Hiện có rất nhiều phương pháp thẩm định tín dụng, tuy nhiên có thể nhóm thành những nhóm phương pháp thẩm định như sau:
a. Phương pháp phân tích 5C
Phương pháp phân tích 5C nghiên cứu 5 tiêu chí của khách hàng vay vốn, bao gồm: Tư cách (Character) ; Năng lực (Capacity); Vốn, dòng tiền (Capital); Bảo đảm tiền vay (Collateral) ; Các điều kiện khác (Conditions). Thông qua công tác thẩm định, phân tích khách hàng dựa vào các yếu tố này, ngân hàng cho vay ra quyết định tài trợ vốn cho Khách hàng .
Ngoài phương pháp phân tích 5C đã nêu, một số ngân hàng còn sử dụng phương pháp khác tương tự, phân tích định tính như phân tích CAMPARI, bao gồm các nội dung: Tư cách của người vay (Character); Năng lực của người vay (Ability); Lãi từ cho vay (Margin); Mục đích cho vay (Purpose); Số tiền cho vay (Amount); Khả năng hoàn trả (Repayment) và Đảm bảo (Insurance) .
Tuy nhiên, từ đó có thể thấy rằng những phương pháp trên đều có nhược điểm chỉ là phân tích định tính, những đánh giá, kết luận, quyết định đưa ra chỉ mang tính phán xét chủ quan và quan điểm riêng của người phân tích.
b. Phương pháp điểm số tín dụng
Phương pháp điểm số tín dụng là một phương pháp khoa học kết hợp với việc sử dụng hệ thống dữ liệu để nghiên cứu, thống kê và áp dụng mô hình toán học nhằm phân tích, tổng hợp và quy đổi thành điểm tương ứng cho các chỉ tiêu cần đánh giá. Các chỉ tiêu sử dụng trong phương pháp điểm số tín dụng đối với Khách hàng cá nhân được xác lập theo cá nhân tiêu dùng và kinh doanh. Cụ thể đối với nhóm khách hàng cá nhân tiêu dùng các chỉ tiêu bao gồm: phân tích thông tin cá nhân người vay vốn, khả năng trả nợ của người vay vốn; còn đối với nhóm khách hàng cá nhân kinh doanh, các chỉ tiêu bao gồm: phân tích thông tin khách hàng cá nhân kinh doanh, các phân tích thông tin khác về cơ sở kinh doanh và phương án kinh doanh của Khách hàng. Tiếp đó, dựa vào mô hình để tính điểm từng chỉ tiêu và quy đổi số điểm nhận được sang mức xếp hạng tín dụng tương ứng. Sau đó, cán bộ thẩm định sẽ áp mức điểm của Khách hàng so với mức ra quyết định tín dụng .
Phương pháp điểm số tín dụng được dựa trên giả định là các yếu tố trong hệ thống đều giống nhau; các yếu tố này phản ánh tình trạng các khoản tín dụng của Khách hàng là tốt hay là xấu trong quá khứ thì sẽ có khả năng tiếp tục như vậy trong tương lai với một mức sai số có thể chấp nhận được. Tuy vậy, một khi môi trường kinh tế xã hội xuất hiện những mối biến động lớn gây ảnh hưởng đến các yếu tố tín dụng đã được xét trong hệ thống điểm số này, thì giả định đã n u sẽ không còn phù hợp. Vì vậy, một mô hình điểm số không có tính linh hoạt có thể gây ra những mức độ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của một ngân hàng,
ví dụ như bỏ sót những khách hàng hoặc phương án vay vốn tốt, có khả thi, lành mạnh, làm suy giảm lòng tin của khách hàng, của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng. Vì lẽ đó, các ngân hàng thường xuyên sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn hệ thống điểm số tín dụng mà mình đang sử dụng.
Hiện nay, các ngân hàng có thể kết hợp linh động cả 2 phương pháp phán đoán (5 C và CAMPARI) và phương pháp điểm số tín dụng để thẩm định tín dụng đối với KHCN .