MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 1360 thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội (Trang 112)

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngâ n h à n g n h à n ước và cá C cơ qu a n ba n n gà n h các cấp

Một là, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt độngcông nghệ thông tin; Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động của NHNN; Xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành dùng chung, đồng thời hoàn thiện cơ chế thu thập, chia sẻ thông tin trên không gian mạng, bảo đảm tự động hóa, an toàn và bảo mật.

Hai là, tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của NHNN; ứng dụng thành công các công nghệ nổi bật của cách mạng 4.0 như: Điện toán đám mây (cloud computing), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence), chuỗi khối (Block chain), robot tự động.. vào các hoạt động nghiệp vụ để tạo ra những thay đổi cơ bản trong cách thức quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ ngân hàng.

nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê, phân tích, dự báo phục vụ chỉ đạo, điều hành của NHNN; Triển khai nghiên cứu để tích hợp các nguồn dữ liệu bổ sung cho nguồn dữ liệu chính thức trong lĩnh vực ngân hàng.Tăng cường việc phối hợp với các Bộ, ngành, Tổng cục Thống kê trong việc thu thập thông tin thống kê, góp phần nâng cao chất lượng số liệu, thông tin thống kê (tính kịp thời, đầy đủ và chính xác), tận dụng được các nguồn lực trong công tác thống kê.

Bốn là, Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp cận nhanh các công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động của NHTW, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ.

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hà n g t h ươn g mại cổ phầ n Qu â n Đội

Sát sao hơn nữa đến công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể bộ các

cán bộ, nhân viên liên quan đến nghiệp vụ tín dụng nói chung và nghiệp vụ thẩm định

nói riêng. Phát triển đội ngũ bán hành thiện chiến, mạnh về số lượng phải đi liền với mạnh về chất lượng, về mức độ am hiểu quy trình, quy định, cải thiện thái độ tác nghiệp nội bộ.

Cần xây dựng, tổng hợp và ban hành chính thống các thông tin li n quan đến các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh như về tỷ suất lợi nhuận ngành, vòng quay vốn lưu động bình quân, giúp cho nguồn thông tin tham khảo được

chính xác và chân thực nhất.

Không ngừng đầu tư, cải tiến về cơ sở kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp bổ trợ tốt hơn cho toàn bộ các khâu thuộc quy trình tín dụng, tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thẩm định tín dụng KHCN ; ứng dụng các công nghệ nổi bật của cách mạng 4.0 như: Điện toán đám mây (cloud computing), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence), chuỗi khối (Block chain), robot tự động.... vào các hoạt động nghiệp vụ để tạo ra những thay đổi cơ bản trong cách thức quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ ngân hàng, để tìm ra các giải pháp hữu ích, tận dụng sự phát triển của Khoa học công nghệ vào công tác thẩm định, vừa giúp tăng năng suất, tăng chất lượng thẩm định, vừa giúp giảm thời gian xử lý hồ sơ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh so với các Ngân hàng bạn.

Phát triển nguồn nhân lực: Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về chế độ đãi ngộ, đào tạo, tuyển dụng phù hợp để thu hút nhân tài làm việc tại MB.

Tập trung nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm cho vay KHCN, xây dựng những sản phẩm tiêu chuẩn (sản phẩm đục lỗ), để áp dụng đối với đối tượng khách hàng cá nhân có uy tín cao, năng lực tài chính tốt, phương án vay vốn ít rủi ro. Các sản phẩm tín dụng ban hành cần phải phù hợp với thực tế, mang tính cạnh tranh cao và mang tính ổn định, lâu dài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua Chương 3 của Bài luận văn, tác giả đã đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn những vấn đề vướng mắc còn tồn tại ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thẩm định KHCN như: Những biện pháp nâng cao công tác thu thập, phân tích thông tin phục vụ công tác thẩm định; cải tiến quy trình tín dụng, tình hình kinh tế xã hội, chất lượng nhân sự, sự tuân thủ các quy định liên quan.. .Một số giải pháp này đã được MB nghiên cứu và dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới. Mặc dù tính hữu hiệu còn cần phải đánh giá thêm, nhưng theo tác giả đây là một trong những giải pháp thiết thực và có tính khả thi và thời sự cao trong bối cảnh các Ngân hàng đang tập trung nghiên cứu áp dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ, cách mạng công nghệ 4.0 vào hoạt động của các Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Luận văn đã hoàn thành nghiên cứu và có một đóng góp cho công tác hoàn thiện hoạt động thẩm định KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội như sau:

Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn về NHTM, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại các NHTM nói riêng.

Thứ hai, Luận văn đã nghiên cứu được thực trạng của hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Quân đội, rút ra được những vấn đề còn tồn tại, cần phải xử lý và nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Thứ ba, từ thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Quân

đội, Luận văn đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện hơn hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng Quân đội. Các giải pháp này đều

có tính thực tiễn cao, có tính khả thi và có thể được áp dụng thành công tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Tuy nhiên do một số hạn chế về kiến thức và giới hạn về mặt thời gian dẫn đến vẫn còn tồn tại những vấn đề, nội dung chưa được nghiên cứu tới hoặc chưa được nghiên cứu cụ thể như: nâng cao hoạt động tín dụng tại NHTM; nội dung nghiên cứu lần này chỉ tập trung vào khâu thẩm định KHCN, chưa đánh giá đủ được tổng thể tất cả các khâu của hoạt động tín dụng nói chung tại MB. Tác giả định hướng nghiên cứu trong tương lai nhằm giải quyết các hạn chế trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Phương Đông.

2. Nguyễn Thị Mỹ Tiên (2012), Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tin dụng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phạm Thị Ngân Hà (2017), Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Quân đội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

4. Trần Văn Huy (2 018), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh quận Ngũ hành sơn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nằng.

5. Nguyễn Xuân Tưởng (2019). Thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ba Đình, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học kinh tế Quốc dân.

6. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2017), Báo cáo thường niên năm 2018 của ngân hàng TMCP Quân Đội.

7. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2 18), Báo cáo thường ni n năm 2 19 của ngân hàng TMCP Quân Đội.

8. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2019), Báo cáo thường ni n năm 2 20 của ngân hàng TMCP Quân Đội.

9. Ngân hàng TMCP Quân đội (2019), Hướng dẫn thẩm định tín dụng KHCN

10. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2020) - Quy trình tín dụng KHCN

11. PGS.TS Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Nxb Dân Trí. 12. Ths.Lê Trung Hiếu (2014), Tài liệu giảng dạy môn Tín dụng ngân hàng, Đại học Trà Vinh

13. Peter S.Rose (2004), Quản trị NHTM, Nxb tài chính, Hà Nội. 14. Các websitse:

- http://www.mbbank.com.vn;

- http://www.sbv.gov.vn;

- https://thoibaonganhang.vn/

Một phần của tài liệu 1360 thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w