FDI đã và đang là đối tượng khách hàng tiềm năng của Ngân hàng, tuy nhiên việc tiếp thị, quảng bá các sản phẩm cho vay đối với đối tượng này chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Marketing đối với doanh nghiệp FDI thông qua việc thực hiện đồng bộ nhiều chính sách khách hàng như: chính sách sản phẩm, thông tin, thanh toán, phân phối, giao tiếp ...

Hoạt động thông tin đại chúng của Chi nhánh cần được tiến hành thường xuyên hơn và liên tục trong một thời gian đủ dài. Các tuyên truyền quảng cáo phải tập trung làm nổi bật các ưu điểm của Chi nhánh về dịch vụ, về sản phẩm, về thái độ phục vụ của các cán bộ ngân hàng. Để thông tin đại chúng đạt hiệu quả cao nhất, Chi nhánh cần tìm ra những kênh truyền thông hiệu quả. Trước hết là kênh truyền thông cá nhân mà người truyền tải những thông điệp trước hết là các nhân viên của Chi nhánh và những người thân của họ. Đây là kênh có chi phí thấp mà hiệu quả đem lại rất khả quan. Ngoài ra, hỗ trợ cho kênh truyền thông cá nhân, Chi nhánh cần tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành giao tiếp công chúng trên cơ sở trao đổi thông tin hai chiều bằng việc tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội trong khu vực, tổ chức nhiều cuộc toạ đàm, đối thoại với doanh nghiệp .... Chi nhánh cũng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến bán nhằm lôi kéo khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng hơn. Sau mỗi một chiến dịch truyền thông Chi nhánh phải tiến

hành đánh giá kết quả, đo lường các chỉ tiêu dư nợ, tiền gửi, thu nhập, chi phí trước, trong và sau chiến dịch truyền thông của mình đồng thời tiếp nhận các thông tin phản hồi từ thị thường.

Một phần của tài liệu 1170 phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 108)