KINH NGHIỆM THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU Tư TRONG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu 1358 thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại NHTM CP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42)

CHO VAY CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1.3.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao khoảng 70% trong tổng dư nợ. Mặt khác, khách hàng của ngân hàng này thường là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên số lượng dự án xin vay rất nhiều, tổng vốn đầu tư thường lớn.

Vì vậy, để công tác thẩm định dự án có hiệu quả thì đòi hỏi chất luợng công tác thẩm định dự án phải cao.

BIDV đã ban hành quy trình thẩm định DAĐT từ tháng 9/2001. Đến ngày 14/7/2009 Tổng Giám đốc BIDV đã tiếp tục ban hành Quyết định số 3999QĐ/QLTD1 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Đây là một lợi thế của BIDV so với các ngân hàng khác. Qui trình đuợc tiến hành theo một trình tự logic khoa học có tính hệ thống, đề cập đầy đủ các nội dung của công tác thẩm định, các chỉ tiêu đuợc đua ra thẩm định khá đầy đủ và chi tiết đảm bảo cho việc thẩm định chính xác. Theo quy định hiện hành của BIDV, việc thẩm định dự án đuợc thực hiện ở 2 cấp: tại Hội sở chính và chi nhánh.

Hội sở chính thực hiện quản lý tín dụng theo địa bàn, tỉnh thành phố, Tổng công ty lớn. Tại hội sở chính có Ban tín dụng dịch vụ, Ban thẩm định, Ban nguồn vốn kinh doanh cùng tham gia công tác thẩm định DAĐT.

Tại chi nhánh, giám đốc có quyền quyết định cho vay trong phạm vi mức uỷ quyền phán quyết của Tổng giám đốc. Đối với các dự án vay vốn vuợt hạn mức uỷ quyền, chi nhánh phải gửi hồ sơ thẩm định trình lên Hội sở chính.

Nhìn chung quy trình thẩm định dự án đuợc thống nhất và tiến hành theo các buớc tuơng tự nhu các NHTM khác. Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng đầu tu có một số uu điểm sau:

- Tại Hội sở chính đã có Ban thẩm định tách riêng khỏi Ban tín dụng. Khi thẩm định một DAĐT sẽ có 3 Ban cùng tiến hành thẩm định một cách độc lập, đó là Ban tín dụng, Ban thẩm định và Ban nguồn vốn.

- Từ Hội sở chính đến các chi nhánh của BIDV đều thực hiện rất nghiêm ngặt qui trình thẩm định, ban hành và cụ thể hoá các chính sách thu hút nhân tài, nhất là chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi, những nguời có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên môn... Đây là cơ sở quan trọng để tạo ra chất luợng trong công tác thẩm định DAĐT.

1.3.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

hệ thống 5 NHTM Nhà nước của Việt Nam đã thực hiện thành công việc cổ phần

hoá vào năm 2007. Một trong những mục tiêu hàng đầu của VCB là nâng cao chất

lượng thẩm định trong hoạt động tín dụng trong đó có thẩm định dự án đầu tư. Tháng 5/2007, VCB đã ban hành Sổ tay tín dụng để hướng dẫn qui trình thủ tục cho vay nói chung, cho vay dự án nói riêng áp dụng cho các đơn vị trong toàn hệ thống. Đặc biệt, trong cuốn Sổ tay tín dụng đã có riêng một phần hướng dẫn cụ thể qui trình thẩm định các DAĐT, trong đó bao gồm: Quy trình thẩm định xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay; Qui trình điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ; Quy trình thu nợ.

Song song với chuẩn hoá qui trình nghiệp vụ, VCB quán triệt nâng cao hơn nữa vai trò quản trị điều hành của các cấp lãnh đạo, xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng CBTĐ khi tham gia thẩm định dự án.

Để đảm bảo tính khách quan trong thẩm định, VCB áp dụng cơ chế phân tách trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, bộ phận thẩm định có quyền độc lập đưa ra ý kiến đánh giá của mình trong báo cáo thẩm định. Khi tiến hành thẩm định ngoài yếu tố pháp lý, cần phải làm rõ các khía cạnh: Tính khả thi của dự án, tính hiệu quả và khả năng trả nợ của DAĐT.

1.3.3 Những bài học kinh nghiệm

Từ thực tế nghiên cứu công tác thẩm định DAĐT của hai NHTM hàng đầu của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Về quy trình và công tác tổ chức thẩm định: Từ Hội sở chính đến các chi nhánh phải tuân thủ chặt chẽ qui trình thẩm định DAĐT. Từng cấp thẩm định phải có trách nhiệm hoàn thành triệt để nội dung công việc được giao.

