Triển vọng thị trường dịch vụ khách hàng cá nhân tại Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu 1168 phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 83)

năm 2025

Phát triển DVKH cá nhân thực sự trở thành mục tiêu của các NHTM vì vai trò của chính nó. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của NHTM được thể hiện qua đòi hỏi của môi trường bên trong và bên ngoài như sau:

Trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính ngày càng sâu rộng, nhu cầu thị trường về dịch vụ tài chính phát triển rất nhanh và vượt xa khả năng đáp ứng của các định chế trung gian tài chính hiện nay của quốc gia. Thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính đang ngày một tăng, đặc biệt là ở thành thị. Đó là nhu cầu về giao dịch cổ phiếu, tư vấn đầu tư, quản lý ngân quỹ... Đó là những dịch vụ liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, rút tiền tự động, dịch vụ kiều hối ... Rõ ràng, nhu cầu về dịch vụ khách hàng cá nhân mang tính tiên phong, có vai trò tạo động lực kích thích sự ra đời và cơ hội phát triển cho các nguồn cung ứng dịch vụ trong nước, vốn cũng đang rất nghèo nàn.

Với đặc điểm cơ cấu dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người tăng, nền kinh tế đang trong giai đoạn ổn định và phát triển tất yếu sẽ dẫn tới nhu cầu chi tiêu dùng tăng mạnh trong những năm tới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.Theo báo cáo khảo sát toàn cầu về ngân hàng bán lẻ của công ty Kiểm toán Ernst & Young cho thấy, thị trường bán lẻ tại Việt Nam ẩn chứa nhiều tiềm năng, nhất là ngân hàng điện tử, với 75% trong tổng số hơn 90 triệu dân vẫn chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng, mật độ chi nhánh ngân hàng, máy rút tiền tự

động (ATM), máy POS trên đầu người hiện ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực.Trong đó, tiềm năng nhất phải kể đến cho vay tiêu dùng. Hiện tại, tín dụng tiêu dùng chỉ chiếm 8% trong tổng dư nợ vay và quy mô nền kinh tế. Trong khi đó, tỷ lệ này tại một số quốc gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia là khoảng 25 - 30%. Ngoài ra, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng cũng như mật độ chi nhánh, ATM, máy POS trên đầu người đang ở mức thấp nhất khu vực. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển vô cùng lớn của dịch vụ KHCN tại Việt Nam trong những năm tới.

Phát triển DVKH cá nhân là một trong những bước tiến cần thiết đối với các NHTM. Do môi trường cạnh tranh giữa các NH gay gắt, trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế các NH muốn tồn tại buộc phải phát triển dịch vụ của mình để đảm bảo đứng vững khi nền kinh tế quốc gia hội nhập nền kinh tế thế giới, khi mà các NH phải tham gia vào sân chơi bình đẳng với các NH nước ngoài cũng là để cạnh tranh được với các NHTM khác ở trong nước.

Một phần của tài liệu 1168 phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w