tín dụng khách hàng cá nhân
Hiện nay, công tác đo lường chất lượng thẩm định tín dụng KHCN tại MB mới dừng lại ở những chỉ tiêu khá đơn giản như đánh giá năng suất thẩm định, đánh giá thời gian xử lý hồ sơ SLA và đánh giá chất lượng tín dụng KHCN. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ để phản ánh hết được chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng KHCN. MB có thể mở rộng đánh giá th m một số chỉ ti u định lượng khác để đánh giá hiệu quả của hoạt động thẩm định KHCN như: Đo lường số lượng hồ sơ giả mạo, hồ sơ ưới chuẩn được phát hiện ra; đo lường số lượng rủi ro mới được phát hiện ra, đo lường số lượng khách hàng xấu được phát hiện ra, hay các chỉ số về chi phí thẩm định tín dụng/lợi ích tín dụng của phương án mang lại; Chỉ số về những sai phạm mắc phải/tổng số phương án thẩm định, Chỉ số hài lòng nội bộ về chất lượng thẩm định .
MB cần phải thiết lập một bộ phận, một đơn vị độc lập nhằm theo dõi riêng chất lượng của công tác thẩm định tín dụng KHCN, đồng thời phát hiện ra các sai phạm, các hành vi gian lận trong công tác ghi nhận năng suất chất lượng thẩm định, đảm bảo theo dõi một cách khách quan và chân thực nhất.
3.2.6. Ba n h à n h cá C ch ươn g trì n h th í đ U a, sá n g kiến, giải pháp nhằm hỗ trợ công tác thẩm định khách hàng cá nhân, cải tiến chất lượng thẩm định.
Các sáng kiến được áp dụng phải là các sáng kiến có tính khả thi, áp dụng vào thực tiễn, giúp đem lại giá trị cho ngân hàng, giúp hỗ trợ công tác thẩm định KHCN được tốt hơn ; một số sáng kiến, hoặc giải pháp có thể triển khai như:
- Xây dựng bộ mẫu câu chuẩn trong phân tích, đánh giá tại báo cáo thẩm định, xây dựng bộ điều kiện quản lý tương ứng đối với mỗi trường hợp pháp lý phát sinh:
giúp cho người dùng bỏ qua được các bước đánh máy những nội dung thông dụng, giúp lưu ý được các điều kiện cần thiết khi cho vay đối với mỗi trường hợp, mỗi tình huống phát sinh cụ thể.
- Thành lập bộ phận hỗ trợ thẩm định: giúp san sẻ bớt, thực hiện bớt những công việc khác mà CVTĐ phải làm trước đây như: Làm và lập các báo cáo quản trị, công tác chấm xếp hạng tín dụng định kỳ, rà soát hồ sơ thanh tra.
- Cải tiến hệ thống hiển thị lịch sử trả nợ chi tiết đối với các khách hàng cũ đã có quan hệ tín dụng tại MB, ví dụ như liệt kê các kỳ phát sinh chậm thanh toán, số tiền chậm, số ngày chậm từng kỳ.
- Bổ sung tính năng tìm kiếm những người có liên quan đến khách hàng đang vay vốn tại MB.
3.2.7. Nâ n g cao tín h độc lập về ý kiến, tính khách quan giữa thẩm định với ýkiến của khối kinh doanh và cấp phê duyệt khi ra quyết định tài trợ tín dụng kiến của khối kinh doanh và cấp phê duyệt khi ra quyết định tài trợ tín dụng
Tất cả ý kiến trên BCTĐ là mang tính chất tham mưu, tư vấn cho cấp phê duyệt có thêm căn cứ để ra quyết định đồng ý cho vay hay từ chối cho vay đối với phương án vay vốn của khách hàng. Việc nâng cao được tính phân định, độc lập về ý kiến giữa thẩm định với khối kinh doanh và thẩm định với cấp phê duyệt sẽ đảm bảo nâng cao được chất lượng phê duyệt của khoản vay, hạn chế được rủi ro về đạo đức nghề nghiệp khi có sự thông đồng giữa các bộ phận, hoặc giảm bớt được sự tạo áp lực phải sửa nội dung trong BCTĐ của các cấp cao hơn xuống cấp nhân viên: CVTĐ.
3.2.8. Cải tiến chất lượn g cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ sở công nghệ thông tinphục vụ hoạt động thẩm định. phục vụ hoạt động thẩm định.