- Về phương pháp thẩm định: Phương pháp thẩm định cần được thực hiện một cách khoa học, theo trình tự thẩm định tổng quát trước, thẩm định chi tiết sau. Để tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định, cần sử dụng các phương pháp thẩm định tiên tiến, hiện đại.

lại, nếu nội dung thẩm định không đầy đủ, các nhận xét đua ra không có căn cứ khoa học thì chất luợng và hiệu quả thẩm định dự án không đảm bảo. Khi đó, kết quả thẩm định sẽ thiếu căn cứ dẫn đến những quyết định đầu tu sai lầm.

- về con nguời: Xây dựng đội ngũ CBTĐ có kiến thức, trình độ đuợc coi là yếu tố quyết định chất luợng thẩm định. Đồng thời phải có qui định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách.

- Đề cao vai trò của Hội sở chính trong việc xây dựng qui trình, ban hành các văn bản huớng dẫn nghiệp vụ, thuờng xuyên có sự phân tích, đánh giá để chọn ra các đối tuợng khách hàng, ngành hàng chiến luợc và định huớng đầu tu vốn cho phù hợp theo từng thời kỳ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuơng 1 của luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thẩm định DAĐT tại NHTM, bao gồm: Các vấn đề về dự án đầu tu và thẩm định dự án đầu tu; Hoạt động cho vay theo dự án đầu tu của NHTM; Chất luợng thẩm định DAĐT, các nhân tố ảnh huởng đến chất luợng thẩm định DAĐT và sự cần thiết phải nâng cao chất luợng thẩm định DAĐT tại NHTM; Kinh nghiệm thẩm định DAĐT của hai NHTM hàng đầu của Việt Nam là ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam và ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam. Đây là cơ sở và tiền đề quan trọng để tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng chất luợng thẩm định DAĐT trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN

NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Khái lược về Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằngsông Cửu Long chi nhánh Hà Nội sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cư, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân. Đến năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 160/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu MHB nhằm xây dựng MHB thành một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả. MHB cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, MHB đã nhận được sự tín nhiệm rất lớn từ khách hàng.

Ngày 20/7/2011, Ngân hàng MHB đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần được đấu giá với 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia. Ngân hàng MHB được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn và được cấp phép đạt mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong năm 2012. Năm 2012, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam.

2014

nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 17 năm hoạt động, tính

đến năm 2014, tổng tài sản của MHB đạt gần 50.000 tỷ đồng (tương đương 2,3

tỷ USD), tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập.

Tính đến cuối năm 2013, MHB là một trong tám ngân hàng có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam với 230 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc hoạt động ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (MHB Hà Nội) được thành lập ngày 04/07/2003, trụ sở tại số 41A Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội theo Quyết định số 46/2003/QĐ -NHN- HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB ngày 04/07/2003 về việc thành lập Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 16/10/2003. Đây là chi nhánh đầu tiên được thành lập ở khu vực phía Bắc. Đến tháng 8/2008, chi nhánh chuyển sang trụ sở mới tại số 56 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hơn, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

MHB Hà Nội là ngân hàng hoạt động đa năng, chuyên sâu về lĩnh vực cho vay và phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng. Đối tượng cho vay đa dạng bao gồm cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, cá nhân hộ gia đình. Tuy nhiên, hiện nay MHB Hà Nội đang tập trung phát triển cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu.

Tính đến ngày 31/12/2013 MHB Hà Nội có tổng số 243 cán bộ, nhân viên; 07 phòng nghiệp vụ và 18 phòng giao dịch trực thuộc. Trong đó, các phòng giao dịch cung cấp đa dạng các dịch vụ như một ngân hàng thu nhỏ với các nghiệp vụ chủ yếu: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, phát hành thẻ.

Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, MHB sẽ xây dựng và cơ cấu lại mô hình tổ chức và phương thức quản trị theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng nguồn nhân lực,

đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tạo điều kiện cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ tiện ích trong môi trường hội nhập quốc tế và cạnh tranh.

Cũng như hầu hết các NHTM khác, hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của MHB Hà Nội gồm:

- Huy động vốn dưới các hình thức: tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi của các tổ chức

kinh tế, xã hội; phát hành giấy tờ có giá, vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.

