Hiện nay, khi mà các sản phẩm, chính sách, ưu đãi của các Ngân hàng thương mại đối với KHCN về cơ bản là giống nhau và hầu hết không còn các giới hạn về khoảng cách, thì yếu tố cạnh tranh quyết định để tạo ra sự khác biệt của ngân hàng đó chính là yếu tố về con người. Vì vậy, đối với công tác thẩm định KHCN cũng vậy, giải pháp tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng thẩm định chính là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ cho công tác thẩm định. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CVTĐ, MB cần áp dụng đồng bộ một số biện pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện nâng cao và quy chuẩn hóa công tác tuyển dụng: Tăng cường xây dựng các chính sách để thu hút nhân tài, tuyển dụng nguồn nhân lực mới đáp ứng được những yêu cầu của công việc. Các bước thi tuyển và phỏng vấn cần nâng cao chất lượng sàng lọc hiệu quả các ứng viên phù hợp. Công tác tuyển dụng phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, đảm bảo tính công bằng, không có ngoại lệ. Sau khi trúng tuyển, cần thiết phải sàng lọc tiếp các ứng viên đạt yêu cầu để vượt qua thời gian thử việc.
Thứ hai, hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thường xuyên, để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ CVTĐ tín dụng. Một số giải pháp hữu hiệu cần lưu ý:
- Đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp đào tạo hiệu quả, nhằm tạo ra sự hứng thú, tự giá nghiên cứu, tự giác rèn luyện nghiệp vụ của học viên, đồng thời có thể mời các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quản trị rủi ro về giảng dạy. Tiếp đó, về thời gian đào tạo cần phải hợp lý, hạn chế thực hiện đào tạo tại các
thời điểm cam go, nhạy cảm, hạn chế đào tạo cuối ngày, khi nhân vi ên đã mệt mỏi sau một ngày làm việc ; đồng thời hạn chế tổ chức đào tạo với tính chất cho có, lấy lệ, đào tạo để chạy thành tích...
- Trực tiếp giao cho mỗi CVTĐ tự lựa chọn nội dung đào tạo, tự lên chương trình và thực hiện đào tạo, cán bộ quản lý chỉ làm công tác giám sát và góp ý.
- Hàng tháng cần có những buổi tổng kết nhằm chia sẻ các tình huống vướng mắc thực tế mới phát sinh, kinh nghiệm xử lý, những vấn đề còn tồn tại cần thống nhất ý kiến, những loại rủi ro mới phát sinh và biện pháp quản lý hợp lý,.. .nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề ngay để rút kinh nghiệm cho sau này.
Thứ ba, nhằm thu hút thúc đẩy và nâng cao tinh thần cán bộ nhân viên, cần xây dựng được chế độ đãi ngộ khen thưởng hợp lý, đảm bảo tính công bằng phù hợp với năng lực làm việc của mỗi CVTĐ. Một số giải pháp có thể thực hiện:
- Xây dựng các chương trình thi đua khen thưởng hàng tháng, vinh danh các cá nhân đạt giải, ví dụ như thi đua năng suất lao động cao, thời gian xử lý bình quân ngắn nhất, doanh số giải ngân trong kỳ cao nhất,... tạo động lực cho cán bộ thẩm định nỗ lực cố gắng hơn.
- Chính sách khen thưởng, xếp loại cuối kỳ cần phải nghiêm minh, công bằngcố gắng lượng hóa các chỉ tiêu đánh giá KPIs cuối kỳ một các phù hợp nhất, và minh bạch điểm số tổng kết KPIs cuối kỳ của tất cả các cá nhân, giúp giảm thiểu khiếu kiện, khiếu nại, hay bức xúc trong mỗi cá nhân.
Thứ tư, tăng cường công tác rèn luyện các tác phong, kỹ năng bổ trợ như: kỹ năng gọi điện, kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp của CVTĐ.
Thứ n ăm, kết hợp đồng bộ các biện pháp huấn luyện, đào tạo, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, hay hướng dẫn xử lý tình huống giữa các phòng ban liên quan, trong đó trọng tâm chủ yếu là sự chia sẻ giữa bộ phận thẩm định và bộ phận kinh doanh, bán hàng. Một số biện pháp như:
- Tăng cường chuẩn hóa lại mẫu biểu check list hồ sơ tín dụng cần cung cấp, cải tiến tinh giản hơn, dễ hiểu, dễ nhớ.
trọng tâm là giữa bộ phận thẩm định với bộ phận kinh doanh: nhằm hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ về checklist, cải thiện khả năng nhận biết rủi ro cho đội ngũ bán hàng ; đồng thời giúp bộ phận thẩm định thấu hiểu, cảm thông hơn được với đội ngũ kinh doanh, giúp dung hòa và cải thiện hơn khâu tác nghiệp giữa hai bộ phận này.
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng của những thông tin phục vụ cho hoạtđộng thẩm định