- Cần hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống các phần mềm, nâng cao tính ổn định, giúp hỗ trợ các thao tác trên hệ thống được chuẩn hóa và nhanh hơn.
- Đầu tư nghiên cứ, xây dựng hệ thống phần mềm tổng quát, tích hợp được tất cả các t nh năng của các phần mềm khác, giúp người dùng có thể khai thác được hầu hết các thông tin chỉ thông qua 1 hệ thống, giúp giảm thiểu thời gian thao tác, xử lý.
- Tập trung nghiên cứu cải tiến tính năng: cho phép người dùng có thể thực hiện luân chuyển hồ sơ qua điện thoại, hoặc có thể làm việc được tại nhà trong một số trường hợp cần thiết. Song song với đó là đảm bảo tính bảo mật thông tin của ngân hàng.
3.2.9. Tập trung, nghiên cứu, xây dựng một quy trình cấp tín dụng riêng biệt,ưu đã í đối với những cấp bậc khách hàng ưu tí ên ưu đã í đối với những cấp bậc khách hàng ưu tí ên
Theo định hướng phát triển tín dụng KHCN của MB năm 2020, tập trung cải tiến quy trình đối với những đối tượng khách hàng ưu ti ên, khách hàng VIP. Theo đó nên tập trung nghiên cứu để cải tiến quy trình, đơn giản hóa quy trình thẩm định đối với những đối tượng Khách hàng VIP, ít có rủi ro, ví dụ như: giản lược hóa hồ sơ bắt buộc cung cấp theo Checklist; ghi nhận thu nhập linh hoạt dựa trên tài sản tích lũy của khách hàng; ghi nhận thu nhập linh hoạt dựa trên chức vụ của khách hàng, tăng tỷ lệ cho vay/TSBĐ, giảm thiểu SLA cam kết,... giúp tăng năng lực cạnh tranh của MB so với các Ngân hàng mạnh về mảng bán lẻ trên thị trường hiện nay, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng thẩm định tín dụng KHCN.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngâ n h à n g n h à n ước và cá C cơ qu a n ba n n gà n h các cấp
Một là, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt độngcông nghệ thông tin; Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động của NHNN; Xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành dùng chung, đồng thời hoàn thiện cơ chế thu thập, chia sẻ thông tin trên không gian mạng, bảo đảm tự động hóa, an toàn và bảo mật.
Hai là, tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của NHNN; ứng dụng thành công các công nghệ nổi bật của cách mạng 4.0 như: Điện toán đám mây (cloud computing), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence), chuỗi khối (Block chain), robot tự động.. vào các hoạt động nghiệp vụ để tạo ra những thay đổi cơ bản trong cách thức quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ ngân hàng.
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê, phân tích, dự báo phục vụ chỉ đạo, điều hành của NHNN; Triển khai nghiên cứu để tích hợp các nguồn dữ liệu bổ sung cho nguồn dữ liệu chính thức trong lĩnh vực ngân hàng.Tăng cường việc phối hợp với các Bộ, ngành, Tổng cục Thống kê trong việc thu thập thông tin thống kê, góp phần nâng cao chất lượng số liệu, thông tin thống kê (tính kịp thời, đầy đủ và chính xác), tận dụng được các nguồn lực trong công tác thống kê.
Bốn là, Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp cận nhanh các công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động của NHTW, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ.
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hà n g t h ươn g mại cổ phầ n Qu â n Đội
Sát sao hơn nữa đến công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể bộ các
cán bộ, nhân viên liên quan đến nghiệp vụ tín dụng nói chung và nghiệp vụ thẩm định
nói riêng. Phát triển đội ngũ bán hành thiện chiến, mạnh về số lượng phải đi liền với mạnh về chất lượng, về mức độ am hiểu quy trình, quy định, cải thiện thái độ tác nghiệp nội bộ.
Cần xây dựng, tổng hợp và ban hành chính thống các thông tin li n quan đến các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh như về tỷ suất lợi nhuận ngành, vòng quay vốn lưu động bình quân, giúp cho nguồn thông tin tham khảo được
chính xác và chân thực nhất.