- Tín dụng và đầu tư: cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp,

hộ gia đình, cho vay đầu tư dự án.

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế,

chuyển tiền biên mậu, phát hành thẻ ATM.

MHB Hà Nội gồm các phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý hoạt động của trụ sở cũng như các PGD trực thuộc, đưa ra các quyết định quan trọng đối với các hợp đồng và các vấn đề vượt ra khỏi thẩm quyền, chức năng của PGD, đề ra các định hướng phát triển cho toàn hệ thống trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.1.1.2 Kết quả hoạt động

a. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-Tháng 6/2014

9 5

Huy động thị trường 2 8Ĩ

Õ"

Tổng nguồn vốn huy động 2.86

6-2014 Du nợ ngắn hạn 76 9 772 1.06 2 1123 %/Tổng dư nợ 56 % 53% 68% 74% Du nợ trung dài hạn 60 4 684 500 395 %/Tổng dư nợ 44 % 47% 32% 26% Tổng dư nợ 1.37 3 1.456 2 1.56 1.518

(Nguồn: Phòng nguồn vốn MHB Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của MHB Hà Nội có xu hướng giảm. Sự sụt giảm về vốn này xảy ra chủ yếu ở thị trường 2. Trước năm 2012, MHB Hà Nội là một trong hai chi nhánh cấp 1 được Tổng

39

giám đốc MHB ủy quyền huy động vốn trên thị truờng 2 duới sự giám sát của Ban Quản lý Nguồn vốn Hội sở. Ke từ năm 2012, tuân thủ quy định của Ngân hàng nhà nuớc, chi nhánh MHB Hà Nội đã không thực hiện huy động vốn trên thị truờng này.

Nguồn huy động thị truờng một không ổn định, trong năm 2012 tổng nguồn vốn huy động tại thị truờng một tăng 650 tỷ đồng so với năm 2011, tuy nhiên sang năm 2013 và 2014 thì tổng số vốn huy động tại thị truờng một đang có xu huớng giảm xuống. Nguyên nhân dẫn đến kết quả huy động vốn trên thị truờng một của MHB Hà Nội không đuợc nhu mong đợi là do:

Nguyên nhân khách quan: Giai đoạn năm 2011- tháng 6/2014 là giai đoạn khó khăn nền kinh tế nuớc ta cũng nhu của thị truờng tài chính cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của những tổ chức tín dụng trong và ngoài nuớc.

Nguyên nhân chủ quan: Đó là do thuơng hiệu MHB đối với khu vực Hà Nội còn chua mạnh, dân chúng và các tổ chức kinh tế xã hội chua đuợc biết đến nhiều.

b. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2 Dư nợ phân theo kỳ hạn của giai đoạn 2011-tháng 6/2014

Năm 2011, đánh dấu bước chuyển đổi mạnh mẽ về chất và lượng trong hoạt động cho vay của MHB Hà Nội. Tổng dự nợ cho vay vào thời điểm cuối năm 2011 của MHB Hà Nội là 1.373 tỷ đồng, tăng 545 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng tốc độ tăng trưởng là 65,8%). Tiếp đà tăng trưởng của năm 2011, năm 2012 và 2013 dư nợ cho vay của chi nhánh Hà Nội tiếp tục tăng trưởng với mức tăng tương ứng là 33,1% và 10,2%. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm 2014, dư nợ cho vay của MHB Hà Nội giảm 5,4% xuống mức 1.904 tỷ đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổng dư nợ của chi nhánh bị giảm sụt trong năm 2014, nhưng chủ yếu là nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của những khách hàng hiện tại, cũng như ảnh hưởng tới hoạt động tìm kiếm khách hàng mới của MHB Hà Nội. Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân cũng đến từ chính sách sàng lọc khách hàng hiện tại của MHB Hà Nội.

Trong năm 2011 và 2012, dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm trên 40% tổng dư nợ thì sang năm 2013 và 2014 tỷ lệ này giảm xuống còn 32% và 26%. Sự giảm sút dư nợ trung và dài hạn trong hai năm gần đây của MHB Hà Nội là do các nguyên nhân sau: Thị trường bất động sản đóng băng nên MHB Hà Nội đã thận trọng hơn trong việc tài trợ cho vay đối với các dự án xây dựng mới; Các khoản vay trung và dài hạn tuy đem lại lợi nhuận cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn hiện nay. Vì vậy, MHB Hà Nội đã hướng hoạt

Một phần của tài liệu 1358 thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại NHTM CP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w