Những yếu tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu 1360 thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội (Trang 34 - 37)

Chính sách tín dụng, chỉ đạo tín dụng chính là những chỉ đạo, những định hướng cơ bản nhất của Ban lãnh đạo Ngân hàng đối với hoạt động tín dụng của toàn bộ ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng, chỉ đạo tín dụng thường được cập nhật thường xuyên, để vừa đảm bảo bắt nhịp với sự thay đổi của thị trường, vừa đảm bảo sự đổi mới/cải cách của chính sách cho vay, vừa đảm bảo định hướng được hoạt động tín dụng đi theo hướng đúng đắn nhất, đảm bảo phù hợp với khẩu vị rủi ro của Ngân hàng từng thời kỳ, hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo đúng quy định của Pháp luật.

- Quy trình, hướng dẫn, phương pháp và nội dung thẩm định:

Quy trình thẩm định, hướng dẫn, phương pháp và nội dung thẩm định chính là nhân tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng thẩm định của một Ngân hàng. Nó giúp cho công tác thẩm định của Ngân hàng được triển khai theo đầy đủ, đúng hướng, đảm bảo dẫn dắt hoạt động thẩm định tuân thủ các quy định của sản phẩm cho vay, tuân thủ Chính sách tín dụng, Quy trình tín dụng và quy định của Pháp luật. Quy trình, hướng dẫn, phương pháp và nội dung thẩm định còn giúp chuẩn hóa công tác thẩm định, đảm bảo chất lượng thẩm định, và giảm thiểu thời gian xử lý cho mỗi phương án vay vốn, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

- Năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ thẩm định:

Trong mọi lĩnh vực, yếu tố con người luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu. Vì vậy, yếu tố về năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp tốt, thì sẽ giúp cho hoạt động thẩm định được nhanh chóng và có độ chính xác cao, giúp phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn trong mỗi phương án, giúp Ngân hàng giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung. Ngược lại, nếu yếu tố năng lực, trình độ hoặc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định không tốt, sẽ đem đến nhiều rủi ro hơn cho Ngân hàng, gây thiệt hại và giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng.

- Cơ sở trang thiết bị vật chất và hệ thống công nghệ kỹ thuật phục vụ trong hoạt động thẩm định của ngân hàng: Hiện nay, trong thời buổi cách mạng công

nghệp 4.0, các Ngân hàng không ngừng tăng cường, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ kỹ thuật trong công tác thẩm định, thông qua việc IT hóa quy trình, sử dụng các hệ thống phần mềm tiên tiến, nhằm cải tiến quy trình, thuận lợi trong tác nghiệp và giảm thời gian xử lý, tạo thuận lợi cho công tác thẩm định, phân tích và làm các báo cáo số liệu cần thiết. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

- Thông tin sử dụng trong quá trình thẩm định:

Thông tin là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định tín dụng. Thông tin cần thiết trong hoạt động thẩm định tín dụng là toàn bộ các thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn, những thông tin về năng lực, tình hình tài chính của khách hàng, người đồng trách nhiệm, các thông tin về phương án vay vốn và tổng quan thị trường... Nguồn khai thác hông tin này khá đa dạng: có thể thu thập trực tiếp từ khách hàng, từ hàng xóm, các mối quan hệ, bạn hàng đối tác của khách hàng, thông tin từ chính quyền địa phương sở tại nơi khách hàng đang sinh sống hoặc có hoạt động kinh doanh... Nguồn thông tin này chính là yếu tố quyết định trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động thẩm định tín dụng. Nguồn thông tin thu thập được về khách hàng và khoản vay càng chính xác, đầy đủ thì Ngân hàng sẽ càng đưa ra được những kết luận và quyết định chính xác hơn.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát thẩm định tín dụng:

Việc thẩm định đòi hỏi phải có tính chính xác cho nên công tác kiểm tra kiểm soát lại thẩm định tín dụng phải thực hiện nghiêm ngặt, độc lập, để kịp thời phát hiện ra những sai sót nếu có và có những biện pháp quản lý lý kịp thời, phù hợp.

- Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ:

Thông thường, các Ngân hàng ban hành các quy tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với mỗi Khách hàng vay vốn của riêng Ngân hàng mình. Kết quả xếp hạng tín dụng này là một trong những công cụ quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu để phân loại và xếp loại các khách hàng vay vốn. Quy tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng KHCN dựa trên một hệ thống những ti u ch khác nhau, đối với mỗi ngân hàng khác nhau lại có những loại tiêu chí và mức ghi nhận kết quả đánh giá khác nhau,

tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng Ngân hàng và từng thời điểm. - Chế độ khen thưởng đãi ngộ nhân sự:

Các chế độ của Ngân hàng đối với nhân sự: mức đãi ngộ, khen thưởng kịp thời, đúng lúc, công bằng và hợp lý sẽ giúp cho các cán bộ thẩm định tín dụng có thêm động lực làm việc, tập trung công tác và giúp giảm các vấn đề về rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu 1360 thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w