- Từ phía Khách hàng:
Đối với một khách hàng cố tình lừa đảo hoặc che dấu mặt xấu, công tác thẩm định sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn đối với những Khách hàng tốt có nhu cầu sử dụng vốn thực sự. Ngoài ra, sự trung thực và khả năng cởi mở trong việc cung cấp thông tin chân thực của Khách hàng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin cung cấp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định tín dụng.
- Từ phía môi trường pháp lý:
Những cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước giúp định hướng cho các hoạt động của những chủ thể trong nền kinh tế. Nếu như cơ chế chính sách của nhà nước ban hành phù hợp và hài hòa, sẽ góp phần rất lớn giúp các chủ thể hoạt động hiệu quả và tăng trưởng, giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Hoạt động thẩm định tín dụng của các ngân hàng đều chịu tác động của các văn bản luật hiện hành từ Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các bộ ban ngành.. .Những quy định của pháp luật có liên quan giúp định hướng cho hoạt động thẩm định đi đúng hướng, đúng chính sách từng thời kỳ, hạn chế các sai phạm của mỗi phương án vay vốn, góp phần tích cực đến hiệu quả của hoạt động tín dụng. Vì vậy muốn chất lượng của hoạt động thẩm định tại các Ngân hàng đạt hiệu quả cao thì cần có một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng, không chồng chéo, giúp các cán bộ thẩm định thuận tiện hơn trong tác nghiệp.
- Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố có tác động lớn trực tiếp tới hoạt động thẩm định của mỗi ngân hàng. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp tăng
cường các nhu cầu tiêu dùng của Khách hàng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Khách hàng, giúp cho các phương án vay vốn tiêu dùng, các phương án vay sản xuất kinh doanh tăng tính khả thi và có hiệu quả cao hơn, công tác thẩm định sẽ thuận lợi hơn trong việc phân loại những Khách hàng, phương án vay vốn có hiệu quả cao hơn, và giúp thuận tiện trong việc đánh giá sự ổn định của mỗi nguồn thu nhập của khách hàng. Ngược lại nếu môi trường kinh tế gặp khó khăn, sẽ làm cho chất lượng các khoản vay cũng suy giảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng hơn, làm cho công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn hơn, và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng.
- Môi trường chính trị và chính sách của nhà nước:
Môi trường chính chị và những chính sách của nhà nước từng thời kỳ cũng có những tác động không nhỏ tới hoạt động thẩm định tín dụng của các Ngân hàng. Hiện nay, môi trường chính trị nước ta ổn định, góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay đối với KHCN cũng diễn ra thông suốt hơn, phát triển vững chắc và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đối với các Ngân hàng thương mại, tín dụng luôn là một trong những hoạt động xương sống, mũi nhọn của mỗi ngân hàng. Trong đó, hoạt động thẩm định tín dụng luôn là một trong những bước quan trọng nhất và và quyết định đối với chất lượng tín dụng của cả hệ thống Ngân hàng. Nó giúp cho các ngân hàng phân đánh giá được hiện trạng thực tế, dự báo các khả năng có thể xảy ra, từ đó đưa ra các quyết định, các biện pháp phù hợp giúp định hướng cho mỗi phương án vay vốn, giảm thiểu các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cả gốc, lãi của Ngân hàng. Tại chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ một số nội dung sau:
- Ve tín dụng KHCN: Khái niệm và quy trình tín dụng chung tại các Ngân hàng. - Về hoạt động thẩm định tín dụng KHCN:
+ Khái niệm và mục tiêu.
+ Các yếu tố nội hàm của thẩm định tín dụng KHCN: Quy trình, thông tin, phương pháp, nội dung.
+ Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng KHCN
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tín dụng KHCN.
Những cơ sở lý luận về hoạt động thẩm định tín dụng KHCN trong Chương 1 này sẽ là cơ sở lý thuyết để tác giả nghiên cứu về thực trạng của công tác thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác thẩm định tín dụng KHCN tại các Chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI