2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Ngân hàng TMCP Quân đội (viết tắt là MB) thành lập theo Quyết định số 00374/GP-UB do UBND TP Hà Nội cấp ngày 30/12/1993, hoạt động theo Giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 14/9/1994. Trụ sở chính hiện tại của MB tại địa chỉ: Số 18 L ê Văn Lương, Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ngày 4/11/1994, MB được thành lập với số vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội. Ngân hàng TMCP Quân đội có tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là MB. Vốn điều lệ hiện tại là khoảng 27.988 tỷ đồng. Với ý tưởng ban đầu là xây dựng một TCTD phục vụ các hoạt động của những doanh nghiệp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính: “Hoạt động trung gian tiền tệ khác: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng; mở tài khoản thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước; tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia ; tham gia đấu thầu, mua bán tín phiếu Kho bạc...; mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, dịch vụ môi giới tiền tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu..., vay vốn của Ngân hàng Nhà nước; vay, cho vay, gửi, nhận gửi vốn của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,...; góp vốn, mua cổ phần; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất ; lưu ký chứng khoán ; ví điện tử; cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa; mua nợ; các hoạt động khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; Hoạt động dịch vụ tài chính (dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính,...; tư vấn tài chính doanh nghiệp; ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản; kinh
doanh giấy tờ có giá ; đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ; các hoạt động khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; Kinh doanh, mua bán vàng miếng; Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm” (Báo cáo thường niên Ngân hàng quân đội, 2020)
Mười năm đầu (1994-2004) là giai đoạn mang tính mở lối định hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu. Kiên định với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi. Năm 2004, tròn 10 năm thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ đồng và khai trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội .
Tiếp đà phát triển đó, giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009, MB thực hiện triển khai một loạt những giải pháp nhằm đổi mới tổng thể hoạt động của Ngân hàng: tập trung phát triển hệ thống mạng lưới, mở rộng quy mô, đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nâng tầm hệ thống nhân sự, tập trung hướng đến khách hàng thông qua việc thực hiện phân tách chức năng, nhiệm vụ quản lý với kinh doanh giữa Cơ quan Hội sở với các Chi nhánh, Phòng giao dịch. Giai đoạn này tạo những cơ sở vững chắc nhằm giúp MB tăng cường triển khai những sáng kiến đổi mới chiến lược, đồng thời góp phần đưa MB “trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam” hiện nay. Đến năm 2009, MB vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba, đánh dấu 15 năm phát triển rực rỡ.
Năm 2 010 , MB cũng bắt đầu xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015 . Đồng thời vào năm này, MB ghi dấu sự phát triển ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia bằng việc thành lập chi nhánh đầu tiên tại Lào, chính thức khai trương vào ngày 30/12/2010, với kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng TMCP không do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành ngân hàng thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ dẫn tới nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận, hoặc thậm chí phải sát nhập với các ngân hàng khác; tuy nhiên MB vẫn kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn của
mình và đã dần vươn l ên dẫn đầu về những chỉ tiêu tài chính quan trọng, và hoàn thành mục tiêu nằm trong TOP 3 trước 2 năm (vào năm 2 013). Năm 2 014, MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất ; năm 2 015 , tiếp tục nhà nước được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động .
Giai đoạn năm 2 017 đến năm 2020 là bốn năm khởi đầu quan trọng của giai đoạn chiến lược mới 2017-2021, trong đó MB xác định mục tiêu tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất”, định hướng đến năm 2021 sẽ đạt Top 5 Ngân hàng hàng đầu về hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trong các năm này, MB đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, bứt phá trong hoạt động kinh doanh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra ; đặc biệt chú trọng triển khai đồng bộ và quyết liệt các dự án chiến lược về chuyển đổi số. Năm 2020, MB khai trương và đưa vào vận hành trụ sở mới, hiện đại tại số 18 L ê Văn Lương, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội ; đồng thời được Thủ tướng Chính Phủ tặng cờ thi đua dẫn đầu thi đua ngành Ngân hàng. MB hiện là một trong 13 đơn vị có mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng vị trí thứ 5 trong hệ thống các Ngân hàng Việt Nam.
- Tính tới thời điểm tháng 12/2020, hệ thống mạng lưới của Ngân hàng TMCP Quân đội bao gồm: 01 Trụ sở chính và 300 điểm giao dịch đã được NHNN Việt Nam cấp phép hoạt động, bao gồm: 296 diểm giao dịch trong nước (Chi nhánh/phòng giao dịch), 3 điểm giao dịch ngân hàng tại nước ngoài (Campuchia, Lào) và 01 văn phòng đại diện đặt tại nước Nga.
Trải qua thời gian hình thành và phát triển đến nay, MB đã từng bước khẳng định vị thế và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, và luôn nằm trong nhóm ngân hàng dẫn đầu của thị trường tài chính Việt Nam về hiệu quả hoạt động. Trong những năm qua, MB đã xây dựng được những nền tảng lớn mạnh tiếp tục tạo đà phát triển mạnh mẽ và bền vững cho Ngân hàng trong những giai đoạn tới đây.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của n gâ n h à n g th ươn g mại cổ phầ n Q U â n đội MB Group hiện đang hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính, trong đó
Ngân hàng TMCP Quân đội là Công ty mẹ và các công ty thành viên thuộc các lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, quản lý quỹ: MBAMC, MBS, MIC, Mcredit, ... Các công ty con và Các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Quân đội đảm nhiệm nhiệm vụ chính là kinh doanh; Hội sở là nơi tập trung các Phòng ban quản lý và các Bộ phận hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Trong đó, các đơn vị quản lý như: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban lãnh đạo ngân hàng, những đơn vị phụ trợ cho Hội
đồng quản trị và Ban điều hành, Ban kiểm soát, các Bộ phận phụ trách quản lý, xây dựng chính sách như Khối Quản trị rủi ro, Khối kiểm tra kiểm soát nội bộ, Khối tổ chức nhân sự, Khối tài chính kế toán, Khối Mạng lưới và phân phối; Khối Hành chính; Các khối kinh doanh như Khối khách hàng lớn (CIB), Khối khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SME), Khối khách hàng cá nhân (KHCN), Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ (TRE), Các bộ phận hỗ trợ kinh doanh khác như: Khối Thẩm định, Khối vận hành, Trung tâm phê duyệt tín dụng tại Hội sở...
Từ năm 2 018 đến nay, MB đã thực hiện phân tách Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng thành hai cơ quan độc lập là: “Khối Thẩm định” và “Trung tâm phê duyệt tín dụng”, nhằm tách biệt riêng hai chức năng thẩm định và chức năng phê duyệt tín dụng, giúp đảm bảo tính khách quan, độc lập khi ra quyết định tín dụng.
Hì n h 2.1: Cơ cấu tổ chức của N gâ n h à n g TMCP Q U â n đội
Stt Giá trị So với 2018
Giá trị So với 2019
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của n gân h àn g th ươn g mại cổ phần Q U â n đội (gi a i đoạn 2017 - 2020)
Trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam trở thành điểm sáng khi từng bước phục hồi hoạt động trong điều kiện bình thường mới, hoàn thành mục tiêu akép tăng trưởng kinh tế và kiểm soát dịch bệnh. GDP năm 2020 tăng 2,91%, mức tăng thấp nhất giai đoạn 2011 - 2020, nhưng thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, CPI ~ 3,23%. Vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.164,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm trước và bằng 34,4% GDP. Tổng phương tiện thanh toán tăng 12,5 6% so với cuối năm (2 019
~ 12,1%), huy động vốn tăng 12,87% (2 019 ~ 12,48%), tăng trưởng tín dụng đạt 10 ,14% (2 019 ~ 12,14%). Trong năm 2020 Ngân hàng Nhà nước 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành, tỷ giá duy trì ổn định.
Trong bối cảnh nền kinh tế chịu tổn thương do đại dịch Covid-19, MB đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt hỗ trợ các doanh nghiệp, thích ứng với trọng tâm chuyển đổi số hóa, tiết giảm chi phí, đảm bảo tăng trưởng kinh doanh an toàn, ổn định. MB đã dành 10 % doanh thu với khoảng 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp do ảnh hưởng Covid-19 thông qua việc giảm lãi suất, phí... và đảm bảo hoàn thành vượt mức nhiều chỉ ti êu do Đại hội cổ đông giao: Tổng tài sản tăng 20,3% so với 2 019, vượt 11% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.688 tỷ đồng, tăng 6,5 % so với 2 019, vượt 18,9% kế hoạch năm, Lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng đạt 9.698 tỷ đồng, tăng 4,4% so với 2019. Các chỉ tiêu hiệu quả như ROE đạt ~ 19,13, thuộc nhóm ngân hàng có hiệu quả cao trong hệ thống. Chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu tập đoàn 1, 9%, nợ xấu ngân hàng ~ 0,92%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu Quỹ DP tín dụng/ Nợ xấu (riêng ngân hàng) đạt ~ 158,9%, cao nhất nhì thị trường.
Tuân thủ cao các giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như LDR 72,27%, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn 31,6% (quy định của Ngân hàng Nhà nước ≤ 40%), CAR 10.42% (quy định Ngân hàng Nhà nước ≥8%). MB duy trì Top đầu về chỉ tiêu hiệu quả ROE, ROA, đứng thứ 5 về quy mô tài sản và quy mô tín dụng, đứng thứ 5 về lợi nhuận trước thuế trong hệ thống các ngân hàng thương mại (tăng 1 bậc so với 2019), hệ số tín nhiệm B+ theo xếp hạng quốc tế của Fitch.
Các chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm gần đây của MB chi tiết như sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ t í êu tà í ch ín h cơ bản của MB gi a í đoạn 2018 - 2020
3 Huy động vốn ân
cư, TCKT 239.964 292.318 121,82%
355.75
1 121,7%
4 Dư nợ cho vay KH 214.686 265.023 123,45% 325.71
3 122,9% 5 Tỷ lệ nợ xấu 1,33% 1,16% 1,09% 6 LNTT 7.030 10.036 142,76% 10.688 106,5% 7 ROA 1,83% 2,09% 1,90% 8 ROE 19,41% 21,79% 19,13 %
do Đại hội đồng cổ đông giao: Tổng tài sản đạt 494.982 tỷ đồng, tăng 23,3% so với 2020.
Hoạt động kinh doanh sáng tạo đổi mới trong triển khai các mô hình kinh doanh, cấu trúc tài sản nợ - có phù hợp, duy trì mức độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động tập đoàn 11% so với 2 019 trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Tín dụng đạt 325.713 tỷ đồng, tăng ~ 23% so với 2019. Chuyển dịch mạnh bán lẻ, tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 29,2%, tỷ trọng chiếm 43,9% (2019 ~40,5%).
MB là ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số, phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên 3 nền tảng số phù hợp với nhu cầu giao dịch thuận tiện tăng
việc thực hiện
trưởng đột phá về khách hàng. Năm 2020, MB đã thu hút mới gần 2 triệu người dùng tăng thêm và 9 0 triệu giao dịch điện tử gấp 3 lần so với 2 019, đạt gần 85% giao dịch trên kênh số. Hoàn thành phát triển nâng cấp 41 tính năng cho APP MBBank và 32 tính năng cho BIZ MBBank, đặc biệt triển khai thành công eKYC định danh khách hàng bằng video qua gương mặt và giọng nói trên APP MBBank. Áp dụng nhiều giải pháp tiết giảm chi phí huy động vốn đầu vào để, thông qua phát triển các tính năng dịch vụ tài khoản trên APP MBBank tạo tăng trưởng huy động vốn không kỳ hạn tốt. Tổng huy động vốn không kỳ hạn thời điểm đạt 127.313 tỷ đồng, tăng 22% so với 2019, chiếm trên 41% tổng tiền gửi của khách hàng. MB tiếp tục triển khai dự án chuyển đổi mô hình kinh doanh tại sàn, chú trọng trải nghiệm khách hàng tại sàn, tăng chất lượng dịch vụ, hoàn thành xây dựng SmartBank theo tư vấn Prophet và đưa vào sử dụng 6 SmartBank, đầu tư thêm 10 0 máy nộp rút tiền (CRM), 50 máy ATM, nâng tổng số thiết bị lên 950 máy, tạo thêm nhiều kênh phục vụ cho khách hàng. Ngoài ra, MB triển khai mạnh các chương trình thúc đẩy kinh doanh Phía Nam và đầu tư cho hoạt động Marketing, đặc biệt Marketing Số.
MB tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước, quản lý chặt chẽ các giới hạn an toàn theo quy định, đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả. Tỷ lệ NPL của MB đến cuối 2020 0,92% (thấp hơn mức NPL 2019 là 0,98%) và Tỷ lệ NPL toàn tập đoàn năm 2020 là 1,0 9% (thấp hơn mức kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông giao là 1,9% và NPL tập đoàn 2 019 là 1,2%). MB thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ, Tỷ lệ bao phủ nợ xấu Quỹ DP tín dụng/nợ xấu đạt ~ 158,9% (thuộc nhóm cao của thị trường), Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn 31,6% (quy định của Ngân hàng Nhà nước ≤4 0 %), CAR đạt 10,42% (quy định Ngân hàng Nhà nước ≥8%), giúp phòng ngừa và sẵn sàng nguồn tài chính để bù đắp các rủi ro phát sinh của khách hàng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.2.1. về quy trình thẩm định hiện tại tại MB
“Quy trình thẩm định tín dụng KHCN là một quy trình con trong quy trình cấp tín dụng KHCN. Quy trình thẩm định tín dụng KHCN được thiết lập nhằm thống nhất trình tự và cách thức thẩm định các phương án MB cấp tín dụng đối với KHCN. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân tham gia trong quá trình thẩm định tín dụng KHCN, đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, tuân thủ các quy định hiện hành về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và MB” (MB, 2018, Quy trình tín dụng). Quy trình thẩm định tại MB bao gồm các bước chi tiết như sau:
1 Nhận và
check hồ sơ CVTĐ
hồ sơ được MB áp dụng (hiện tại là hệ thống phân giao ngẫu nhiên BPM/PM) ; sau đó thực hiện kiểm tra đối chiếu hồ sơ theo checklist từng sản phẩm. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện tiếp nhận theo Checklist, CVTĐ trả hồ sơ về cho đơn vị đề xuất bổ sung các hồ sơ còn thiếu .
đầy đủ, tính pháp lý, tính hợp lý của hồ sơ o Đơn vị kinh doanh cung cấp theo quy định. - Bảo mật thông tin của khách hàng. 2 Xác định Khách hàng thuộc đối tượng xác minh thông tin CVTĐ
Đối chiếu giữa các thông tin của Khách hàng và phương án từ hồ sơ vay vốn và BCĐX của ĐVKD với phạm vi áp dụng các kênh xác minh thông