Không ngừng đầu tư, cải tiến về cơ sở kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp bổ trợ tốt hơn cho toàn bộ các khâu thuộc quy trình tín dụng, tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thẩm định tín dụng KHCN ; ứng dụng các công nghệ nổi bật của cách mạng 4.0 như: Điện toán đám mây (cloud computing), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence), chuỗi khối (Block chain), robot tự động.... vào các hoạt động nghiệp vụ để tạo ra những thay đổi cơ bản trong cách thức quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ ngân hàng, để tìm ra các giải pháp hữu ích, tận dụng sự phát triển của Khoa học công nghệ vào công tác thẩm định, vừa giúp tăng năng suất, tăng chất lượng thẩm định, vừa giúp giảm thời gian xử lý hồ sơ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh so với các Ngân hàng bạn.
Phát triển nguồn nhân lực: Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về chế độ đãi ngộ, đào tạo, tuyển dụng phù hợp để thu hút nhân tài làm việc tại MB.
Tập trung nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm cho vay KHCN, xây dựng những sản phẩm tiêu chuẩn (sản phẩm đục lỗ), để áp dụng đối với đối tượng khách hàng cá nhân có uy tín cao, năng lực tài chính tốt, phương án vay vốn ít rủi ro. Các sản phẩm tín dụng ban hành cần phải phù hợp với thực tế, mang tính cạnh tranh cao và mang tính ổn định, lâu dài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua Chương 3 của Bài luận văn, tác giả đã đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn những vấn đề vướng mắc còn tồn tại ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thẩm định KHCN như: Những biện pháp nâng cao công tác thu thập, phân tích thông tin phục vụ công tác thẩm định; cải tiến quy trình tín dụng, tình hình kinh tế xã hội, chất lượng nhân sự, sự tuân thủ các quy định liên quan.. .Một số giải pháp này đã được MB nghiên cứu và dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới. Mặc dù tính hữu hiệu còn cần phải đánh giá thêm, nhưng theo tác giả đây là một trong những giải pháp thiết thực và có tính khả thi và thời sự cao trong bối cảnh các Ngân hàng đang tập trung nghiên cứu áp dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ, cách mạng công nghệ 4.0 vào hoạt động của các Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Luận văn đã hoàn thành nghiên cứu và có một đóng góp cho công tác hoàn thiện hoạt động thẩm định KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội như sau:
Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn về NHTM, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại các NHTM nói riêng.
Thứ hai, Luận văn đã nghiên cứu được thực trạng của hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Quân đội, rút ra được những vấn đề còn tồn tại, cần phải xử lý và nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Thứ ba, từ thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Quân
đội, Luận văn đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện hơn hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Quân đội. Các giải pháp này đều
có tính thực tiễn cao, có tính khả thi và có thể được áp dụng thành công tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Tuy nhiên do một số hạn chế về kiến thức và giới hạn về mặt thời gian dẫn đến vẫn còn tồn tại những vấn đề, nội dung chưa được nghiên cứu tới hoặc chưa được nghiên cứu cụ thể như: nâng cao hoạt động tín dụng tại NHTM; nội dung nghiên cứu lần này chỉ tập trung vào khâu thẩm định KHCN, chưa đánh giá đủ được tổng thể tất cả các khâu của hoạt động tín dụng nói chung tại MB. Tác giả định hướng nghiên cứu trong tương lai nhằm giải quyết các hạn chế trên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Phương Đông.
2. Nguyễn Thị Mỹ Tiên (2012), Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tin dụng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phạm Thị Ngân Hà (2017), Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Quân đội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
4. Trần Văn Huy (2 018), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh quận Ngũ hành sơn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nằng.
5. Nguyễn Xuân Tưởng (2019). Thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ba Đình, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học kinh tế Quốc dân.
6. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2017), Báo cáo thường niên năm 2018 của ngân hàng TMCP Quân Đội.
7. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2 18), Báo cáo thường ni n năm 2 19 của ngân hàng TMCP Quân Đội.
8. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2019), Báo cáo thường ni n năm 2 20 của ngân hàng TMCP Quân Đội.
9. Ngân hàng TMCP Quân đội (2019), Hướng dẫn thẩm định tín dụng KHCN
10. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2020) - Quy trình tín dụng KHCN
11. PGS.TS Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Nxb Dân Trí. 12. Ths.Lê Trung Hiếu (2014), Tài liệu giảng dạy môn Tín dụng ngân hàng, Đại học Trà Vinh
13. Peter S.Rose (2004), Quản trị NHTM, Nxb tài chính, Hà Nội. 14. Các websitse:
- http://www.mbbank.com.vn;
- http://www.sbv.gov.vn;
- https://thoibaonganhang.vn/